Bản dịch của Nguyễn Thái Nguyên (Defend
the Defenders)
Posted on September
19, 2013 by VNHRDs
HÀ NỘI – Kinh doanh smartphones và máy tính bảng
đang bùng nổ tại Việt Nam cùng lúc với phong trào bảo vệ tự do Internet tại đất
nước cộng sản này chứng tỏ dấu hiệu của sự sống.
Được biết đến với cuộc chiến tranh đầu tiên được
chiếu trên truyền hình, Việt Nam hiện nay là một trong những điểm nóng của thế
giới về phát triển Web di động. Số lượng bán ra điện thoại và máy tính bảng
chạy nền tảng iOS của Apple cùng với điện thoại và máy tính bảng chạy trên nền
tảng Android của Google đã tăng gấp ba lần năm trước,theo công ty phân tích
Flurry có trụ sở tại San Francisco. Đó là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế
giới chỉ sau Colombia. Khắp Hà Nội, các quán cà phê đường phố thường có đông
đảo khách hàng chơi điện thoại và máy tính bảng trong khi nhâm nhi cà phê bản
xứ. Nhưng đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên
thế giới nếu sử dụng Internet.
Phóng viên Không Biên giới nói rằng có đến 35
blogger và người sử dụng web hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam vì tội tuyên
truyền chống chính phủ, với một số bản án kéo dài lên đến 13 năm tù vì viết
blog và các bài báo. Số lượng tù nhân chỉ kém Trung Quốc. Trong một động thái
mới nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam nói rằng họ đang tiến hành các bước để quản
lý sự gia tăng sử dụng dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet chẳng hạn như Viber,
WhatsApp và Line.
Một số blogger đang cố đẩy ngược luật này bằng cách
vận động chống lại Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào
cuối năm nay. Cụ thể, họ đang chống lại Điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, với
nội dung hình sự hóa các hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước” hay “kích động
chống lại dân chủ”. Một số hạn chế Internet khác cũng đang có hiệu lực, bao gồm
một lệnh cấm chia sẻ các bài báo hay bình luận chính trị trên blog có hiệu lực
vào ngày 1 tháng Chín.
“Chúng tôi không vi phạm bất kỳ luật nào. Chúng tôi
chỉ muốn có một cuộc tranh luận về internet, không có gì hơn”, một blogger 25
tuổi trong mạng lưới, anh Trịnh Anh Tuấn cho biết. “Tuy nhiên, Điều 258 ngăn
cản chúng tôi làm điều đó”
Sự lan truyền nhanh chóng của Internet, đặc biệt là
thông qua điện thoại và máy tính bảng, đang gây đau đầu cho những lãnh đạo của
một số quốc gia châu Á. Trung Quốc từ lâu đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ lọc
tiếng nước ngoài được biết đến như “Vạn Lý Tường Lửa của Trung Quốc” và hiện
đang đẩy mạnh các nỗ lực để ngăn không cho người dân lan truyền các tin đồn chính
trị. Thái Lan sử dụng luật Tội Phạm Máy Tính để truy tố những người trích hoặc
đăng các tài liệu nói xấu hoàng thân, người được tôn kính và rất có ảnh hưởng
chính trị. Singapore trong tháng Sáu đã bắt đầu áp đặt quy định cấp phép với
các trang tin tức điều hành bởi Yahoo! Singapore và hai công ty truyền thông
địa phương, chính phủ yêu cầu họ tuân thủ các điều lệnh của chính phủ nhằm loại
bỏ nội dung bị phản đối trong vòng 24 giờ và bắt họ phải đặt cọc $39,000 để đảm
bảo.
Dù vậy, ở Việt Nam dường như rất căng thẳng.
Chính phủ Việt Nam cho biết hạn chế web được thiết
kế để bảo vệ sở hữu trí tuệ và hạn chế sự lan truyền của những thứ được mô tả
là nội dung gây hại. Giám đốc điều hành ngành công nghiệp tư nhân cho rằng
những lo lắng về các ứng dụng trò chuyện ngày càng nhiều hơn vì chúng hút doanh
thu từ các công ty viễn thông nhà nước. Một phát ngôn viên của chính phủ đã từ
chối bình luận.
Nhưng sự lan truyền của các trang web ở đây vào đúng
thời điểm nóng bỏng của đất nước, khi mà nước này đang cố gắng để đưa nền kinh
tế trở lại đúng quỹ đạo sau khi bong bóng tín dụng một thập niên nổ tung vào
năm 2009. Các “vết bầm tím” sau cùng dẫn đến sự liên tục mất giá đồng tiền và
lạm phát hai con số, cùng với một khoảng thời gian kéo dài của đấu đá nội bộ trong
hàng ngũ chóp bu Đảng Cộng sản đã thúc đẩy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh
đàn áp các nhà hoạt động trên mạng.
Mặc dù cho đến nay, hơn 100 blogger đã ký một tuyên
bố chống lại Điều 258, và đang hướng tới việc sử dụng ghế ứng cử viên của Việt
Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại cuộc bầu cử tháng mười làm
đòn bẩy để Bộ Chính trị Hà Nội lới lỏng các biện pháp ngăn chặn Internet.
“Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ
bỏ Điều 258 để thể hiện cam kết và đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân
quyền”, nhóm này cho biết trong một tuyên bố.
Ông Tuấn và các thành viên khác của mạng lưới nói
rằng họ nhận thức rằng họ có thể không đạt được nhiều so với mục đích chiến
dịch đề ra. Vì một điều, hồ sơ nhân quyền xấu hiếm khi là một trở ngại cho việc
bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trong số các ứng cử viên năm nay có Nga và
Trung Quốc. Thành viên hiện tại cũng bao gồm Libya, Kazakhstan và Congo.
Thông điệp nguy hại đã phân tán. Hai blogger đã bị
bắt giữ bởi cảnh sát sau khi công bố công khai các nội dung của Tuyên bố của
Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.
Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể sẵn
sàng quay lại chiến dịch chống lại những người bất đồng trên mạng khi mà nước
này ý thức được hình ảnh của mình đối với nước ngoài. Mỹ và các chính phủ khác
đã kịch liệt phê phán những hạn chế Internet của Việt Nam, trong khi gã khổng
lồ Internet Google và Facebook lo lắng rằng việc mở rộng các biện pháp của
chính quyền có thể kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Web.
Tháng trước, Việt Nam đã thả một nhà bất đồng chính
kiến bị kết tội và giảm án tù cho người khác khác, ông Carlyle Thayer
giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc và là một chuyên gia về Việt Nam cho biết. Ông cho rằng động thái có thể giúp Hà Nội bảo đảm chiếc ghế tại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong khi cũng giảm bớt căng thẳng với Mỹ, đối
tác thương mại lớn của Việt Nam.
“Nhân quyền có khả năng là gót chân Achilles của
Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ” ông Thayer cho biết.
Tuy nhiên nguy cơ ở đây là các lãnh đạo của đất nước
này sẽ tiếp tục tấn công trên Web khi họ cảm thấy trong tình trạng bị đe dọa.
Vào ngày 11 tháng 9, một cựu chiến binh 65 tuổi đã trở thành blogger mới nhất
bị hứng chịu nặng nề. Ông Ngô Hào bị tuyên án 15 năm tù vì vi phạm một điều
khoản của bộ luật hình sự Việt Nam do “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân”
*
Nguồn: Wall
Street Journal
No comments:
Post a Comment