Saturday,
August 3, 2013
Some
bloggers from the network of Vietnamese bloggers had a two-hour meeting with a
high-rank official of the Office of United Nations High Commissioner for Human
Rights (OHCHR) this Wednesday.
These
bloggers represented all three regions of the country. They were Nguyen Lan
Thang, Doan Trang from Hanoi, Nguyen Anh Tuan from the central city of Danang,
Nguyen Thao Chi and Nguyen Nu Phuong Dung from Sai Gon.
“We
are here today, though different in age, gender, location, and profession, to
share a common concern. All of us are bloggers who object to the state abuse of
laws to restrict citizens’ freedom rights,” said 23-year-old blogger Nguyen Anh
Tuan.
Abusing
laws to crack down on bloggers
During
the meeting, the bloggers described the current political situation in Vietnam,
where the government has concluded and ratified the UN Universal Declaration of
Human Rights and other human rights conventions. Also, it is now actively
running for a seat in the United Nations Human Rights Council for the tenure of
2014-2016. Nonetheless, Vietnam still maintains a system of law that
contradicts the Declaration and other related conventions.
In
the Vietnamese system of law, the three most infamous provisions of the Penal
Code, including Article 79, Article 88 and Article 258, have been being
extensively used by the State to harass, detain and imprison bloggers, or
net-writers in general. The fact is that very recently, three bloggers were
arrested within less than one month. They were accused of violating Article 258
of the Penal Code, “abusing democratic rights to infringe upon the interests of
the State, the legitimate rights and interests of organizations and citizens.”
This provision is vague enough to form a chain to bind any blogger who writes
things the government dislikes.
Confronted
with this reality, over 100 bloggers across Vietnam have decided to build a
network to release a joint statement against the state abuse of laws,
particularly Article 258 of the Penal Code. Notably, instead of restricting
themselves to sending the Statement only to the government, this time,
Vietnamese bloggers have been and will continue sending it to international
organizations, including the United Nations Human Rights Council and OHCHR.
This to provide the international community with an insight into human rights
issues in Vietnam.
“Bloggers,
document the evidence”
The
high-ranking official from OCHCR said the Office is aware that human rights
violations in Vietnam are now profoundly serious with successive arrests of and
crackdowns on bloggers as well as political dissidents. However, because OHCHR
has not opened a representative office in Vietnam, or to put it precisely, the
Vietnamese government does not welcome an OHCHR’s representative office located
in Vietnam, the Offfice faces challenges in access to information to gather
evidence the official said before she encouraged more bloggers or victims of
these injustices to raise their voice and tell their stories..
“Vietnamese
bloggers and human rights activists should document all important cases, as of
what happened, to whom, where and when. You don’t need to write a
three-page-long report, but you need to include basic information and send it
to us via the United Nations’ mechanism to protect human rights, such as the
Special Procedures Rapporteur,” the official said. She also gave the bloggers
some documents on the Special Procedures of the United Nations Human Rights
Council.
The
high-rank offcial of OHCHR showed particular concern about the case of Dieu
Cay, the blogger who was on hunger strike serving his 12-year prison term.
OHCHR has questioned the Vietnamese government on this case without getting a
response.
“We
are here to help you bloggers,” she stressed.
*
Wednesday, July 31, 2013
Tuyên
bố 258
- Chiều 31/7 tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các
blogger đại diện cho mạng lưới blogger chính trị Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ,
trao đổi kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ với người đại diện của OHCHR phụ trách
về nhân quyền khu vực Đông Nam Á.
Có
mặt tại buổi gặp là một số blogger đến từ cả ba miền của đất nước: Nguyễn Lân
Thắng, Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Thảo Chi và
Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn). “Chúng tôi đến đây, tuy khác nhau về độ tuổi,
giới tính, tỉnh thành, nghề nghiệp, nhưng chúng tôi có điểm chung, là đều là
những blogger muốn chống lại việc nhà nước lạm dụng pháp luật trấn áp quyền tự
do của người dân” – blogger Nguyễn Anh Tuấn, 23 tuổi, phát biểu tại cuộc gặp.
Lợi
dụng pháp luật để đàn áp blogger
Các
blogger đã mô tả sơ qua về bối cảnh chính trị hiện nay tại Việt Nam: Chính phủ
Việt Nam đã ký kết, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc cùng
nhiều công ước quốc tế về nhân quyền có liên quan. Việt Nam cũng đang tích cực
chạy đua vào chiếc ghế thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
(UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn duy trì một hệ thống
luật pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền và các công ước quốc tế liên
quan.
Trong
hệ thống luật pháp đó, hiện tại, nổi lên ba điều khoản trong Bộ luật Hình sự,
gồm Điều 79, 88 và 258, đang được Nhà nước sử dụng để bắt bớ, đàn áp, truy tố
và kết án tù đối với các blogger hay có thể gọi là những người viết trên mạng
(net-writer). Thực tế là gần đây, chỉ trong vòng một tháng, đã có tới ba
blogger bị bắt giam và bị buộc tội vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự, “lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân”. Đây là một điều khoản với ngôn ngữ pháp lý mơ hồ, chung
chung, đủ để trở thành một cái vòng kim cô rất rộng để chụp lên đầu bất kỳ
blogger nào viết những điều chính quyền không thích.
Trước
tình hình đó, hơn 100 blogger Việt Nam đã quyết định hình thành một mạng lưới
blogger chính trị và đưa ra Tuyên bố chung lên án việc Nhà nước lạm dụng pháp
luật, cụ thể là Điều 258 Bộ luật hình sự. Đặc biệt, thay vì chỉ gửi kiến nghị
tới Chính phủ, lần này, blogger Việt Nam đã, đang và sẽ gửi Tuyên bố tới các tổ
chức quốc tế, bao gồm cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Văn phòng Cao uỷ
Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, để cộng đồng quốc tế có cái nhìn chân thực về tình
hình nhân quyền ở Việt Nam.
“Blogger
hãy thu thập bằng chứng”
Người
đại diện OCHCR cho biết: OHCHR hiểu tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
hiện nay là khá nghiêm trọng, với những vụ bắt giữ nối tiếp nhau và những hành
động trấn áp nhằm vào blogger cũng như những người bất đồng chính kiến. “Tuy
nhiên, vấn đề là OHCHR không mở văn phòng đại diện ở Việt Nam, mà nói cho đúng
là Chính phủ Việt Nam không muốn cho chúng tôi mở văn phòng ở đó” – bà mỉm cười
– “cho nên OHCHR gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin để thu thập bằng
chứng”.
“Blogger
và những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam cần ghi lại (document) tất cả các
vụ việc: Chuyện gì đã xảy ra? Với ai? Ai gây ra? Ở đâu? Bao giờ? Các bạn không
nhất thiết phải viết một báo cáo dài tới 3 trang giấy, nhưng cần có những thông
tin căn bản đó để gửi cho chúng tôi, theo một cơ chế bảo vệ nhân quyền đặc biệt
của Liên Hợp Quốc, gọi là Special Procedures Rapporteur” *.
Bà
gửi một số lời khuyên hữu ích đến các blogger Việt Nam, đồng thời gửi kèm một
loạt tài liệu về cơ chế SPR của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Vị
quan chức của OHCHR tỏ ra đặc biệt quan tâm đến trường hợp blogger Điếu Cày –
“người chịu án tù 12 năm và hiện đang tuyệt thực”. OHCHR đã chuẩn bị sẵn sàng
để chất vấn Chính phủ Việt Nam về việc này.
"Chúng
tôi ở đây là để giúp các bạn" - bà nhấn mạnh.
---------------------------------------------------
Blog Archive
No comments:
Post a Comment