Wednesday 18 September 2013

SAU ĐỘC TÀI, NHÂN DÂN PHẢI HÀNH ĐỘNG (Anne Applebaum - The New York Times)






Nhưng quan trọng nhất, một xã hội bị đè nén cần một nhân dân đầy nhiệt huyết nếu xã hội ấy sẽ phải trở lại đầy sức sống chính trị. Hay chính xác hơn, xã hội ấy cần lòng yêu nước, ý thức lịch sử, giáo dục, tham vọng, lạc quan và, đặc biệt, kiên nhẫn. Những tàn phá do các chế độ toàn trị gây ra luôn luôn phải mất đến hàng chục năm trời thậm chí đến hàng bao thế hệ mới gầy dựng trở lại...

*

Sau khi tiếng súng ngưng bắn vào năm 1945, hàng ngàn trẻ em và thiếu niên bị bỏ mặc bơ vơ giữa cảnh Berlin đổ nát hoang tàn. Cứ trong năm học sinh thì có một học sinh mất cha hay mẹ. Tuyệt vọng liệm kín cõi lòng những người lớn ở thủ đô mà vẫn còn đặt dưới sự kiểm soát toàn bộ của Liên Xô.

Ở quận Neukölln phía tây, một nhóm những người trẻ quyết định tự mình giải quyết lấy vấn đề. Tuyên bố vào ngày trước chiến thắng Đồng Minh rằng họ sẽ thành lập một nhóm dân sự và gọi nó là "nhóm chống phát xít". Hai tuần sau, họ đã có 600 thành viên, đã dọn sạch những đống gạch vụn ra khỏi hai sân vận động thể thao và tổ chức được năm trại mồ côi.

Khích lệ trước tấm gương của họ, những người Đức trẻ tuổi khác bắt đầu tổ chức những nhóm chống phát xít ở Berlin, nhưng tất cả những nhóm này đều không tồn tại lâu. Vào ngày 31 tháng Bảy, Chính quyền Quân đội Xô viết cấm tất cả những tổ chức không đăng ký. Sau đó, nhiều nhóm, câu lạc bộ và hội đoàn không được phép tồn tại.

Quyết định này không phải là điều bất thường. Những hồ sơ lưu trữ được bạch hóa mới đây chứng tỏ rằng mục tiêu trấn áp các nhà hoạt động dân sự, mà thường xuyên được thực hiện bằng bạo lực, thường được ưu tiên hơn các mục tiêu chính trị và kinh tế khác ở trong khối Xô viết vào thời đó. Bạo lực được họ chọn lọc và cẩn thận nhắm vào các tầng lớp tinh hoa trong xã hội- trí thức, thương gia, linh mục, cảnh sát, và những người kháng chiến chống phát xít- và nhất là nhắm vào bất kỳ ai có khả năng thành lập và lãnh đạo bất kỳ tổ chức tự phát nào, cho dù tổ chức ấy có phi chính trị như thế nào chăng nữa. Những nhóm hướng đạo, các hội Tam Điểm và các nhà lãnh đạo thanh niên Công giáo đều là những nạn nhân đầu tiên của những chế độ này.

Trong những thập niên về sau, hình thái"toàn trị hóa" Xô viết này - theo đuổi sự kiểm soát toàn bộ tất cả các khía cạnh của cuộc sống dân sự - đã được bắt chước rộng rãi ở nhiều nơi. Iraq của Saddam Husein và Muammar el-Qaddafi của Libya đã tìm kiếm những lời khuyên từ Liên Xô và Đông Đức về các phương pháp công an mật, cũng như các chính quyền Trung Quốc, Ai Cập, Syria, Angola, Cuba và Bắc Hàn đã tìm kiếm những lời khuyên về các phương pháp này và về những khía cạnh khác nhằm kiểm soát xã hội.

Như bây giờ chúng ta biết, những phương pháp này đã không bao giờ thành công ở Đông Âu như họ mong muốn, và chúng cũng không bao giờ hoàn toàn thành công ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, hay như chúng ta mới thấy gần đây, ở thế giới Ả Rập. Tuy nhiên, chúng đã gây ra những tổn hại rất lớn.

Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, những người Bôn sê vích và các tay sai của họ tại Đông Âu đã loại bỏ hay phá hoại các giáo hội, tổ chức từ thiện, báo chí, nghiệp đoàn, hội văn chương và giáo dục, công ty và cửa hàng bán lẻ, thị trường chứng khoán, công đoàn, ngân hàng, câu lạc bộ thể thao và các trường đại học lâu đời hàng thế kỷ. Nếu không có gì khác, lịch sử hậu chiến Đông Âu chứng tỏ những tổ chức của con người thật mỏng manh biết chừng nào. Nếu có đủ người quyết tâm vừa đủ, họ có thể hủy diệt hoàn toàn tất cả những thể chế lâu đời và tưởng chừng như trường tồn thuộc đủ mọi loại về pháp lý, chính trị, giáo dục và tôn giáo.

Vì những tổn hại ghê gớm này, các nước hậu cộng sản cần không chỉ các cuộc bầu cử, các cuộc vận động chính trị và các đảng chính trị để trở lại thành xã hội tự do hoạt động bình thường, và cần không chỉ một vài cải cách kinh tế để trở nên thịnh vượng. Các nước này cũng cần truyền thông độc lập, kinh tế tư nhân, cuộc sống dân sự phát triển tốt và lành mạnh, hệ thống pháp lý và kiểm tra, và một văn hóa chấp nhận những tổ chức và các nhóm độc lập.

Không phải ngẫu nhiên mà những nước hậu cộng sản thành công nhất là những nước đã cố gắng gìn giữ được trong suốt giai đoạn cộng sản một phần nhỏ nhoi của xã hội dân sự, hay những nước náo nức muốn bắt chước luật pháp và thái độ của Tây Âu về văn hóa dân sự. Những nước ít thành công nhất, như Nga, là những nước nơi ký ức về xã hội dân chủ cơ sở đã mờ nhạt vào năm 1991.

Mặc dù về phương diện văn hóa và chính trị Châu Âu hậu toàn trị chẳng chung gì nhiều với thế giới Ả Rập, nhưng hai vùng này lại chung nhau ở điểm này: các nhà độc tài ở nước họ đã đàn áp (hay đã cố gắng đàn áp) phong trào đấu tranh dân sự và các tỏ chức độc lập. Một lý do Huynh Đệ Hồi Giáo và những người Hồi Giáo cực đoan xuất hiện trong thế giới Ả Rập hậu cách mạng với rất nhiều quyền lực chính trị và được đông đảo dân chúng ủng hộ là rất nhiều đối thủ cạnh tranh chính trị tiềm tàng với họ đã bị tiêu diệt từ lâu.

Những người Hồi Giáo cực đoan kiên cường hơn trước sự trấn áp vì nhiều lý do- vì đức tin và tinh thần dân sự đã khích lệ những người ủng hộ họ, vì họ có những mối quan hệ ở phía bên kia biên giới và nhận được tài trợ từ các nước Vịnh Ba Tư-cho nên, giờ đây, ở nhiều nơi, họ là những nhóm duy nhất ít nhiều có khả năng tổ chức hay có danh tiếng ở nơi cuộc đấu tranh diễn ra.

Nhưng khi họ cạnh tranh quyền lực, họ đặt ra những câu hỏi lớn cho Trung Đông. Liệu họ sẽ tái tạo lại những phương pháp của các chế độ độc tài và đàn áp những tổ chức khác? Hay họ sẽ khuyến khích những hình thức đấu tranh dân sự đa dạng hơn và phong phú hơn? Cuộc tranh luận ấy bây giờ đang diễn ra trong nội bộ Huynh Đệ Hồi Giáo: người thì muốn tổ chức này vẫn luôn luôn đoàn kết, nhất trí và nắm quyền, nhưng người khác lại kêu gọi sự đa dạng hơn cả trong tổ chức lẫn trong quốc gia.

Ở nơi khác - tuy ta không biết nơi ấy qua các tin tức chính - có những dấu hiệu về sự động viên xã hội rộng lớn hơn. Trong chuyến đi Libya vào mùa xuân vừa qua tôi có cuộc gặp gỡ quả thật nức lòng nhất với một nhóm tên Làm sạch Tripoli, mà tổ chức những tổ tình nguyện viên đi thu gom rác. Những người đứng đầu nhóm đang thương lượng với sở vệ sinh thành phố về địa điểm của một bãi rác mới, một việc làm đơn giản mà những người trẻ chống phát xít ở Berlin vào năm 1945 chắc sẽ tán đồng.

Có lẽ những việc làm như thế sẽ giúp Libya xây dựng nền văn hóa chính trị mà dân chủ theo nghĩa tốt đẹp nhất - với những công dân cùng tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến họ. Nhưng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động như thế vốn phức tạp. Để duy trì hoạt động như thế, Libya sẽ cần những luật tốt về các tổ chức bất vụ lợi, quy định về việc đóng góp từ thiện, báo chí tự do và đủ chuyên nghiệp để ghi chép lại những việc làm như thế, và những viên chức chính quyền phải trả lời trước nhân dân.

Mặc dù tôi thích tin khác đi, nhưng sự ủng hộ từ thế giới bên ngoài dành cho những thay đổi như thế chẳng giúp ích gì nhiều. Các tổ chức tư nhân và chính phủ có thể giúp đỡ vật chất, và các tổ chức phi chính phủ có thể tư vấn, đặc biệt về những vấn đề về pháp lý và quy định mà thường không được lưu tâm đến. Các viên chức và những nhà hoạt động xã hội đã trải qua những thời kỳ quá độ đầy sóng gió ở nơi khác có thể chia sẻ kinh nghiệm, như người Ba Lan và người Tiệp hiện đang chia sẻ kinh nghiệm với người Tunisia và người Ai Cập.

Nhưng quan trọng nhất, một xã hội bị đè nén cần một nhân dân đầy nhiệt huyết nếu xã hội ấy sẽ phải trở lại đầy sức sống chính trị. Hay chính xác hơn, xã hội ấy cần lòng yêu nước, ý thức lịch sử, giáo dục, tham vọng, lạc quan và, đặc biệt, kiên nhẫn. Những tàn phá do các chế độ toàn trị gây ra luôn luôn phải mất đến hàng chục năm trời thậm chí đến hàng bao thế hệ mới gầy dựng trở lại.


Tác giả Anne Applebaum chuyên viết về đối ngoại cho tờ báo The Washington Post.

Nguồn: Báo The New York Times ngày 4 tháng Mười Một, 2012

Bản tiếng Việt:



5 comments:

  1. thật lạ là sao vẫn có người nói chế độ của nhà nước việt nam chúng ta là chế độ độc tài thế nhỉ, những người này đúng là chẳng hiểu nhà nước đôc tài là gì, cũng như chẳng có hiểu biết chính xác về tình hình của việt nam , nếu hiểu thì chắc chắn là họ đã chẳng có những lời nói như vậy

    ReplyDelete
  2. nói nhà nước việt nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở việt nam là độc tài là không đúng, thậm chí với nhân dân việt nam thì khái niệm độc tài là vô cùng xa lạ, chắc chắn họ thây bất ngờ và khó hiểu khi có một số người cứ luôn vu không nhà nước ta là độc tài đó

    ReplyDelete
  3. nhân dân phải hành động ư, ý các vì nói là nhân dân việt nam phải đứng lên lật đổ chính quyền sao, rõ ràng là ý các vị là như thế rồi, vậy thử hỏi nếu người dân việt nam đứng lên lật đổ chính quyền thì ai sẽ là những người lãnh đạo đất nước đây, chẳng lẽ lại là những kể phản động à, quá nực cười đấy

    ReplyDelete
  4. nhân dân việt nam luôn hiểu được mình là như thế nào là tốt nhất cho cuộc sống của mình ,bởi chính họ chứ không ai khác lo cho cuộc sống của mình, chính vì vậy họ mới luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam, bởi đó chính là sự đảm bảo cho cuộc sống tốt đẹp của họ

    ReplyDelete
  5. nhân dân việt nam cần phải hết sức tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc này, tất nhiên là đó là những luận điệu xuyên tạc hết sức lộ liễu, nhưng người dân mà không tỉnh táo thì vẫn sẽ rất dễ bị mắc lừa

    ReplyDelete

View My Stats