Ngô
Nhân Dụng
Tuesday, September 10, 2013 7:09:23 PM
Quốc
Hội Anh không đồng ý cho chính phủ dùng vũ lực ngăn chặn quân đội của Bashar
al-Assad để giúp phe nổi dậy ở Syria; trong đó có cả những đại biểu của đảng
cầm quyền. Ðại đa số dân chúng Pháp chống việc chính phủ họ can thiệp quân sự
vào Syria.
Nhưng những người lãnh đạo hai nước này vẫn không nản chí, họ tiếp tục lên án chế độ độc tài Assad đàn áp dân, trong tháng qua có thể đã giết chết 1,400 người bằng vũ khí hóa học. Tổng Thống Pháp Francois Hollande tỏ ra không bị các cuộc nghiên cứu dư luận lay chuyển. Trước bản tin về dư luận phản chiến của dân Pháp, trong lúc còn dự hội nghị G-20 ở Nga, ông Hollande chỉ tuyên bố sẽ báo cho dân chúng biết quyết định của ông. Việc có đem quân tới Syria hay không, ông sẽ chờ nghe kết quả cuộc điều tra của Liên hiệp Quốc về biến cố ngày 21 Tháng Tám mà phe nổi dậy tố cáo chính quyền đã dùng bom hơi ngạt giết người. Mọi người hiểu rằng: Nếu chế độ Assad có dùng vũ khí hóa học thì nước Pháp sẽ trừng phạt; nếu không thì thôi.
Ở nước Mỹ, Tổng Thống Barack Obama không bày tỏ một thái độ quả quyết như ông Hollande. Cũng giống như bên Pháp, chưa tới 30% dân Mỹ ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Syria. Nhưng ông Obama không báo cho dân Mỹ biết chính ông là người sẽ quyết định chiến hay hòa. Ông lên đài truyền hình thuyết phục dân Mỹ, mà không tự mình quyết định lấy trong việc lãnh đạo quốc gia; không nói như kiểu ông Hollande: Tôi sẽ suy nghĩ. Tôi sẽ báo cho quý vị biết nước Mỹ phải làm gì, sau khi tôi quyết định. Obama khác Hollande, cũng như nước Pháp khác nước Mỹ.
Nhưng khi chờ ý kiến Quốc Hội về quyết định can thiệp vào Syria, ông Barack Obama sẽ tạo ra một tiền lệ mà các vị tổng thống Mỹ sau này sẽ oán ông. Có thể coi ông Obama là một vị tổng thống Mỹ đầu tiên, cũng là tổng tư lệnh quân đội, đã tự giới hạn quyền điều binh khiển tướng của mình, khi muốn can thiệp vào việc thế giới. Ðiều này có thể giải thích theo nhiều cách: Hoặc là ông không tự tin vào khả năng quyết định của chính mình; chính ông không biết nên làm gì! Hoặc là ông đã chuẩn bị can thiệp vào Syria rồi, nhưng không muốn một mình chịu trách nhiệm. Một giả thuyết nữa, là ông Obama không muốn Mỹ dính vào vụ Syria, mong Quốc Hội biểu quyết bó tay ông, để ông không bị thế giới chê cười!
Nhưng dù động cơ là gì chăng nữa, ông Obama đã tạo một tiền lệ. Hiến Pháp Mỹ dành quyền tuyên chiến cho Quốc Hội; nhưng chính phủ Mỹ đã nhiều lần đem quân can thiệp vào nước khác mà không chính thức tuyên chiến; một cách “lách” đi đường tắt, không qua Hiến Pháp. Lần sau cùng chính phủ Mỹ xin Quốc Hội tuyên chiến là năm 1941, chính thức đưa nước Mỹ dự vào Thế Chiến Thứ Hai; sau khi bị Nhật tấn công trước. Sau đó chưa có vị tổng thống nào xin Quốc Hội tuyên chiến nữa!
Năm 1950, ông Truman đưa quân Mỹ sang Hàn Quốc; năm 1964 ông Johnson gửi quân qua Việt Nam; năm 1970 ông Nixon đưa quân qua Campuchia; năm 1983 ông Reagan can thiệp vào Granada; năm 1991 ông G.H. Bush đánh quân Iraq ở Kuwait; năm 1999 ông Clinton oanh tạc quân Serbs ở Kosovo. Họ đều không chờ Quốc Hội cho phép. Vì họ không “tuyên chiến,” mà chỉ “điều binh” thôi.
Nhưng một ông tổng thống Mỹ không thể qua mặt Quốc Hội. Họ chỉ được tự do hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Ðạo luật năm 1973 đã giới hạn quyền can thiệp quân sự của Tòa Bạch Ốc, sau khi hành pháp và lập pháp Mỹ tranh luận xem ai có thẩm quyền quyết định về chiến tranh, nhân cuộc chiến Việt Nam. Luật này cho phép một tổng thống được đưa quân Mỹ tham chiến ở nước ngoài, nhưng sau 60 này phải hỏi ý kiến Quốc Hội; và trong 90 ngày Quốc Hội có thể ra lệnh ngưng. Ðó cũng là những thời hạn mà các đại biểu Mỹ ở Thượng Viện và Hạ Viện đang bàn sẽ ràng buộc ông Obama trong bất kỳ hành động nào ở Syria.
Nhưng thật ra thì cả hai viện Quốc Hội của Mỹ không cần bàn, không cần bỏ phiếu cho những nghị quyết nếu chỉ nhân dịp xác định những thời hạn 60 ngày hay 90 ngày. Vì các nghị quyết đó chỉ nhắc lại những gì trong đạo luật 1973 đã nói rồi. Các nghị sĩ và dân biểu Mỹ vẫn cứ phải đem ra bàn bạc và biểu quyết chỉ vì ông Obama ngỏ ý. Không lẽ ông tổng thống đã xin ý kiến mà các đại biểu Quốc Hội lại trả lời rằng: “Ông cứ theo luật mà làm!”
Tổng Thống Obama vốn là một giáo sư luật khoa, chuyên dạy về hiến pháp học. Khi còn là một nghị sĩ, năm 2007 ông đã tuyên bố với nhật báo Boston Globe rằng: “Theo Hiến Pháp, một vị tổng thống Mỹ không có quyền đưa quân tấn công vào nước nào nếu không phải để ngăn chặn một mối đe dọa đang hoặc sắp xẩy ra cho nước Mỹ.” Biết như vậy cho nên bên cạnh hội nghị G-20 ở St. Petersbourg, ông Obama đã giải thích với các nhà báo: “Tôi muốn hỏi ý kiến Quốc Hội, bởi vì thành thật mà nói, tôi không thể giải thích với Quốc Hội rằng việc Assad dùng vũ khí hóa học giết đàn bà trẻ ở Syria gây ra một mối đe dọa cho nước Mỹ!”
Cho nên, việc ông Obama xin ý kiến Quốc Hội Mỹ là một hành động thuần túy chính trị. Mà việc Quốc Hội Mỹ bàn bạc một nghị quyết về can thiệp quân sự vào Syria cũng hoàn toàn vì lý do chính trị. Nghĩa là họ không cần làm những việc đó, cứ chiếu theo luật pháp, luật nói sao thì làm theo, cũng đủ rồi. Có thể đoán rằng việc ông Obama xin ý kiến Quốc Hội chỉ là một kế hoãn binh, mua thời giờ, để chưa cần phải quyết định gì cả! Ông Francois Hollande cũng vậy, ông hứa sẽ công bố quyết định của mình sau ngày 21 Tháng Chín, tức là ông có thêm gần ba tuần chờ đợi coi các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói sao về việc Assad dùng vũ khí hóa học.
Tại sao cả hai ông Obama và Hollande lại dùng “kế hoãn binh” như vậy? Bởi vì họ ở một thế lưỡng nan. Một mặt, nước Pháp và nước Mỹ không thể bỏ qua vấn đề Syria, sau khi đã dùng vũ lực giúp phe nổi dậy ở Lybia lật đổ chế độ Gadhafi!
Nếu Mỹ, Anh và Pháp bất động, sau khi đã chỉ trích Assad hết lời, thì chẳng khác gì cả ba đều chịu thua ông Putin! Tổng thống Nga là người đỡ đầu cho chế độ Assad, từ trước đến sau! Theo lý lẽ đó, thì các nước Tây phương nên can thiệp!
Mặt khác, chính phủ các nước này lại biết rằng dân nước họ đều không thích chính phủ can thiệp vào Syria. Dân chúng không muốn, chẳng phải vì họ thương xót gì ông Assad. Họ muốn đứng ngoài chỉ vì trong nước họ có nhiều chuyện quan trọng hơn. Một bà mẹ ở New York đã công khai hỏi Tổng Thống Obama rằng: “Việc các tên độc tài láo lếu dùng vũ khí hóa học giết dân đã bao nhiêu năm, bao nhiêu lần rồi, ai chẳng biết? Nhưng còn con gái tôi nó đi học, mà nhà trường thiếu sách giáo khoa, vì ngân sách giáo dục bị cắt giảm! Tại sao ông không lo vụ sách học cho con nít mà lại lo chuyện Syria?
Nếu quý vị đứng trước thế lưỡng nan đó, quý vị sẽ quyết định ra sao: Can thiệp hay không can thiệp vào Syria?
Có lẽ giải pháp tốt nhất là chờ đợi. Là câu giờ. Có nhiều vấn đề trên thế giới tự nó sẽ biến mất, mà không cần làm gì cả! Nếu các chính phủ Tây phương cứ tiếp tục đe dọa nay đánh, mai đánh, có thể sẽ tới lúc chính các diễn viên trong cuộc như Assad hay Putin phải thay đổi, để chính họ được thoát khỏi một mối bế tắc! Nếu các nước Anh, Pháp, Mỹ cứ vừa dọa đánh, vừa trì hoãn không quyết định đánh thế nào, các ông Assad và Putin chờ đợi lâu quá cũng mỏi mệt và phải nói chuyện. Nếu có một giải pháp “giữ thể diện” được cho tất cả mọi bên, thì chắc sẽ tới lúc không cần ai bàn đến chuyện hay không can thiệp vào Syria nữa!
Một tia hy vọng đã lóe ra, là khi ông ngoại trưởng Mỹ mở một lối thoát cho Assad, và được ông ngoại trưởng Nga tìm cách dụ Assad chấp nhận lối thoát đó! Ông Kerry mới mớm ý rằng nếu Assad chịu để cho Liên Hiệp Quốc kiểm soát kho vũ khí hóa học, rồi hủy diệt, thì chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp nữa. Khi ông ngoại trưởng Nga nói chuyện với nhà báo lại tiết lộ rằng ông Assad có thể theo giải pháp đó, thì mọi người lại hy vọng có một lối thoát cho tất cả mọi phía, từ các chính phủ Pháp, Mỹ, Anh, Nga cho tới chính ông Assad!
Nhưng tại sao ông Obama lại ngập ngừng không dám can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria; như trước đây ông đã hành động ở Lybia? Ðây là một đề tài cần phân tích rõ hơn!
Nhưng những người lãnh đạo hai nước này vẫn không nản chí, họ tiếp tục lên án chế độ độc tài Assad đàn áp dân, trong tháng qua có thể đã giết chết 1,400 người bằng vũ khí hóa học. Tổng Thống Pháp Francois Hollande tỏ ra không bị các cuộc nghiên cứu dư luận lay chuyển. Trước bản tin về dư luận phản chiến của dân Pháp, trong lúc còn dự hội nghị G-20 ở Nga, ông Hollande chỉ tuyên bố sẽ báo cho dân chúng biết quyết định của ông. Việc có đem quân tới Syria hay không, ông sẽ chờ nghe kết quả cuộc điều tra của Liên hiệp Quốc về biến cố ngày 21 Tháng Tám mà phe nổi dậy tố cáo chính quyền đã dùng bom hơi ngạt giết người. Mọi người hiểu rằng: Nếu chế độ Assad có dùng vũ khí hóa học thì nước Pháp sẽ trừng phạt; nếu không thì thôi.
Ở nước Mỹ, Tổng Thống Barack Obama không bày tỏ một thái độ quả quyết như ông Hollande. Cũng giống như bên Pháp, chưa tới 30% dân Mỹ ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Syria. Nhưng ông Obama không báo cho dân Mỹ biết chính ông là người sẽ quyết định chiến hay hòa. Ông lên đài truyền hình thuyết phục dân Mỹ, mà không tự mình quyết định lấy trong việc lãnh đạo quốc gia; không nói như kiểu ông Hollande: Tôi sẽ suy nghĩ. Tôi sẽ báo cho quý vị biết nước Mỹ phải làm gì, sau khi tôi quyết định. Obama khác Hollande, cũng như nước Pháp khác nước Mỹ.
Nhưng khi chờ ý kiến Quốc Hội về quyết định can thiệp vào Syria, ông Barack Obama sẽ tạo ra một tiền lệ mà các vị tổng thống Mỹ sau này sẽ oán ông. Có thể coi ông Obama là một vị tổng thống Mỹ đầu tiên, cũng là tổng tư lệnh quân đội, đã tự giới hạn quyền điều binh khiển tướng của mình, khi muốn can thiệp vào việc thế giới. Ðiều này có thể giải thích theo nhiều cách: Hoặc là ông không tự tin vào khả năng quyết định của chính mình; chính ông không biết nên làm gì! Hoặc là ông đã chuẩn bị can thiệp vào Syria rồi, nhưng không muốn một mình chịu trách nhiệm. Một giả thuyết nữa, là ông Obama không muốn Mỹ dính vào vụ Syria, mong Quốc Hội biểu quyết bó tay ông, để ông không bị thế giới chê cười!
Nhưng dù động cơ là gì chăng nữa, ông Obama đã tạo một tiền lệ. Hiến Pháp Mỹ dành quyền tuyên chiến cho Quốc Hội; nhưng chính phủ Mỹ đã nhiều lần đem quân can thiệp vào nước khác mà không chính thức tuyên chiến; một cách “lách” đi đường tắt, không qua Hiến Pháp. Lần sau cùng chính phủ Mỹ xin Quốc Hội tuyên chiến là năm 1941, chính thức đưa nước Mỹ dự vào Thế Chiến Thứ Hai; sau khi bị Nhật tấn công trước. Sau đó chưa có vị tổng thống nào xin Quốc Hội tuyên chiến nữa!
Năm 1950, ông Truman đưa quân Mỹ sang Hàn Quốc; năm 1964 ông Johnson gửi quân qua Việt Nam; năm 1970 ông Nixon đưa quân qua Campuchia; năm 1983 ông Reagan can thiệp vào Granada; năm 1991 ông G.H. Bush đánh quân Iraq ở Kuwait; năm 1999 ông Clinton oanh tạc quân Serbs ở Kosovo. Họ đều không chờ Quốc Hội cho phép. Vì họ không “tuyên chiến,” mà chỉ “điều binh” thôi.
Nhưng một ông tổng thống Mỹ không thể qua mặt Quốc Hội. Họ chỉ được tự do hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Ðạo luật năm 1973 đã giới hạn quyền can thiệp quân sự của Tòa Bạch Ốc, sau khi hành pháp và lập pháp Mỹ tranh luận xem ai có thẩm quyền quyết định về chiến tranh, nhân cuộc chiến Việt Nam. Luật này cho phép một tổng thống được đưa quân Mỹ tham chiến ở nước ngoài, nhưng sau 60 này phải hỏi ý kiến Quốc Hội; và trong 90 ngày Quốc Hội có thể ra lệnh ngưng. Ðó cũng là những thời hạn mà các đại biểu Mỹ ở Thượng Viện và Hạ Viện đang bàn sẽ ràng buộc ông Obama trong bất kỳ hành động nào ở Syria.
Nhưng thật ra thì cả hai viện Quốc Hội của Mỹ không cần bàn, không cần bỏ phiếu cho những nghị quyết nếu chỉ nhân dịp xác định những thời hạn 60 ngày hay 90 ngày. Vì các nghị quyết đó chỉ nhắc lại những gì trong đạo luật 1973 đã nói rồi. Các nghị sĩ và dân biểu Mỹ vẫn cứ phải đem ra bàn bạc và biểu quyết chỉ vì ông Obama ngỏ ý. Không lẽ ông tổng thống đã xin ý kiến mà các đại biểu Quốc Hội lại trả lời rằng: “Ông cứ theo luật mà làm!”
Tổng Thống Obama vốn là một giáo sư luật khoa, chuyên dạy về hiến pháp học. Khi còn là một nghị sĩ, năm 2007 ông đã tuyên bố với nhật báo Boston Globe rằng: “Theo Hiến Pháp, một vị tổng thống Mỹ không có quyền đưa quân tấn công vào nước nào nếu không phải để ngăn chặn một mối đe dọa đang hoặc sắp xẩy ra cho nước Mỹ.” Biết như vậy cho nên bên cạnh hội nghị G-20 ở St. Petersbourg, ông Obama đã giải thích với các nhà báo: “Tôi muốn hỏi ý kiến Quốc Hội, bởi vì thành thật mà nói, tôi không thể giải thích với Quốc Hội rằng việc Assad dùng vũ khí hóa học giết đàn bà trẻ ở Syria gây ra một mối đe dọa cho nước Mỹ!”
Cho nên, việc ông Obama xin ý kiến Quốc Hội Mỹ là một hành động thuần túy chính trị. Mà việc Quốc Hội Mỹ bàn bạc một nghị quyết về can thiệp quân sự vào Syria cũng hoàn toàn vì lý do chính trị. Nghĩa là họ không cần làm những việc đó, cứ chiếu theo luật pháp, luật nói sao thì làm theo, cũng đủ rồi. Có thể đoán rằng việc ông Obama xin ý kiến Quốc Hội chỉ là một kế hoãn binh, mua thời giờ, để chưa cần phải quyết định gì cả! Ông Francois Hollande cũng vậy, ông hứa sẽ công bố quyết định của mình sau ngày 21 Tháng Chín, tức là ông có thêm gần ba tuần chờ đợi coi các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói sao về việc Assad dùng vũ khí hóa học.
Tại sao cả hai ông Obama và Hollande lại dùng “kế hoãn binh” như vậy? Bởi vì họ ở một thế lưỡng nan. Một mặt, nước Pháp và nước Mỹ không thể bỏ qua vấn đề Syria, sau khi đã dùng vũ lực giúp phe nổi dậy ở Lybia lật đổ chế độ Gadhafi!
Nếu Mỹ, Anh và Pháp bất động, sau khi đã chỉ trích Assad hết lời, thì chẳng khác gì cả ba đều chịu thua ông Putin! Tổng thống Nga là người đỡ đầu cho chế độ Assad, từ trước đến sau! Theo lý lẽ đó, thì các nước Tây phương nên can thiệp!
Mặt khác, chính phủ các nước này lại biết rằng dân nước họ đều không thích chính phủ can thiệp vào Syria. Dân chúng không muốn, chẳng phải vì họ thương xót gì ông Assad. Họ muốn đứng ngoài chỉ vì trong nước họ có nhiều chuyện quan trọng hơn. Một bà mẹ ở New York đã công khai hỏi Tổng Thống Obama rằng: “Việc các tên độc tài láo lếu dùng vũ khí hóa học giết dân đã bao nhiêu năm, bao nhiêu lần rồi, ai chẳng biết? Nhưng còn con gái tôi nó đi học, mà nhà trường thiếu sách giáo khoa, vì ngân sách giáo dục bị cắt giảm! Tại sao ông không lo vụ sách học cho con nít mà lại lo chuyện Syria?
Nếu quý vị đứng trước thế lưỡng nan đó, quý vị sẽ quyết định ra sao: Can thiệp hay không can thiệp vào Syria?
Có lẽ giải pháp tốt nhất là chờ đợi. Là câu giờ. Có nhiều vấn đề trên thế giới tự nó sẽ biến mất, mà không cần làm gì cả! Nếu các chính phủ Tây phương cứ tiếp tục đe dọa nay đánh, mai đánh, có thể sẽ tới lúc chính các diễn viên trong cuộc như Assad hay Putin phải thay đổi, để chính họ được thoát khỏi một mối bế tắc! Nếu các nước Anh, Pháp, Mỹ cứ vừa dọa đánh, vừa trì hoãn không quyết định đánh thế nào, các ông Assad và Putin chờ đợi lâu quá cũng mỏi mệt và phải nói chuyện. Nếu có một giải pháp “giữ thể diện” được cho tất cả mọi bên, thì chắc sẽ tới lúc không cần ai bàn đến chuyện hay không can thiệp vào Syria nữa!
Một tia hy vọng đã lóe ra, là khi ông ngoại trưởng Mỹ mở một lối thoát cho Assad, và được ông ngoại trưởng Nga tìm cách dụ Assad chấp nhận lối thoát đó! Ông Kerry mới mớm ý rằng nếu Assad chịu để cho Liên Hiệp Quốc kiểm soát kho vũ khí hóa học, rồi hủy diệt, thì chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp nữa. Khi ông ngoại trưởng Nga nói chuyện với nhà báo lại tiết lộ rằng ông Assad có thể theo giải pháp đó, thì mọi người lại hy vọng có một lối thoát cho tất cả mọi phía, từ các chính phủ Pháp, Mỹ, Anh, Nga cho tới chính ông Assad!
Nhưng tại sao ông Obama lại ngập ngừng không dám can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria; như trước đây ông đã hành động ở Lybia? Ðây là một đề tài cần phân tích rõ hơn!
No comments:
Post a Comment