24.09.2013
Hầu hết những biến động chính
trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được xem là cách mạng - trên
thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan đến internet. Vai trò của
internet quan trọng đến độ nhiều người gọi cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập (Arab
Spring) từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 là cuộc “cách mạng internet” hoặc
“cách mạng facebook” hoặc “cách mạng truyền thông xã hội” (social media
revolution).
Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.
Vài tuần, thậm chí, vài ngày trước khi các chế độ độc tài quân phiệt sụp đổ ở Tunisia, Ai Cập và Yemen, hầu như không ai tin là sự sụp đổ ấy có thể xảy ra. Khi nhà độc tài Zine El Abidin Ben Ali bị truất phế ở Tunisia, Stephen M Walt, một giáo sư về quan hệ quốc tế nổi tiếng tại đại học Harvard, cho đó chỉ là một ngoại lệ và nó chỉ diễn ra ở Tunisia mà thôi. Khi mầm mống phản kháng từ Tunisia tràn sang Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn cho tình hình ở Ai Cập khác với Tunisia: Nó vẫn ổn định.
Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.
Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.
Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed Bouazizi được loan truyền chủ yếu trên facebook, sau đó, mới trên các đài truyền hình. Thời gian ấy, ở Tunisia khoảng một phần ba dân số đã sử dụng internet và khoảng một phần tư có facebook.
Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said) được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến 473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.
Những hình ảnh, tin tức và khẩu hiệu kiểu như vậy lan càng nhanh, lực lượng biểu tình càng dễ dàng lan rộng: Thoạt đầu vài trăm người, sau, vài ngàn người, vài chục ngàn người, rồi đến vài trăm ngàn người, và cuối cùng, cả triệu người. Lúc ấy, quân đội và cảnh sát của chính phủ độc tài, dù mù quáng hay tàn bạo đến mấy, cũng đành bó tay. Hậu quả: chế độ độc tài của Hosni Mubarak sụp đổ.
Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác, giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mahfouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu: “Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và giành lại quyền cho họ […] Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta phải hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”
Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (như Saudi Arabia, chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt tôn giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.
Gần đây, những gì xảy ra ở Tunisia, đặc biệt, ở Ai Cập và Syria, làm người ta thấy ngần ngại khi dùng chữ “Mùa Xuân Ả Rập” hoặc “Cách mạng Ả Rập”. Lý do là: người dân có vẻ như thành công trong việc đánh đổ độc tài nhưng dường như họ chưa thành công, thậm chí, chưa có hy vọng thành công trong việc dân chủ hóa. Thật ra, đánh giá một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy không phải dễ. Vào thập niên 1970, khi được hỏi là Cách mạng Pháp năm 1789 có thành công hay không, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có nói một câu nổi tiếng: Còn quá sớm để biết được điều đó.
Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!
Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:
Thứ nhất, nó truyền bá tin tức và hình ảnh một cách nhanh chóng: Hoặc nó thay thế truyền thông chính mạch hoặc nó bổ sung cho truyền thông chính mạch. Nó dễ dàng vượt qua các hàng rào kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Đặc biệt, nó không bị giới hạn trong không gian. Các hệ thống truyền thông cũ, từ truyền thanh đến truyền hình, đều có tính địa phương. Internet, qua các mạng xã hội, từ twitter đến facebook, blog, email… không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia: Nó liên thông giữa địa phương và thế giới. Bằng sự liên thông ấy, những ngọn lửa được nhóm lên ở Tunisia đã nhanh chóng bốc cháy ở Ai Cập và nhiều nước khác sau đó.
Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả hàng triệu người.
Thứ ba, với hai tác dụng kể trên, internet còn ngăn chận được bàn tay tàn bạo của các tên độc tài. Không có tên độc tài nào sợ máu. Chúng không hề sợ việc ra lệnh cho quân đội và cảnh sát xả súng vào đám đông. Trong quá khứ, chúng từng làm thế. Chúng giết cả hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn, hàng triệu (như trường hợp của Hitler và Pol Pot), và hơn nữa, hàng chục triệu người (như trường hợp của Stalin và Mao Trạch Đông). Điều duy nhất khiến các tên độc tài sợ là hình ảnh. Người chết, bất kể con số là bao nhiêu, cũng không đáng sợ. Đáng sợ là hình ảnh, dù của một người bị giết chết, được lan đi khắp nơi trên thế giới khiến cả thế giới phẫn nộ và lên án.
Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu như mọi người đều biết internet, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó, không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn. Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng. Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.
Sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn chỉ có thể dẫn đến cách mạng khi nó gắn liền với ý thức về nguyên nhân và đặc biệt, về quyền (rights): Người ta nhận thức tất cả những sự cùng quẫn và bế tắc của mình đều xuất phát từ họa độc tài và người ta cũng ý thức là họ có quyền thoát khỏi những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy để góp phần xây dựng một chế độ công bình và tốt đẹp hơn.
Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.
***
Chú thích:
Tất cả các con số và trích dẫn ở trên đều lấy từ cuốn Digital Revolutions: Activism in the Internet Age của Symon Hill do World Changing xuất bản tại Oxford năm 2013.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.
Vài tuần, thậm chí, vài ngày trước khi các chế độ độc tài quân phiệt sụp đổ ở Tunisia, Ai Cập và Yemen, hầu như không ai tin là sự sụp đổ ấy có thể xảy ra. Khi nhà độc tài Zine El Abidin Ben Ali bị truất phế ở Tunisia, Stephen M Walt, một giáo sư về quan hệ quốc tế nổi tiếng tại đại học Harvard, cho đó chỉ là một ngoại lệ và nó chỉ diễn ra ở Tunisia mà thôi. Khi mầm mống phản kháng từ Tunisia tràn sang Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn cho tình hình ở Ai Cập khác với Tunisia: Nó vẫn ổn định.
Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.
Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.
Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed Bouazizi được loan truyền chủ yếu trên facebook, sau đó, mới trên các đài truyền hình. Thời gian ấy, ở Tunisia khoảng một phần ba dân số đã sử dụng internet và khoảng một phần tư có facebook.
Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said) được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến 473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.
Những hình ảnh, tin tức và khẩu hiệu kiểu như vậy lan càng nhanh, lực lượng biểu tình càng dễ dàng lan rộng: Thoạt đầu vài trăm người, sau, vài ngàn người, vài chục ngàn người, rồi đến vài trăm ngàn người, và cuối cùng, cả triệu người. Lúc ấy, quân đội và cảnh sát của chính phủ độc tài, dù mù quáng hay tàn bạo đến mấy, cũng đành bó tay. Hậu quả: chế độ độc tài của Hosni Mubarak sụp đổ.
Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác, giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mahfouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu: “Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và giành lại quyền cho họ […] Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta phải hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”
Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (như Saudi Arabia, chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt tôn giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.
Gần đây, những gì xảy ra ở Tunisia, đặc biệt, ở Ai Cập và Syria, làm người ta thấy ngần ngại khi dùng chữ “Mùa Xuân Ả Rập” hoặc “Cách mạng Ả Rập”. Lý do là: người dân có vẻ như thành công trong việc đánh đổ độc tài nhưng dường như họ chưa thành công, thậm chí, chưa có hy vọng thành công trong việc dân chủ hóa. Thật ra, đánh giá một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy không phải dễ. Vào thập niên 1970, khi được hỏi là Cách mạng Pháp năm 1789 có thành công hay không, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có nói một câu nổi tiếng: Còn quá sớm để biết được điều đó.
Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!
Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:
Thứ nhất, nó truyền bá tin tức và hình ảnh một cách nhanh chóng: Hoặc nó thay thế truyền thông chính mạch hoặc nó bổ sung cho truyền thông chính mạch. Nó dễ dàng vượt qua các hàng rào kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Đặc biệt, nó không bị giới hạn trong không gian. Các hệ thống truyền thông cũ, từ truyền thanh đến truyền hình, đều có tính địa phương. Internet, qua các mạng xã hội, từ twitter đến facebook, blog, email… không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia: Nó liên thông giữa địa phương và thế giới. Bằng sự liên thông ấy, những ngọn lửa được nhóm lên ở Tunisia đã nhanh chóng bốc cháy ở Ai Cập và nhiều nước khác sau đó.
Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả hàng triệu người.
Thứ ba, với hai tác dụng kể trên, internet còn ngăn chận được bàn tay tàn bạo của các tên độc tài. Không có tên độc tài nào sợ máu. Chúng không hề sợ việc ra lệnh cho quân đội và cảnh sát xả súng vào đám đông. Trong quá khứ, chúng từng làm thế. Chúng giết cả hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn, hàng triệu (như trường hợp của Hitler và Pol Pot), và hơn nữa, hàng chục triệu người (như trường hợp của Stalin và Mao Trạch Đông). Điều duy nhất khiến các tên độc tài sợ là hình ảnh. Người chết, bất kể con số là bao nhiêu, cũng không đáng sợ. Đáng sợ là hình ảnh, dù của một người bị giết chết, được lan đi khắp nơi trên thế giới khiến cả thế giới phẫn nộ và lên án.
Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu như mọi người đều biết internet, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó, không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn. Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng. Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.
Sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn chỉ có thể dẫn đến cách mạng khi nó gắn liền với ý thức về nguyên nhân và đặc biệt, về quyền (rights): Người ta nhận thức tất cả những sự cùng quẫn và bế tắc của mình đều xuất phát từ họa độc tài và người ta cũng ý thức là họ có quyền thoát khỏi những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy để góp phần xây dựng một chế độ công bình và tốt đẹp hơn.
Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.
***
Chú thích:
Tất cả các con số và trích dẫn ở trên đều lấy từ cuốn Digital Revolutions: Activism in the Internet Age của Symon Hill do World Changing xuất bản tại Oxford năm 2013.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
----------------------
Truyền
thông và cách mạng 21-9-2013
Đúng như ông nói, tôi cũng thấy Internet là công cụ để tiến hành mùa xuân Arap. Sự thay đổi thể chế ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông là do internet mà ra. Nhưng tôi thấy đấy là mặt trái của internet chứ không phải là thứ để ca ngợi. Tình cảnh hiện tại của Trung Đông và Bắc Phi ra sao, có giớ phút nào ở Ai Cập dừng đổ máu, bạo loạn chưa? Tôi cũng biết rằng chính Internet là công cụ để Alqueda phát đi các tin tức lập kế hoạch, tổ chức khủng bố nước Mỹ vào ngày 11 tháng 9.
ReplyDeleteghê vậy, nếu nói như vậy thì có nghĩa là internet có thể quyết định tất cả sao, tôi thừa nhận là internet phát triển là một công cụ rất hữu hiệu để phục vụ cho cuộc sống của con người, và thực tế nó đã và đang phục vụ rất tốt cho con người trong công việc và học tập, nhưng theo tôi hiểu thì đây là những gì thuộc về mặt trái của internet rồi
ReplyDeletenhững sự việc mà tác giả nói tới, gọi là cách mạng, nhưng thực ra thì đó đâu phải là những cuộc cách mạng gì đâu, đó hoàn toàn là những cuộc lật đổ chính quyền do những phần tủ chống đối thực hiện, và bây giờ thì hậu quả xảy ra đối với nhân dân những nước đó là rất tồi tệ
ReplyDeletecó vẻ như có một số người vẫn cố tình tuyên truyền để cho mọi người thấy được, internet có thể được sử dụng để thực hiện hành vi lật đổ chính quyền, nhưng nên nhớ là những âm mưu đó đã sớm bị nhận ra, và nếu những người này vẫn cố tình có hành động sai trái thì họ sẽ phải trả giá đắt
ReplyDeletecảm ơn các bác đã nhắc nhở, có như vậy thì nhân dân việt nam mới nhận ra được là cần phải cẩn thân với internet như thế nào, đây chính là công cụ mà một số người xấu muốn sử dụng để chống phá đất nước ta, và mục đích của họ thậm chí còn muốn dùng nó để gây ra cuộc lật đổ chính quyền ở nước ta nữa cơ đấy
ReplyDeletechúng ta đều biết internet có tác dụng lớn như thế nào, có thể nói rằng, internet đã góp một phần rất quan trọng để xã hội loài người phát triển lên một tầm cao mới, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những mặt trái nhất định mà nó đem lại, quan trọng là ta có tìm cách để khắc phục được nó hay không mà thôi
ReplyDeletenếu theo cách hiểu của mọi người, thì cách mạng phải đem tới cái gì đó tốt đẹp, nhưng thử hỏi mọi người, những cuộc cách mạng sắc màu, rồi việc diễn ra ở ai cập có phải là việc đem lại điều gì đó tốt đẹp cho người dân ở những nước đó không, chắc chắn là mọi người sẽ trả lời là không rồi
ReplyDeletenhững cuộc cách mạng này thật nguy hiểm , đây là những cuộc đảo chính, những cuộc lật đổ chính quyền bất hợp pháp chứ cách mạng cái nỗi gi,hãy xem tình hình những nước xảy ra những cuộc "cách mạng" đó bây giờ như thế nào, thay đổi theo hướng tích cực hơn hay là xấu đi vậy
ReplyDeletetôi nghĩ mọi người cũng đã nhận ra được ý đồ của người viết bài viết này, tại sao họ lại liên tưởng tới những cuộc lật đổ chính quyền ở một số nước trên thế giới thời gian vừa qua vậy, phải chăng là họ đang muốn hướng nhân dân việt nam tới việc có hành động lật đổ chính quyền hay sao
ReplyDeletecần phải hiểu cho rõ , như thế nào mà cách mạng, những sự kiên mà bài viết nêu, gọi là cách mạng nhưng thực chất không phải là cách mạng, đó chỉ là những cuộc đảo chính, cuộc lật đổ chính quyền gây nên tình trạng bất ổn ở một số nước trên thế giới thời gian vừa qua mà thôi
ReplyDeletechúng ta cần cẩn thận với những cuộc cách mạng này, đây không phải là những cuộc cách mạng đúng nghĩa ,mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, mà thực ra nó là những sự kiện có tính chất ngược lại mà thôi, đây là điều mà không một người nào muốn nó xảy ra trên đất nước mình cả
ReplyDeletecó lẽ đảng và nhà nước việt nam cần phải nâng cao công tác tuyên truyền để cho người dân hiểu được như thế nào là đúng, như thê nào là sai, cái gì nên làm, cái gì không nên làm, chứ cứ để cho một số người gieo rắc những thông tin độc hai như thé này rất dễ khiến người dân bị ảnh hưởng tiêu cực
ReplyDelete