4-9-2013 82
Comments
Đỉnh
Lang Biang sạt lở
Lời
thầy dạy - Vạn vật vô thường, đổi thay là quy
luật của tạo hóa. Luật này không miễn trừ cho bất cứ ai hoặc định chế nào. Quy
luật huyền biến của vũ trụ, sự vật thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh, nên
mới tiến bộ theo thời, cái mới ra đời thay thế cái cũ lạc hậu phải ra đi. Nhưng
trước khi sự việc thay đổi xảy ra đều có hiện tượng báo trước mà nhiều khi con
người không để ý. Hiện tượng đó được gọi là “Điềm”.
"Điềm" là hiện tượng bất thường dẫn đến
một suy nghiệm tiên tri, hoặc chứng nghiệm về một sự kiện sẽ xảy đối với cuộc
sống con người được xác định đúng trong tương lai.
Có hai yếu tố xác quyết liên quan đến khái niệm "Điềm" như sau:
Có hai yếu tố xác quyết liên quan đến khái niệm "Điềm" như sau:
1- Phải có yếu tố dự đoán về một sự kiện sẽ xảy ra
trong tương lai và được chứng nghiệm đúng.
Thí dụ như, vài tuần trước khi xảy ra trận động đất và sóng thần năm 2011, các ngư dân tại các vùng phía Đông Bắc nước Nhật phát hiện nhiều con cá Oarfish dính trong lưới. Họ cho là “Điềm gở” và dự đoán nước Nhật sẽ gặp chuyện chẳng lành.
Đúng như dự đoán, ngày 11/03/2011, một trận động đất
có tâm chấn cách thủ đô Tokyo 382 km về phía Đông Bắc đã xảy ra. Với cường độ 9
độ Richter, trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử nước Nhật, gây ra nhiều cơn
sóng thần khủng khiếp tàn phá miền Đông Bắc nước Nhật, làm cho 19.000 người
thiệt mạng, các ngôi làng gần biền bị tàn phá hoàn toàn.
Sau khi nghiên cứu dự đoán của các ngư dân, cơ quan
truyền thông Iore của Nhật loan báo, Oarfish là loại cá hiếm, mình dẹp và có
chiều dài như rắn, chỉ sống ở độ sâu vài trăm thước dưới mặt nước, tập trung
trong các đường nứt của vòng đai lửa, loại cá này đã bị đẩy lên mặt nước bởi
các chấn động thông thường trước khi trận động đất lớn xảy ra.
2- Có thể hiện tượng bất thường xảy ra không có dự
đoán, nhưng sau khi sự kiện đã xảy ra thì có sự liên hệ đến hiện tượng bất
thường trước đó.
Thí dụ như, sau trận động đất 7 độ Richter ở Tứ
Xuyên vào ngày 12/5/2008, dân cư trong vùng mới nhớ
đến một hiện tượng bất thường xảy ra trước đó, là ếch nhái rời bỏ chỗ ở di cư
hàng loạt ra khỏi Tứ Xuyên. Hiện tượng bất thường này được coi là “Điềm”.
Như vậy, “Điềm” là dấu hiệu báo trước sự kiện bất thường sắp xảy ra. Nó được phân ra hai loại:
Như vậy, “Điềm” là dấu hiệu báo trước sự kiện bất thường sắp xảy ra. Nó được phân ra hai loại:
- Điềm lành báo trước sẽ gặp sự việc tốt đẹp. Chẳng hạn như cây thiên tuế trước nhà trổ hoa hay trong sân vườn có cây hoa đẹp nở nghịch mùa thì chủ nhà sắp được tài lộc.
- Điềm
gở báo trước sự việc chẳng lành sắp đến. Như mưa sao băng, núi bị sạt lở,
bầu trời không có mây đen (chuyển mưa) mà có sấm động (sấm sét), cột cờ gẫy
trước khi ra chiến trận, mực nước tại bãi biển tự nhiên bị rút ra xa…
Trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Mao Trạch
Đông”, viết theo lời kể của Tiểu Mạch (người chăm sóc sức khỏe cho Mao suốt
20 năm), thuật lại câu chuyện xảy ra vào những ngày cuối đời Mao như sau:
“Chiều thứ Tư ngày 10/3/1976, cô thư ký đọc báo cho Mao nghe, vào ngày thứ Hai 8-3-1976 có một thiên thạch rơi với tốc độ lớn vào khí quyển địa cầu, cháy sáng như một quả cầu lửa khổng lồ rồi phát nổ trên vùng trời ngoại ô Cát Lâm. Thiên thạch nổ bắn ra khắp nơi, tạo thành trận mưa thiên thạch. Trong đó có 3 tảng lớn rơi xuống tạo thành hố sâu. Tảng lớn nhất nặng gần 1.8 tấn.
Mao nghe xong, nhờ người đỡ ngồi dậy ra đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, rồi trầm ngâm nói: "Trung Hoa có một thuyết gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng, ngụ ý nói nếu nhân gian sắp xảy ra một biến cố lớn thì thiên nhiên sẽ có những điềm báo trước. Trời long, đất lở, đá lớn từ trên không rơi xuống là điềm gở. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Công qua đời đều xảy ra các hiện tượng bất thường như sao rụng, đá rơi".
“Chiều thứ Tư ngày 10/3/1976, cô thư ký đọc báo cho Mao nghe, vào ngày thứ Hai 8-3-1976 có một thiên thạch rơi với tốc độ lớn vào khí quyển địa cầu, cháy sáng như một quả cầu lửa khổng lồ rồi phát nổ trên vùng trời ngoại ô Cát Lâm. Thiên thạch nổ bắn ra khắp nơi, tạo thành trận mưa thiên thạch. Trong đó có 3 tảng lớn rơi xuống tạo thành hố sâu. Tảng lớn nhất nặng gần 1.8 tấn.
Mao nghe xong, nhờ người đỡ ngồi dậy ra đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, rồi trầm ngâm nói: "Trung Hoa có một thuyết gọi là Thiên Nhân Cảm Ứng, ngụ ý nói nếu nhân gian sắp xảy ra một biến cố lớn thì thiên nhiên sẽ có những điềm báo trước. Trời long, đất lở, đá lớn từ trên không rơi xuống là điềm gở. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Công qua đời đều xảy ra các hiện tượng bất thường như sao rụng, đá rơi".
Sau hơn 4 tháng, vào ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Đường Sơn (Hà Bắc) làm thiệt mạng hơn 240 ngàn người và 160 ngàn người bị thương. Không biết chuyện thiên thạch rơi và cơn động đất có tác động gì đến sức khỏe của Mao không, nhưng đến ngày 9/9/1976 thì Mao qua đời. Dư luận cho rằng, 3 tảng thiên thạch lớn rơi xuống đất là điềm báo hiệu đảng CS Trung Quốc mất 3 nhân vật cao cấp trong năm 1976, đó là Tổng tư lệnh quân đội Chu Đức, Thủ tướng Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông”.
Năm 1976 là năm có 3 tháng dương lịch 1, 2, 3, ngày dương lịch đều trùng với ngày âm lịch. Từ ngày 1-1-1976 (mùng 1 tháng Chạp năm Ất Mão) đến ngày 30-3-1976 (30 tháng Hai năm Bính Thìn).
Và đầu năm 1997, sau cơn sao bang, một tảng thiên
thạch lớn rơi xuống tỉnh Sơn Đông, 4 ngày sau, Đặng Tiểu Bình chết lúc 9 giờ
tối thứ Tư ngày 19-2-1997. Đặng Tiểu Bình là người gây ra cuộc chiến tranh
Trung-Việt vào năm 1979, đã đẩy 300 ngàn quân tấn công Việt Nam để cũng cố
quyền lực cá nhân. Đặng cũng chính là người đã nói câu “Việt Nam là bọn côn
đồ, phải dạy cho bọn chúng một bài học” trong chuyến viếng thăm mấy nước Á
châu vào tháng 12 năm 1978.
Còn Sấm ký là những dự báo hợp lý, được đưa
ra trước để tiên tri những điều sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng rất khó bàn.
Như Sấm Trạng Trình là cuốn sách ghi lại những lời tiên tri của cụ Nguyễn Bỉnh
Khiêm về các biến cố chính của nước Việt Nam trong khoảng hơn 500 năm (từ năm
1509 đến năm 2019).
Chẳng hạn như câu Sấm “Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây” nói về thời Tây
Sơn, Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm chiếm nước Nam. Khi đến thành
Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân bắc một cây cầu nổi bằng tre ngang sông
Hồng. Sau khi dẹp được giặc Thanh ở trận Ðống Ða vào năm Kỷ Dậu (1789), đức
Nguyễn Huệ lên ngôi xưng là Quang Trung Hoàng Ðế (từ trúc để chỉ tre và
non Tây là nhà Tây Sơn).
Sấm giảng là quyển sách
ghi lại những lời dạy dỗ về đạo pháp của một bậc thầy, khuyên người đời làm
lành lánh dữ và trong đó có nhiều lời tiên tri về một số các biến cố chính trị
của đất nước sắp xảy ra. Như quyển “Khuyên người đời Tu niệm” của đức
Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ đạo Hòa Hảo viết vào năm 1939 (Kỷ Mão).
Và Cơ bút là nghi lễ cầu cơ và chấp bút, là
nền tảng của đạo Cao Đài. Cơ bút được cho là đã khai sinh ra và là phương tiện
truyền giảng đạo pháp của tôn giáo này. Cầu cơ và chấp bút là những phương pháp
thông linh, đạo Cao Đài gọi là những phương pháp Thông Công.
Con hãy phân biệt và ghi nhớ.
*
Lang
Biang
Lang Biang là hai ngọn núi nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh Lang Biang nằm ở
độ cao 2167 m so với mặt biển.
Ngày xưa người Thượng (dân tộc thiểu số) sống trong
vùng này gọi một ngọn núi là Klăng (núi Ông) và ngọn núi kia là Biêng (núi Bà),
ghép chung thành Klăng Biêng. Về sau người Pháp phiên âm là Lang Biang, sau đó
người Kinh đổi thành Lâm Viên, gọi vùng cao nguyên này là cao nguyên Lâm Viên.
Lang Biang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt
và được xem như một biểu tượng của thành phố này. Trên núi có thể nhìn
thấy Suối Vàng và Suối
Bạc và toàn cảnh Đà Lạt với mây trắng và
sương mù.
Do nằm ở độ cao, Lang Biang được xem là một trong
những ngọn núi cao nhất vùng, hiện nay được xem là khu du lịch, nơi tìm hiểu nét
văn hóa dân tộc thiểu số và còn là điểm thu hút du khách thích mạo hiểm chinh
phục đỉnh cao.
Đà
Lạt
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang,
phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Bắc giáp với huyện Lạc Dương. Đông và Đông Nam giáp với
huyện Đơn Dương. Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng
trăm năm trước, Đà Lạt là địa phận cư trú của người Lạch và người Cil. Thành
phố Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các ngọn núi cao và nhiều dãy
núi liên tiếp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (1816 m).
- Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1408 m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2278 m), dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1629 m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Đà Lạt có nhiều nhiều dinh thự và biệt thự đẹp xây cất theo kiểu kiến trúc của người Pháp. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo Tàng Viện và nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.
- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (1816 m).
- Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1408 m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2278 m), dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1629 m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
Đà Lạt có nhiều nhiều dinh thự và biệt thự đẹp xây cất theo kiểu kiến trúc của người Pháp. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo Tàng Viện và nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương.
Bác sĩ Alexandre Yersin
Trước năm 1893, cao nguyên Lang Biang là nơi cư trú
của các sắc tộc người Thượng. Người Kinh đầu tiên muốn khám phá vùng rừng núi
Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều khó khăn, nên mãi đến cuối đời ông
vẫn không thực hiện được ý định.
- Năm 1880 và 1881, bác sĩ Hải quân Paul Néis và
trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng cao nguyên
này. Họ được xem là người đầu tiên đặt chân đến Lang Biang, mở đường cho nhiều
chuyến đi về sau của A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), Humann (1884).
- Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này thất bại.
- Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này thất bại.
Năm sau, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha
Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắc Lắc đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mekong
(địa phận Miên).
- Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền
Jean Marie Antoine de Lanessan, 3 lần đi khảo sát bằng đường bộ từ Sài Gòn
xuyên vào vùng người Thượng. Nhiệm vụ của Yersin là tìm hiểu tài nguyên về lâm
sản, khoáng sản... Và chiều ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra Lang Biang,
nên Yersin được xem là người đầu tiên tìm ra vùng đất này.
- Ngày 1/1/1899, Doumer ký nghị định thành lập tỉnh
Đồng Nai Thượng ở Trung Kỳ, với 2 cơ quan hành chính được thiết lập tại Tánh
Linh và cao nguyên Lang Biang.
- Ngày 20/4/1916, vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập
khu thị tứ cho tỉnh Lâm Viên.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt nhanh chóng phát triển.
- Ngày 30/10/1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định chuẩn y đạo dụ ngày 11/10 của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà
Lạt cùng với tỉnh Đồng Nai Thượng nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát
ở Đông Dương.
- Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Lâm
Viên tân lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
- Ngày 10/11/1950, vua Bảo Đại ký dụ số 4 QT/TD ấn
định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat)
năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là
67 km² với dân số 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng
nhanh bởi lượng người di cư từ miền Bắc, Đà Lạt được phát triển như một trung
tâm giáo dục và khoa học.
- Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên
Đức. Nhiều trường học, huấn luyện và viện nghiên cứu được thành lập như: Viện
Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt
(1960), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), Trường Chỉ huy và Tham mưu
(1967)...
- Sau năm 1975, dân số gia tăng bởi số lượng cán bộ
và dân miền Bắc nhập cư lên khoảng 86 ngàn người. Và vào những năm đầu thập
niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa
vào dịch vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của
Việt Nam.
- Tháng 2/1976, tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị
xã Đà Lạt xác nhập lại thành tỉnh Lâm Đồng.
Những
vụ sạt lở núi
Sạt
lở núi Cấm
Ngày 5/5/12, đoạn gần Vồ Đầu trên tuyến giao thông
nối từ chân núi với đỉnh núi Cấm, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) đã xảy ra vụ sạt
lở vách núi kinh hoàng. Tảng đá lớn nặng khoảng 10 tấn đã lăn
từ độ cao khoảng 300m xuống, đè bẹp chiếc xe 7 chỗ ngồi, làm thiệt
mạng 6 người. Đây là tai nạn thảm khốc lần đầu tiên xảy ra tại
vùng Núi Cấm.
Sạt
lở núi tại Nghệ An
- Ngày 11/7/2013, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
xảy ra vụ sạt lở núi khiến 5 người thương vong.
- Ngày 29/8/2013, đoạn đường qua xã Chiêu Lưu, huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có hàng chục nơi sạt lở nghiêm trọng, khiến đất đá từ trên
núi đổ xuống quốc lộ 7A, làm cho giao thông bị tắc nghẻn.
Sạt
lở núi tại Điện Biên
Ngày 23/8/2013, quốc lộ 279, đoạn đường từ
huyện Tuần Giáo đi thành phố Điện Biên Phủ bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng
do sạt lở núi. Khu vực sạt lở được xác định tại đoạn qua xã Nà Nhạn, huyện Điện
Biên. Cả một vạt núi 50 m, dài 150 m đã sạt xuống lấp ngang quốc lộ 279. Khối
lượng đất đá ước khoảng 60 ngàn m3. Đây là vụ sạt lở được ghi nhận
là nghiêm trọng nhất trên địa phận tỉnh Điện Biên từ xưa đến nay.
Sạt
lở núi tại Yên Bái
Ngày 25/8/13 hàng trăm tấn đất đá sạt lở trên quốc lộ 32, thuộc địa phận giáp ranh giữa huyện Than Uyên và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây tắc nghẽn giao thông.
Sạt
lở núi Lang Biang
Ngày 25/8/2013, núi Lang Biang có độ cao 2167m bị
sạt lở tạo thành một vệt dài rộng từ đỉnh xuống chân núi.
Anh Bon Đing Đim, sống dưới chân núi cho biết
trong đêm 25/8/13, âm thanh ầm ầm như sấm trời kéo dài 20 phút. Sáng ra, anh
thấy ngọn núi Lang Biang như bị xẻ đôi.
Vị trí sạt lở xuất phát từ gần đỉnh núi, một lượng
đá khổng lồ tuột xuống núi khoảng 500 thước, làm cho nhiều cây cổ thụ bị cuốn
ngã theo tạo thành một vết đỏ dài giống như núi bị nứt đôi.
Theo cư dân địa phương, vào năm 1970, núi Lang
Biang bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở thêm một
lần nữa và lần này nghiêm trọng hơn lần trước.
Theo nhạc sĩ Krajan Plin, một vị cao niên trong làng
sống lâu năm dưới chân núi cho biết, tất cả dân chúng sống ở vùng Nam Tây
Nguyên đều coi ngọn Lang Biang là núi thần. Ông nhận định: "Sạt lở núi
Lang Biang lần này sụp lở là hoàn toàn do thiên nhiên, bởi độ cao rất hiểm trở,
chỗ sạt lở thì không ai có thể phá hoại bằng dụng cụ lao động hay máy móc".
Theo truyền thuyết, ngọn núi này là công trình tạo
dựng cuối cùng của thần linh và được ví như một cái rốn trời. Núi Lang Biang
được xem là nơi linh thiêng như núi Cấm (Thất sơn) vì có nhiều truyền thuyết.
Các tộc người Lạch, Cil cư trú dưới chân núi đều cho rằng núi Lang Biang có một
sức mạnh mà không có biến cố nào có thể làm thay đổi được. Trong cuộc sống hằng
ngày, để nói đến những điều không tưởng, dân làng có câu nói: "Nếu làm
được như thế, thì núi LangBiang cũng phải sụp lở". Vì vậy, khi thấy
ngọn núi bị lở, nhiều người Lạch và Cil bàn tán cho rằng, núi Lang Biang sụp lở
là do thần linh đang tỏ thái độ không vừa lòng với chế độ và hiện tượng này báo
hiệu một điều gì bất thường sắp xảy ra.
Sấm
và điềm tiên đoán
a.
Những câu Sấm và “Điềm” đã được công nhận là đúng.
*
Sấm dự đoán chủ nghĩa CS tan rã
“Bao giờ đá nổi, lông chìm.
“Hồ khô, đồng cạn, búa liềm ra tro”.
Người dân cho là sấm này của cụ Trạng Trình, đoán về sự lien hệ tồn vong giữa chủ nghĩa CS và bốn nhân vật cao cấp Việt-Tàu: Tưởng, Mao, Hồ, Đồng. Tưởng Giới Thạch mất ngày 5 tháng 4 năm 1975, được chôn trên núi ở Đài Bắc (đá nổi). Mao chết ngày 9 /9/1976 (lông chìm). Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, xác bị ướp lộng kiếng (hồ khô). Phạm Văn Đồng chết ngày 29/4/2000 (đồng cạn). Lời sấm ký hiệu nghiệm, chủ nghĩa CS tan rã khắp nơi, còn lại 4 nước cố bám con đường “xã hội chủ nghĩa” là Tàu, Việt, Bắc Hàn và Cuba. Riêng Cuba chỉ là thứ CS nửa vời!
Người dân cho là sấm này của cụ Trạng Trình, đoán về sự lien hệ tồn vong giữa chủ nghĩa CS và bốn nhân vật cao cấp Việt-Tàu: Tưởng, Mao, Hồ, Đồng. Tưởng Giới Thạch mất ngày 5 tháng 4 năm 1975, được chôn trên núi ở Đài Bắc (đá nổi). Mao chết ngày 9 /9/1976 (lông chìm). Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, xác bị ướp lộng kiếng (hồ khô). Phạm Văn Đồng chết ngày 29/4/2000 (đồng cạn). Lời sấm ký hiệu nghiệm, chủ nghĩa CS tan rã khắp nơi, còn lại 4 nước cố bám con đường “xã hội chủ nghĩa” là Tàu, Việt, Bắc Hàn và Cuba. Riêng Cuba chỉ là thứ CS nửa vời!
*
Điềm suy tàn của nền “Đệ nhị Cộng Hòa”
Ở vùng quê Ninh Hải, tỉnh Phan Rang, có ngọn núi Đá
Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn, dân
địa phương gọi là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc, có
một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giống như
con dao, nên được gọi là hòn Đá Dao. Dân chúng xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ
Đá Dao” với ngụ ý, Đá Dao còn thì quỷ không thể xuất hiện.
Vào buổi chiều năm 1974, từ lưng chừng núi, ngọn Đá
Dao bị sạt lở, lăn xuống chân núi... Và đến mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn
Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một hiện tượng lạ chưa từng
thấy. Hàng đàn sâu bọ, nhất là sâu róm màu vàng xuất hiện dầy đặc, tràn qua
đường lộ và cầu Lăng Ông, tàn phá các loại hoa màu, ruộng lúa. Sâu bò đầy
đường, đầy đất, nên nhiều gia đình phải di tản...
Dân miền Trung cho rằng, hiện tượng ngọn Đá Dao bị
sạt lở và sâu vàng tràn ngập là “Điềm gở”, sau đó không lâu, chế độ Việt Nam
Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975.
*
Sấm ký Vô Vi
Vào hai năm 1977-1978 tại vùng Thất Sơn, từ Tịnh
Biên dài đến Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, dân cư ngụ đều nghe hai câu Sấm của đạo Vô Vi
ở núi Trà Sư, được phổ biến bởi các đồng nhi:
Chừng nào núi cấm đá rơi,
Là ngày ma quỷ hết thời quang vinh.
Đến khi núi Cấm bị sạt lở vào ngày 5 tháng 5 năm
2012, người viết mới nghiệm được nghĩa của hai câu này. Thì ra, chữ Cấm viết
hoa và từ ngữ “quang vinh” là từ ngữ mà chế độ CS thường dùng, như khẩu hiệu
“đảng CSVN quang vinh”.
Sau tháng 4 năm 1975, các ủy ban của CS mọc ra như
nấm như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Người đứng đầu được gọi là tỉnh ủy,
thành ủy... người dân đọc chữ “ủy” thành ra “quỷ”. Quá đúng, sau tháng 5 năm
2012, phong trào đấu tranh chống Tàu cộng đã bộc phát mạnh với những diễn biến làm
cho đảng CSVN phải hoảng sợ. Từ chỗ đàn áp điên cuồng những người yêu nước đến
những những trò hề... và thói quen bịp bợm, lọc lừa xảo trá, cho thấy đảng CSVN
đã hết thời quang vinh, đúng như câu Sấm ký.
b.
Những câu tiên tri, Sấm và Điềm đang chờ được công nhận là đúng
*
Lời tiên tri của cụ Diễn
Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà
Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán
trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS
sẽ chiếm Miền Nam sau khi HCM chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ
Nguyên Giáp. Hiện Võ Nguyên Giáp đã sống được 102 tuổi, mọi người đang chờ ngày
ông ta “đi theo” Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm lời tiên tri của cụ Diễn.
*
Năm Tỵ trong Sấm Trạng Trình
Trước khi nói đến năm Tỵ, xin nhắc lại những câu Sấm
Trạng Trình mà nhiều người suy ra thấy ăn khớp với tình hình Việt Nam từ năm
1975 trở đi, khi CS xâm chiếm miền Nam, xưng là "đỉnh cao trí tuệ",
áp dụng chính sách độc tài toàn trị, chà đạp nhân quyền, áp bức tôn giáo.
"...Ai còn khoe trí khoe năng,
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
Chưa từng thấy nay đời sự lạ,
Chốc lai mòng gá vạ cho dân!
Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?"
Lời bàn của Nhất Nguyên:
* Câu 1: Ai còn khoe trí khoe năng
Lời bàn của Nhất Nguyên:
* Câu 1: Ai còn khoe trí khoe năng
CS luôn vỗ ngực cho mình là "đỉnh cao trí
tuệ".
* Câu 2: Cấm kia bắt nọ hung hăng với người
CS cấm và bắt dân biểu tình chống Tàu cộng.
* Câu 3: Chưa từng thấy nay đời sự lạ
- Chiếm đoạt miền Nam mà gọi là giải phóng miền Nam.
- Nhà thương Từ Dũ đổi tên thành xưởng đẻ.
- Thay đổi tên nhiều con đường mang tên của những
anh hùng dân tộc bằng những tên bị CS lợi dụng.
- Đặt tên quái thai "Kinh tế thị trường theo
định hướng Xã hội Chủ nghĩa".
* Câu 4: Chốc lai mòng gá vạ cho dân!
* Câu 4: Chốc lai mòng gá vạ cho dân!
CS vu oan giá họa cho dân, bắt người yêu nước vì
phạm vào hai điều trong bộ luật hình sự: điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều
88 (tuyên truyền chống nhà nước). Điển hình là thủ đoạn dùng “bao cao su” giá
họa cho LS Cù Huy Hà Vũ.
* Câu 5: Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
* Câu 5: Muốn bình sao chẳng lấy nhân?
CS giao đất đai, biển đảo cho Tàu cộng để đổi lấy an
bình, không biết thu phục nhân tâm.
* Câu 6: Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
CS đàn áp tôn giáo, chiếm đoạt đất đai nhà cửa. Già
trẻ yêu nước đều bị tống vô tù, làm cho người dân hiền lành ghê sợ chế độ.
Nói đến năm Tỵ, Sấm viết:
"Hùm gầm khắp nẻo gần xa,
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời Sa Tăng.
Ngựa lồng, quỷ mới nhăn răng,
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời".
Lời bàn của Nhất Nguyên:
- Câu 7: Hùm gầm khắp nẻo gần xa
Năm Canh Dần (2010), những con hổ Á Châu gầm thét do
suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh khắp nơi trong khu vực, ảnh hưởng
đến thế giới. Nhân đó, những tên CS có tiếng tăm ở Hà Nội đã lên tiếng đòi cải
tổ chính trị làm cho đảng CS phải lo đối phó.
- Câu 8: Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời
Rồi qua năm Tân Mão (2011), các cuộc đấu tranh của
tôn giáo tại miền Nam và miền Trung, dân oan khiếu kiện, chống cưỡng chế đất
đai, những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng... làm nhà cầm quyền Cộng
sản đứng ngồi không yên.
- Câu 9: Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Năm Nhâm Thìn (2012), các phong trào đấu tranh trong
nước của năm giới (sĩ, nông, công, thương, binh) bắt đầu nổi dậy.
- Câu 10: Rắn qua sửa soạn hết đời Sa tăng
Qua năm Quý Tỵ (2013), nền kinh tế tiếp tục bị suy
thoái, những cuộc đấu đá để tranh giành quyền lực ở Bắc Bộ Phủ là một điều mà
mọi người tiên đoán là chế độ sắp tàn.
- Câu 11: Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng
Đến năm Giáp Ngọ (2014), chế độ Cộng sản mới suy
sụp.
- Câu 1: Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
- Câu 1: Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
Đến đây thì những tôn giáo quốc doanh do CS dàn dựng và chỉ đạo như Cao Đài quốc doanh, Hòa Hảo quốc doanh, Phật giáo quốc doanh, Công giáo quốc doanh... sẽ biến mất vì người dựng ra mình không còn tồn tại!
Nhận định
1.
Chế độ CS sụp đổ vì mất văn hóa
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Đối với nhân
loại yếu tố tinh thần này cũng quan trọng ngang với yếu tố vật chất là giống
nòi và đất đai. Lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của sự phát
triển về văn hóa. Tự phá hủy nền văn hóa sẽ dẫn tới sự diệt vong của dân tộc
đó. CSVN đã và đang phá hủy nền văn hóa của dân tộc Việt bằng cách:
- Bỏ môn học Công dân Giáo dục và Việt sử (anh hùng
dân tộc).
- Đưa tiếng Tàu vào chương trình giáo dục.
- Phổ biến rộng rãi văn hóa Tàu trên khắp các tỉnh
thành.
- Tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc lũng đoạn thị
trường kinh tế VN.
- Làm ngơ trước sự hiện hiện của vài trăm ngàn người
Tàu đang sống bất hợp pháp tại VN.
Vì vậy, nền văn hóa Việt ngày càng suy đồi, đưa đến
tệ nạn mất đạo đức.
Trước đây, cụ Lê Quí Đôn cho rằng có 5 nguy
cơ làm hỏng đất nước, làm hỏng cả xã hội, đó là: “Trẻ không kính già, trò
không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt".
Xã hội Việt Nam hiện nay có đủ cả 5 nguy cơ này. Và
hơn nữa, tình trạng đàn áp dân chúng ngày càng gia tăng, tuổi trẻ yêu nước
chống Tàu cộng bị tống vào tù, tuổi già trung với nước tham gia biểu tình cũng
bị bắt giam và đày ải. Đây là triệu chứng suy tàn và là “Điềm” báo trước sự sụp
đổ của chế độ mất văn hóa.
2.
Chế độ CS sụp đổ vì tàn ác
Sấm Trạng Trình Toàn tập (Nguyễn Thiên Thụ), phần
XXV, trang 65 có ghi:
“Đồng giao đã có câu rằng,
57. Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ.
Bấy giờ quét sạch thử ly,
Xin ai nhớ lấy sấm ghi kẻo lầm.
Đương khi sấm chớp ầm ầm,
Chẳng qua khó số để găm trị bình,
Thất phu dám chống thư sinh,
Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng.
Nực cười những lũ bàng quan,
59. Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe.
Thôi thôi mặc lũ thằng hề,
Gió mây ta lại đi về gió mây”.
Lời bàn:
- Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ
Ngụ ý nói, khi nhiều ngọn núi xanh bị sạt lở.
- Bấy giờ quét sạch thử ly
Thử ly là hồ ly, loài chồn cáo. Y nói đảng của Hồ
Chí Minh. Ngụ ý cho biết, đã đến lúc người dân nổi dậy giải thể chế độ CS.
- Thất phu giám chống thư sinh
Thất phu là côn đồ. Thư sinh là học sinh, sinh viên.
Công an cho côn đồ hành hung tuổi trẻ yêu nước.
- Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng
Dù là nhóm nhỏ, đấu tranh ô hợp thiếu tổ chức, nhưng
vẫn hiên ngang trước bạo lực. Thủy hoàng là Tần Thủy Hoàng.
- Nực cười những lũ bàng quan
Cán bộ cao cấp biết rõ sự việc đàn áp dã man của cấp
dưới nhưng không hề lên tiếng, chỉ cần tham nhũng kiếm thêm tiền là tốt.
- Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe
Biết chế độ sắp sụp đổ, nhưng muốn đàn áp phong trào
đấu tranh.
- Thôi thôi mặc lũ thằng hề
- Gió mây ta lại đi về gió mây
Hai câu này có hàm ý nói, việc mưu hại những người yêu nước như trò hề, đường ta ta cứ đi, tiếp tục đấu tranh thì chế độ CS sẽ sụp đổ.
3.
Chế độ CS sụp đổ do thiên định.
*Một đoạn cơ bút của bà chúa Liễu Hạnh tiên tri về
vận nước Việt Nam (1938)
“Khỉ về Gà gáy oa oa,
Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời. Quỷ Ma đến lúc đi đời,
Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng.
Chó mừng tân chủ rõ ràng,
Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương”.
Lời bàn:
Hai câu đầu nói, sẽ có chiến tranh trong 2 năm Bính
Thân (2016) và Đinh Dậu (2017).
Hai câu kế tiếp cho biết, CS (Quỷ ma là CS) sụp đổ
do trời đã định sẵn.
Hai câu chót báo, năm Mậu Tuất (2018) nước Việt sẽ
có vị nguyên thủ tài đức xuất hiện và nhiều người Việt hải ngoại sẽ trở về quê
hương xứ sở.
*
Câu Sấm miền Trung
Cùng thời với núi Đá Dao sụp lở, hai câu thơ đã xuất
hiện từ miền Trung:
Bao giờ ngọn núi Lâm Viên,
Tách đôi hai miếng là điềm cộng tan.
Lời bàn:
Thời gian qua, có ai nghĩ đến núi Lâm Viên tách đôi?
Và chữ cộng, mọi người đều tưởng là dấu cộng, tách ra hai miếng thì đâu còn là
cộng. Có ai biết chữ cộng viết hoa là Cộng sản?
Vì vậy, hiện tượng núi Lang Biang sạt lở (đường lở
như tách ngọn núi làm đôi) cùng với vụ sạt lở núi ở tỉnh Điện Biên (nơi CS
thắng Pháp) và các vụ sạt lở núi tại Nghệ An (quê của Hồ Chí Minh) đều là “Điềm
gở” báo hiệu sự suy tàn của chế độ.
*
Sạt đình Lại Đà
Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn
tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất
thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN.
Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm
lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực bị suy sụp.
4.
Đảng CS sụp đổ do vận nước.
Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp
chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay
là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã
hết “vận khí” nên suy sụp. Do hết “vận khí” nên đảng Cộng Sản sắp
sửa bị sụp đổ, vì vậy nhà cầm quyền CSVN bị dân chúng chống đối vì bán đất,
dâng biển đảo cho Tàu cộng, cướp đất đai và đàn áp dân lành. Nền kinh tế ngày
càng suy thoái, lụn bại. Tệ nạn tham nhũng và cướp bóc xảy ra khắp nơi. Nên
người viết nhận định, ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam không còn bao lâu
nữa, chỉ sớm hay muộn trong khoảng từ năm Giáp Ngọ (2014) đến năm Đinh Dậu
(2017) mà thôi.
chúng ta đều là những người sống trong xã hôi hiện đại, tất nhiên là cũng không đến mức vô sư, vô sách, bởi các cụ ta có câu rất hay như thế này, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, vậy nhưng cũng không phải vì thế mà duy tâm một cách mù quáng như vậy, đúng là cái gì cũng tận dụng để xuyên tạc được
ReplyDeletevui tính quá mức so với quy định rồi, dù không phải là chuyện gì hay ho nhưng mà núi sạt lở thì mùa mưa bão nào mà chẳng có , mà không có nước nào có núi đồi mà không có tình trạng sạt lở cả, nếu nói như vậy thì muốn bảo vệ chế đô chỉ cần trông rừng là được rồi, có đúng không nhỉ
ReplyDeletechẳng có lý do gì lại đi lấy sự kiện núi lang biang bí sạt lở mà nói rằng đó là điềm suy tàn của chế độ ta, điều đó thật nực cười, thế mới biết có một số người lại cứ có mong muốn là chế độ này sụp đổ, không dễ như vậy đâu, nhân dân việt nam chắc chắn sẽ không để điều đó xảy ra đâu
ReplyDeletechỉ vì một việc liên quan tới tự nhiên mà quy kết cho việc chế độ này có thể sụp đổ, đúng là người giàu trí tưởng tượng thật, nhưng xin thưa với các bác là đừng có mơ tưởng là chế độ này sẽ sụp đổ, nhân dân việt nam sẽ làm mọi cách để chế độ ta còn tồn tại, bởi đó là điều tốt nhất với nhân dân việt nam, đất nước việt nam
ReplyDeleteviệt nam có ba phần tư diện tích đất đai là đồi núi, việc đồi núi sạt lở là một hiên tượng tự nhiên hết sức bình thường ,tất nhiên là cũng có nguyên nhân rất quan trọng là do rưng bị tàn phá nữa, nhưng không phải vì thế mà ngây thơ cho rằng đó là tín hiệu liên quan tới sự suy tàn của chế độ, dù với bất cứu góc độ nào
ReplyDelete