20/09/2013
Trả lời phỏng
vấn của Vietnamnet, ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ, tiết lộ những áp lực buộc Việt Nam phải thay đổi nếu
muốn vào TPP, trong đó nổi lên hai vấn đề lớn:
(1)
Không phân biệt đối xứ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân:
“Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân
biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị
trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh
quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài
nguyên, vốn, thị trường.”
(2)
Chấp nhận quyền tự do lập hội:
“Quyền lập hội là một trong những quyền “tạo hóa ban”
cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những
chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một
thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt
Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập
(GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ
yếu là hàng thủ công nghiệp, mây tre, cói ngô…)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP
của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.”
[…]
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi
điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng
chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề
thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận “Quyền lập hội” cho người lao động thì
công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức
hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.”
Bauxite Việt Nam xin trích
đăng bình luận của một số blogger xung quanh phát biểu của ông Nguyễn Đình
Lương.
Bauxite
Việt Nam
*
*
“Chắc hắn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết một số quyền căn bản được
“tạo hóa ban cho” mà dân Việt Nam chúng ta được hưởng trên thực tế, chứ không
phải trên sách vở hiện nay là do tư bản mang lại, theo đúng nghĩa đen. Tôi đã
từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là
quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết
mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.
Luật doanh nghiệp thống nhất với việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa nhà nước
và tư nhân mà nhà nước thiết lập cũng là một điều kiện khác do tư bản áp đặt.
Nên cũng không có gì ngạc nhiên khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải hiện thực hóa
quyền lập hội cho chính dân Việt vốn chết lâm sàng từ năm 1957. Còn không ít
quyền căn bản khác dành cho người Việt mà chính phủ Việt Nam phải thực thi theo
các điều kiện để vay, để xin tiền của tư bản không được công khai và được tung
hô là thành tích cải cách của Việt Nam.”
(Thạc sĩ, NCS. Trần Kiên, Đại học Glasglow,
Anh)
*
* *
“Nhân việc anh Trần Kiên nhắc đến quyền tự do đi lại
và cư trú, mình nhớ từng được nghe vài cô chú đứng tuổi kể một chuyện khó tin.
Đó là vào thập niên 90s, mặc dù ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã có
khách sạn, nhà nghỉ, song bạn sẽ không được phép lưu trú tại đó nếu có hộ khẩu
trong thành phố.
‘Có nhà sao không ở, mà lại chui vào khách sạn, nhà
nghỉ? Hẳn là có gì đó mờ ám.’ là lối tư duy của các nhà quản lý thời đó. Nhãn
quan quản lý của họ lúc ấy dường như chưa có bóng dáng quyền con người.
Thôi thì cái thời ấu trĩ (tới mức đó) cũng đã qua.
Song, điều quan trọng mà chúng ta cần nhận rõ là những quyền tự do [còn ít ỏi]
chúng ta nhận được tới thời điểm này không đến từ thiện ý của chính quyền, mà
từ các cuộc mặc cả trong đó chính quyền cực chẳng đã phải chiều ý các nước
phương Tây để đạt được thỏa thuận với họ (cũng nhằm kiếm tiền thôi).
Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ
đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm ‘Đội ơn World Bank’ [thay
cho 'Ơn Đảng ơn Chính phủ'] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của
dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp
tới đây là TPP”.
(Blogger Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học
viện Hành chính Quốc gia)
Nguồn: http://danluan.org/tin-tuc/20130918/doi-on-dang-chinh-phu-hay-doi-on-bon-tu-ban-giay-chet-day
*
* *
“[…] điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một
hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt
Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng! Điều
mỉa mai là phát biểu của ông Lương gián tiếp thừa nhận Công đoàn hiện nay không
giúp người công nhân tự bảo vệ mà họ cần một loại hình công đoàn khác dưới sự
thúc giục thành lập của các nước được coi là tư bản!
Vấn đề là các giới chủ có vốn đầu tư nước ngoài có
thật sự muốn thúc đẩy chuyện này hay họ đang hài lòng với hệ thống công đoàn
hiện tại của Việt Nam? Cái đó mới chính là hai tầng mỉa mai.”
(Blogger Nguyễn Vạn Phú)
No comments:
Post a Comment