Thứ ba 20 Tháng Tám 2013
Alan Rusbridger, tổng biên tập nhật báo
The Guardian - REUTERS /A. Winning
Tổng biên tập nhật báo The Guardian hôm nay khẳng định
một đại diện của chính quyền Luân Đôn yêu cầu ông hủy các ổ cứng chứa tài liệu
vụ Snowden. Dưới sức ép của chính phủ tờ báo khẳng định đã cho hủy các tài liệu
liên quan đến những tiết lộ của cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan an ninh Mỹ
Edward Snowden.
Hôm nay 20/08/2013, trên nhật
báo The Guardian, tổng biên tập Alan Rusbridger cho biết chính phủ Anh đã ép
buộc tờ báo này phải hủy các hồ sơ liên quan đến thông tin mà tờ báo được nhân
viên Edward Snowden cung cấp, nếu không Guardian sẽ bị kiện.
Tổng biên tập Rusbriger cho
biết thêm là ông đã được liên hệ bởi một quan chức cao cấp nói là đại diện cho
quan điểm của Thủ tướng ». Sau đó lãnh đạo tờ báo đã có hai cuộc gặp với vị
quan chức nói trên. Vị đại diện này đã yêu cầu ông trao hoặc hủy tất cả các thiết bị
đang được sử dụng làm việc.
Sau khi được nhân viên tư vấn
kỹ thuật Mỹ Snowden cung cấp cho hàng nghìn tài liệu mật, nhật báo Anh đang
chuẩn bị tiếp tục tung ra những tiết lộ về chương trình theo dõi thông tin do
Cơ quan Anh ninh Mỹ (NSA) cũng như các đồng nghiệp Anh tiến hành.
Ông Alan Rusbridger tuyên bố là
chính phủ đã dọa sẽ kiện tòa báo để thu hồi các tài liệu mật này, nếu The
Guardian không tự tiêu hủy. Trong bài viết hôm nay, tổng biên tập báo còn kể
lại cách đây một tháng đã nhận được một cú điện thoại từ chính phủ Anh nói rằng
: « Các vị đã vui chơi thoải mái rồi, bây giờ chúng tôi muốn các vị trao lại
cho chúng tôi những thứ đó ».
Lãnh đạo tờ báo khẳng định do
sức ép của chính phủ, The Guardian đã cho hủy các ổ cứng ngay tại tòa trước sự
chứng giám của hai chuyên gia của cơ quan mật vụ Anh. Đồng thời ông Alan
Rusbridger cũng nói thêm là việc làm này đã làm chính quyền hài lòng nhưng nó
chỉ là « hành động vô ích » được quyết định bởi những con người chẳng hiểu gì
về thời đại kỹ thuật số.
Bài báo của tổng biên tập The
Guardian được đăng tải giữa lúc chính quyền Anh đang bị dư luận phản ứng gay
gắt vì vụ câu lưu 9 giờ David Miranda, bạn trai của nhà báo đã trực tiếp phỏng
vấn Snowden và phát giác ra chương trình theo dõi thông tin của cơ quan an ninh
Mỹ làm xáo động cả thế giới trong thời gian qua.
--------------------------------------------
BBC
Cập nhật: 03:55 GMT -
thứ ba, 20 tháng 8, 2013
Cảnh sát Anh (Scotland Yard) nói áp dụng điều luật
chống khủng bố để bắt giữ bạn đời của phóng viên tờ Guardian, người
công bố thông tin về hoạt động an ninh của Anh và Mỹ, là ‘đúng đắn
về mặt pháp lý và thủ tục’.
Cơ quan này đang đứng trước
cáo buộc rằng họ đã lạm quyền khi bắt giữ ông David Miranda chín
tiếng đồng hồ tại phi trường Heathrow hôm Chủ nhật ngày 18/8.
David Anderson QC, người thẩm
định độc lập các điều luật chống khủng bố của Anh, cho rằng bắt
giữ lâu như thế là ‘điều bất thường’.
Ông này cùng các chính trị
gia cao cấp của Anh đã lên tiếng kêu gọi cảnh sát phải giải thích
tại sao ông Miranda, 28 tuổi, bị bắt.
‘Cân nhắc kỹ càng’
Người đàn ông Brazil này bị
cầm chân tại phi trường Heathrow khi đang trên đường từ Berlin về Rio de
Janeiro, nơi ông đang chung sống cùng với ông Glenn Greenwald, phóng viên
tờ Guardian đã đăng tải những thông tin do Edward Snowden, cựu nhân viên
kỹ thuật của CIA, cung cấp.
Ông bị bắt giữ theo điều 7
của Đạo luật chống khủng bố năm 2000. Điều luật này cho phép cảnh
sát tạm giữ ai đó tại sân bay, bến cảng hay nhà ga đến chín tiếng
đồng hồ để phỏng vấn liệu họ có dính líu đến các hoạt động khủng
bố hay không.
Miranda nói rằng ông bị giam
trong một căn phòng và bị thẩm vấn về ‘toàn bộ cuộc đời’.
Scotland Yard vẫn không cho
biết nguyên cớ Miranda bị bắt giữ. Cơ quan này ra thông cáo tối thứ
Hai ngày 19/8 rằng việc ‘thẩm tra’ Miranda nằm trong một ‘quy trình
quyết định kỹ lưỡng’.
“Quy trình đã được xem xét
cẩn thận để đảm bảo rằng việc thẩm tra này là cần thiết và phù
hợp,” thông cáo cho biết.
“Chúng tôi đánh giá rằng
cảnh sát sử dụng quyền hành trong trường hợp này là đúng đắn về
mặt pháp lý và thủ tục.”
“Không như nhiều báo đã đưa
tin, chúng tôi đề xuất cho ông ta (Miranda) có đại diện pháp lý trong
quá trình thẩm vấn và một luật sư đã có mặt.”
Ở Đức, Miranda đã ở nhà
của nhà làm phim người Mỹ Laura Poitras, người cùng làm việc với
phóng viên Greenwald và tờ Guardian về những tài liệu mật mà Snowden
rò rỉ, tờ báo này cho biết.
‘Bị đe dọa’
Guardian cũng nói thêm rằng
Miranda bị chặn khi đang trên đường ‘chuyển tài liệu’ qua lại giữa ông
Greenwald và bà Poitras.
“Tôi bị giam trong một căn phòng với sáu
nhân viên công quyền vào ra liên tục truy vấn tôi về tất cả mọi thứ –
về cả cuộc đời tôi,” Miranda phát biểu với báo giới sau khi ông trở
lại Brazil hôm thứ Hai ngày 20/8.
“Họ tịch thu máy tính, máy
trò chơi điện tử, điện thoại di động và thẻ nhớ của tôi – tất cả
mọi thứ,” ông nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn
khác với tờ Guardian, ông nói: “Họ đe dọa tôi luôn luôn và nói rằng
nếu không hợp tác thì họ sẽ bỏ tù tôi,”
“Họ đối xử như thể là tôi
là tội phạm hay kẻ sắp sửa tấn công nước Anh..., nhưng tôi biết tôi
chẳng làm gì sai.”
Hoa Kỳ cho biết các quan
chức Anh đã thông báo cho họ về việc bắt giữ Miranda nhưng cũng nói
thêm rằng đây là quyết định của phía Anh và ‘không hề có sự chỉ đạo
gì’ từ phía Mỹ.
Ngoại trưởng Brazil Antonio
Patriota đã gọi vụ bắt giữ này là ‘không thể biện minh được’ và đòi
Ngoại trưởng Anh William Hague phải có câu trả lời.
Về phần mình, Phủ Thủ
tướng Anh nói rằng vụ việc chỉ là ‘hoạt động đơn thuần của cảnh
sát’.
-------------------------------------------
20.08.2013
http://www.voatiengviet.com/content/anh-tham-van-nguoi-cong-tac-voi-ky-gia-the-guardian/1733243.html
Cảnh sát London nói việc dùng
luật chống khủng bố để bắt giữ và thẩm vấn người cộng tác của một nhà báo đăng
những tin tức mật của Hoa Kỳ bị tiết lộ là “đúng luật và đúng thủ tục.”
Nhà cầm quyền, trong một tuyên bố ngày hôm nay, nói rằng việc thẩm vấn ông David Miranda, người Brazil, cộng tác với ông Glenn Greenwald của báo The Guardian là “cần thiết và phù hợp” sau khi ông Greenwald viết về chương trình theo dõi của Mỹ căn cứ trên những tiết lộ của nhân viên khế ước an ninh Hoa Kỳ Edward Snowden.
Cảnh sát London nói việc thẩm vấn ông Miranda, 28 tuổi là “cần thiết và phù hợp” và nói thêm là ông Miran đã được cho biết có quyền có đại diện pháp lý và có sự tham dự của một luật sư trong khi bị thẩm vấn.
Ông Miranda bị giữ để thẩm vấn trong gần 9 giờ đồng hồ hôm Chủ Nhật sau khi bị giữ lại tại phi trường Heathrow ở London khi trên đường từ Berlin về nhà của ông ở Rio de Janeiro.
Ông Greenwald, một người Mỹ làm việc cho báo Guardian có trụ sở tại Anh, nói ông Miranda bị từ chối tiếp cận với luật sư.
Ông nói các giới chức tịch thu tất cả các dụng cụ truyền thông điện tử của ông Miranda - kể cả điện thoại di động, DVD và những dữ liệu được mã hóa chứa trong máy của ông - trong đó có những tài liệu liên hệ đến việc điều tra của ông Greenwald về chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ.
Dân biểu Keith Vaz của Anh nói ông đang yêu cầu cảnh sát giải thích việc này. Ông nói thật “đặc biệt” là cảnh sát biết được ông Miranda là người cộng tác với ông Greenwald, và nhà cầm quyền nhắm vào những người cộng tác của những người có liên hệ đến sự tiết lộ của ông Snowden.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói, hôm thứ Hai, các giới chức Anh báo cho các đồng nghiệp Mỹ biết trước khi câu lưu ông Miranda. Tuy nhiên, ông Earnest nói các giới chức Hoa Kỳ không yêu cầu nhà cầm quyền Anh thẩm vấn ông Miranda và không liên hệ đến vụ này.
Ông Greenwald trong một bài viết đăng trên trang mạng của báo Guardian viết là việc bắt giữ ông Miranda nhằm đe dọa “những người như chúng tôi đưa tin về Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và đối tác Anh là Trụ sở Thông tin của Chính phủ Anh GCHQ.”
Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng”về sự kiện này mà bộ cho rằng không biện minh được vì liên hệ đến “một cá nhân mà không có một truy tố nào đảm bảo cho việc sử dụng biện pháp pháp lý này.”
Luật về Khủng bố của Anh được ban hành năm 2000 và chỉ áp dụng tại các phi trường, bến cảng và khu vực biên giới.
Ông Miranda có mặt tại Berlin để trao những tài liệu liên hệ đến cuộc điều tra của ông Greenwald về chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ cho bà Laura Poitras, một nhà làm phim tài liệu đã giúp phổ biến những tiết lộ của Snowden. Ông trở về Brazil với những tài liệu khác.
Tờ Guardian, trả tiền cho chuyến bay của ông Miranda, đưa ra một tuyên bố nói rằng “rất kinh ngạc về việc bắt giữ ông Miranda và sẽ yêu cầu nhà cầm quyền Anh nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề.”
Hội Ân Xá Quốc tế nói ông Miranda “rõ ràng là nạn nhân của chiến thuật trả thù” và “không có căn cứ để tin là ông này là một mối đe dọa đối với chính phủ Anh.”
Cảnh sát London có thẩm quyền về trường hợp này, trong một tuyên bố nói ông Miranda bị cầm giữ hợp pháp theo Luật về khủng bố và sau đó được trả tự do. Cảnh sát London không cho biết thêm chi tiết.
Nhà cầm quyền, trong một tuyên bố ngày hôm nay, nói rằng việc thẩm vấn ông David Miranda, người Brazil, cộng tác với ông Glenn Greenwald của báo The Guardian là “cần thiết và phù hợp” sau khi ông Greenwald viết về chương trình theo dõi của Mỹ căn cứ trên những tiết lộ của nhân viên khế ước an ninh Hoa Kỳ Edward Snowden.
Cảnh sát London nói việc thẩm vấn ông Miranda, 28 tuổi là “cần thiết và phù hợp” và nói thêm là ông Miran đã được cho biết có quyền có đại diện pháp lý và có sự tham dự của một luật sư trong khi bị thẩm vấn.
Ông Miranda bị giữ để thẩm vấn trong gần 9 giờ đồng hồ hôm Chủ Nhật sau khi bị giữ lại tại phi trường Heathrow ở London khi trên đường từ Berlin về nhà của ông ở Rio de Janeiro.
Ông Greenwald, một người Mỹ làm việc cho báo Guardian có trụ sở tại Anh, nói ông Miranda bị từ chối tiếp cận với luật sư.
Ông nói các giới chức tịch thu tất cả các dụng cụ truyền thông điện tử của ông Miranda - kể cả điện thoại di động, DVD và những dữ liệu được mã hóa chứa trong máy của ông - trong đó có những tài liệu liên hệ đến việc điều tra của ông Greenwald về chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ.
Dân biểu Keith Vaz của Anh nói ông đang yêu cầu cảnh sát giải thích việc này. Ông nói thật “đặc biệt” là cảnh sát biết được ông Miranda là người cộng tác với ông Greenwald, và nhà cầm quyền nhắm vào những người cộng tác của những người có liên hệ đến sự tiết lộ của ông Snowden.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói, hôm thứ Hai, các giới chức Anh báo cho các đồng nghiệp Mỹ biết trước khi câu lưu ông Miranda. Tuy nhiên, ông Earnest nói các giới chức Hoa Kỳ không yêu cầu nhà cầm quyền Anh thẩm vấn ông Miranda và không liên hệ đến vụ này.
Ông Greenwald trong một bài viết đăng trên trang mạng của báo Guardian viết là việc bắt giữ ông Miranda nhằm đe dọa “những người như chúng tôi đưa tin về Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và đối tác Anh là Trụ sở Thông tin của Chính phủ Anh GCHQ.”
Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng”về sự kiện này mà bộ cho rằng không biện minh được vì liên hệ đến “một cá nhân mà không có một truy tố nào đảm bảo cho việc sử dụng biện pháp pháp lý này.”
Luật về Khủng bố của Anh được ban hành năm 2000 và chỉ áp dụng tại các phi trường, bến cảng và khu vực biên giới.
Ông Miranda có mặt tại Berlin để trao những tài liệu liên hệ đến cuộc điều tra của ông Greenwald về chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ cho bà Laura Poitras, một nhà làm phim tài liệu đã giúp phổ biến những tiết lộ của Snowden. Ông trở về Brazil với những tài liệu khác.
Tờ Guardian, trả tiền cho chuyến bay của ông Miranda, đưa ra một tuyên bố nói rằng “rất kinh ngạc về việc bắt giữ ông Miranda và sẽ yêu cầu nhà cầm quyền Anh nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề.”
Hội Ân Xá Quốc tế nói ông Miranda “rõ ràng là nạn nhân của chiến thuật trả thù” và “không có căn cứ để tin là ông này là một mối đe dọa đối với chính phủ Anh.”
Cảnh sát London có thẩm quyền về trường hợp này, trong một tuyên bố nói ông Miranda bị cầm giữ hợp pháp theo Luật về khủng bố và sau đó được trả tự do. Cảnh sát London không cho biết thêm chi tiết.
No comments:
Post a Comment