jeudi 19 septembre 2013
« Công trình » vẽ bản đồ của
các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu biển Đông có đăng trên trang Bô Xít và Dân
Luận. Các tác giả có viết : « bản đồ đầu tiên được công bố với toàn bộ các điểm
xác định đường biên giới, bao gồm cột mốc, cột mốc phụ, cột mốc kép, và đỉnh
cao biên giới. » Lý do công bố là vì « dư luận đang quan tâm về vấn đề biên
giới trên bộ ».
Mục tiêu công bố công trình như
vậy là rõ rệt : các tác giả muốn giải tỏa những xôn xao trong dư luận từ bấy
lâu nay về việc đảng CSVN bán đất nhượng biển cho TQ.
Kết quả cũng hiện ra trên các
bản đồ : VN không hề bị mất đất, ngược lại, VN được lợi to, vài trăm cây số
vuông chứ không ít.
Sự khả tín của các bản đồ càng
tăng lên, nếu ta đọc lời cám ơn của người phụ trách trang Bô Xít : « BVN xin
chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan
Văn Song thể hiện trong việc gửi gắm cho BVN công bố công trình công phu này,
và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ».
Công trình « vẽ bản đồ » này
được các học giả Bô Xít xem là « công trình công phu ». Các tác giả cũng nhấn
mạnh : « Trên bản đồ cũng có biên giới theo CIA World DataBank II. Đó là biên
giới do chính phủ Mỹ vẽ từ trước, và có thể có giá trị tham khảo ».
Nhưng « công trình công phu »,
« có giá trị tham khảo » của các học giả Quĩ nghiên cứu Biển Đông không có giá
trị thực tế, vì nó hoàn toàn sai. Sai, đơn giản vì các « học giả » này vẽ bản
đồ theo phương pháp thời trung cổ trái đất hình vuông. Sai lầm vì vậy cũng rất…
công phu. Sai số ở mỗi điểm trên bản đồ là từ 20 đến 25% theo hướng đông-tây
(vì biên giới Việt-Trung ở khoảng 21°-23° bắc vĩ độ).
Tôi đã viết
bài cho mọi người thấy cái sai sơ đẳng của các học giả Quĩ Nghiên cứu
Biển Đông hôm qua.
Một tài liệu dùng để tham khảo
là một tài liệu khoa học. Nếu tài liệu sai, người nghiên cứu phải rút lại công
trình nghiên cứu và xin lỗi công chúng.
Một tài liệu, dưới dạng một bài
báo, đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí. Nếu tài liệu sai, lỗi lầm trước
hết là do người phụ trách tờ báo. Thông thường, ở một tờ báo bình thường ở các
nước văn minh, người trách nhiệm tờ báo rút bài này xuống, đính chánh các điểm
sai, và xin lỗi độc giả. Lỗi là do người phụ trách vì không đủ kiến thức chuyên
môn.
Nếu đã biết sai, bài báo vẫn
không rút xuống, đây không còn nằm trong lãnh vực báo chí thuần túy mà nó bước
qua lãnh vực tuyên truyền. Có điều, trong nước có đến 700 tờ báo để làm việc
này, nghe nói dóc như vậy chưa đủ hay sao ?
Đây là một vấn đề của đất nước.
Đảng CSVN đã có hàng trăm, hàng ngàn học giả « cừu », « dư luận viên » chuyên
về việc định hướng dư luận.
« Công trình khoa học » này
điển hình là một công trình « công phu » định hướng dư luận.
Tôi không thấy lý do nào mà «
công trình » này vẫn còn tồn tại trên các trang web Bô Xít và Dân Luận. Những
người trách nhiệm có thể cho biết vì sao ?
--------------------------------------------
mercredi 18 septembre 2013
Các bản đồ được các tác giả gọi là « bản
đồ mốc giới Việt Nam - Trung Quốc theo tọa độ từ nghị định thư phân giới
cắm mốc » đã được thực hiện không theo đúng bất kỳ một qui cách quốc
tế « cartographie – vẽ bản đồ » nào. Cách vẽ của các tác giả là cách
vẽ của con người thời cổ đại, lúc nhân loại chưa biết trái đất có hình cầu.
Thật vậy, các tác giả đã vẽ các bản đồ biên giới
Việt-Trung theo tiêu chuẩn trái đất hình vuông. Điều này được kiểm chứng ở các
đường thẳng đứng vẽ song song. Tức các ô ca-rô trên bản đồ đều là hình vuông và
bằng nhau. Trong khi các bản đồ, từ thế kỷ thứ 19 trở lại đây, người ta đã biết
tới yếu tố « hình cầu – géodésie » của quả đất. Từ hệ quả đó, ta thấy
trên bất kỳ một tấm bản đồ nào, các đường kinh tuyến, tức các đường theo chiều
bắc-nam, không phải là đường thẳng mà là đường cong, hội tụ lại với nhau ở hai
điểm : cực bắc và cực nam (cực địa lý – khác với cực từ). Các đường ngang
– tức vĩ tuyến – cũng là các đường cong, song song với nhau, chiều dài của các
đường này không bằng nhau. Những « tứ giác » trên bản đồ không bằng nhau,
nếu khác vĩ tuyến.
Một thí dụ, hình dung quả địa cầu được phân chia
thành nhiều đường kinh tuyến, mỗi đường cách nhau 1’. Lấy hai điểm A và B, giao
điểm hai kinh tuyến kế cận với đường xích đạo, ta có khoảng cách là 1 mille
(1852m). Đoạn AB tưởng là thẳng, nhưng không phải, nó cong (vì trái đất hình
cầu). Người ta gọi đó là « một cung – arc » tương ứng 1’. Nếu lấy hai
điểm A’ và B’ tương tự, giao điểm với đường vĩ tuyến 45°, đường này cũng tương
ứng với một cung 1’. Chiều dài của cung này không phải là 1852m mà là 1852m/2 =
926m. Vì vậy, một đoạn đường tương ứng với một cung 1’ ở Cà Mau sẽ dài hơn đoạn
đường tương ứng một cung 1’ ở Lạng Sơn.
Nhưng trên một mặt phẳng, hai đoạn AB và A’B’ có
chiều dài bằng nhau.
(Trên đường kinh tuyến, các cung cùng độ rộng có
chiều dài bằng nhau.)
Cái sai của các tác giả là chiếu trực tiếp tọa độ
các điểm trên mặt một hình cầu lên một mặt phẳng mà không qua tính toán, hoán
chuyển các dữ kiện bằng một hệ thống géodésie nào đó.
Cái sai khác nữa là đem tấm bản đồ của Mỹ, vẽ theo
các nguyên tắc khoa học, lên một mặt phẳng kẻ ô vuông. Cái sai này ta có thể
nhận ra ngay khi so sánh hai bản đồ, ở các nơi đường biên giới đi theo chiều
thẳng đứng. Tại đây ta thấy hai bản đồ gần như trùng nhau, vì hệ quả géodésique
ít thấy trên đường kinh tuyến. Trong khi các đoạn biên giới khác, theo chiều dài
hay chiều nghiêng, bản đồ VN có khuynh hướng vượt ra ngoài (do không tính hệ
quả géodésique).
Do đó, nhìn lên các bản đồ của các tác giả, ta có
cảm tường VN được lợi to qua cuộc cắm mốc với TQ kỳ này.
Nhưng không phải vậy. Cách đo này không nói lên được
cái gì, ngoài sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc vẽ bản đồ của các tác giả.
Vẽ bản đồ có nhiều nguyên tắc khác nhau. Tựu
trung là các phương pháp tính toán để trình bày (projection – chiếu) một cách
chính xác bề mặt một vùng quả địa cầu trên một mặt phẳng.
Công tác vẽ bản đồ (cartographie) gồm hai việc hệ
trọng :
Topographie – trắc địa : đo lường kích thuớc,
tọa độ, cao độ, độ chênh thẳng đứng (déviation de la verticale) của các điểm
đồng thời chiều dài của các cung kinh tuyến và vĩ tuyến (arc de méridien
– parallele).
Géodésie : gồm những hệ thống tính toán quan hệ
đến dạng hình cầu của quả đất. Các hệ thống thường thấy : Clarke1880, Clarke1880IGN, HAYFORD1909,
GRS80,WGS84.
Bộ bản đồ VN-Trung Quốc vừa được công bố được vẽ
theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu
Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°.
Các tác giả chỉ có thể so sánh bản đồ Mỹ với bản đồ
vẽ từ các tọa độ của các nghị định thư với điều kiện : bản đồ phải vẽ đúng
theo tiêu chuẩn của bản đồ mà Mỹ đã vẽ. Tức cùng hệ thống géodésie, cùng một
phép chiếu, có cùng kinh tuyến trung ương và có cùng múi chiếu, và nhất là cùng
một tỉ lệ. Chỉ khi vẽ được như vậy thì mới có thể so sánh hai bản đồ.
Người ta nói « chỉ có thể so sánh những gì có
thể so sánh được » là quá đúng.
Các tác giả cũng có thể, từ bản đồ của Mỹ, lấy tọa
độ các điểm trên bản đồ, hoán chuyển ngược lại để có các tọa độ đúng như tiêu
chuẩn và hệ thống géodésie mà VN và TQ sử dụng. Từ đó, không cần phải vẽ lên
một tấm giấy vẽ ca-rô vuông như các tác giả đã làm, người ta có thể so sánh
bằng cách đối chiếu hai tập hợp tọa độ đó, bằng phương cách tính toán (chứ
không vẽ ra giấy), rồi kết luận rằng có mất đất hay không mất đất và mất bao
nhiêu.
Publié par Nhan
Tuan Truong à 13:35
---------------------------
Bauxite Việt Nam 17/09/2013
Bauxite Việt Nam 15/09/2013
No comments:
Post a Comment