Tam (Ba Sàm)
29-8-2013
Tốt nghiệp đại học kinh tế ít
lâu sau 1975, anh được tuyển dụng vào một cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Từ đó đến
nay anh đã trãi qua nhiều cơ quan, đã sống và làm việc tại nhiều địa phương các
cấp cho đến khi về hưu tại quê nhà.
Sau khi đọc những bài tranh
luận của các vị trí thức thuộc hai lề: lề đảng và lề dân trên các blog chính
trị, anh thấy mình vỡ ra nhiều điều và thầm cảm phục và cám ơn các vị trí thức
đã mở mắt cho anh.
Anh đã thấy những gì từ sau
ngày đổi mới?
Anh đã thấy những thay đổi của
đất nước, anh đã thấy trên những làng quê nghèo những con đường bê tông thay
thế những con đường đất sỏi ngày xưa, những ngôi trường mái ngói đỏ au thay cho
những mái trường tàn tạ sụp đổ vì chiến tranh, những nóc chợ kiên cố mới xây
thay thế những túp lều chợ ở mỗi xóm làng, những kêng mương thủy lợi dọc ngang
đồng ruộng và những công trình dân sinh, công cộng mới được xây dựng…
Anh biết ơn đảng & chính
phủ.
Nhưng thực tế cuộc sống, những
năm tháng còn làm việc đã chỉ cho anh biết thêm những điều ẩn giấu đằng sau cái
diện mạo đẹp đẻ đó:
TRƯỜNG HỌC: xây mỗi phòng học
kinh phí nhà nước chi hết 80 triệu đồng, sử dụng không lâu mà tường vách sứt
sẹo, cửa nẻo xiêu vẹo, nền nhà dọp bể , trong khi phòng học nhân đạo do tổ chức
NGO đứng ra trực tiếp đấu thầu tư nhân xây có 60 triệu mà chất lượng một trời
một vực: vững chãi, sáng sủa, tường sơn nước, cửa sổ hai lớp chống mưa nắng,
bảng chống lóa… Chất lượng như vậy mà chủ thầu cho nhà nước còn bị lỗ vốn vì
phải chi đủ thứ tiền tiêu cực, cuối cùng còn phải chi bồi dưỡng mới rút được
tiền ngân hàng. Còn nhà thầu cho tổ chức NGO dù khâu giám sát rất chặt chẽ,
nghiệm thu công trình rất nghiêm túc nhưng rốt cục chủ thầu vẫn có lãi, làm cho
NGO hai năm họ đã dư tiền sắm xe ô tô riêng.
Như vậy tiền thất thoát của nhà
nước chảy về đâu?
CHỢ BÚA: ông chủ tịch xã quy
hoạch chợ mới ngay trước mặt nhà mình. Nhà ông chủ tịch và cả lô đất ven đường
của ông trở thành đất vàng.
Hết nhiệm kỳ chủ tịch ông sang
làm bí thư xã, sau đó được điều động lên làm lãnh đạo huyện (có lẽ lại ông tiếp
tục được đất ở trên huyện).
ĐƯỜNG SÁ: huyện làm đường giao
thông cho vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc…nhưng cũng là làm đường để quan chức
chở gỗ. Trong khi đó quy hoạch không cho người dân cất nhà trên trục đường mới
mở để kinh doanh. Nông dân bỏ ruộng, thanh niên nông thôn đổ ra thành phố làm
thợ hồ, thợ mộc, con gái đi mua bán ve chai, bán quán, bán cà phê… số còn lại ở
quê thì lên núi làm thuê dọn chồi, đốn gỗ, hoặc xuống biển mò tôm, bắt cá. Ông
chủ tịch huyện chẳng phải đi đâu, khi ông đương chức bổng lộc đến từ nhiều cửa,
khi ông về hưu tiền vẫn cứ chảy vô túi: mấy trăm/chục ha bạch đàn, keo
mỗi năm thu về mấy tỷ đồng (cho ông và đám quan chức thân tín có quy mô
sản xuất nhỏ hơn) khai thác xong có đường bê tông đến tận nơi chuyên chở thẳng
xuống nhà máy chế biến dăm gỗ. Thằng cháu ông làm công nhân vô thăm nhà bác
không dám mang dép vào vì thấy nhà quá sang trọng.
ĐẤT ĐAI: cứ quy hoạch xong đại
lộ xong là chia đất cho quan chức. Cơ quan lấy đất công chia cho cán bộ theo
tiêu chuẩn “cuốc xẻng dưới chia lên, đường sữa trên chia xuống”: cấp cao được
nhiều đất hay được lô đất ở vị trí đắc địa (riêng thủ trưởng của anh hồi đó
được hai lô).
Một cán bộ trên khu về năm 1975
trình độ chưa hết phổ thông, khi đó không có chỗ ở phải ỏ nhờ nhà tập thể cơ
quan, cũng cán bộ đó sau được cơ cấu lãnh đạo, ngày về hưu ông ta có mấy ngôi
nhà: nhà ở quê, nhà ở tỉnh mấy cái, lại thêm ngôi nhà ở TPHCM cho con cái ở.
CÔNG SỞ: nhà công sở cứ mỗi lần
thay đổi chủ lại làm mới, nhiều công sở bị đập đi làm lại 5, 7 lần vô cùng lãng
phí. Bởi vì kinh phí cấp tu bổ được lại quả 10% cho thủ trưởng.
QUY HOẠCH: quy hoạch là chiếc
đũa thần XHCN: quy hoạch cán bộ, quy hoạch kinh tế, quy hoạch đất đai, quy
hoạch đủ thứ… rốt cục chức quyền, tiền bạc, đất đai … về tay một nhóm người
thân tín, tha hồ xà xẻo, tham ô. Là cánh hẫu dù có thiếu trình độ cũng được đưa
lên (bằng cơ chế đảng), không cánh hẩu thì dù trình độ, tài năng, cống
hiến đến mấy cũng bị đẩy đi hay bị sai vặt suốt đời như anh.
Anh cho rằng không cần nói rõ
địa phương nào thêm rách việc, vì trên đất nước này các nơi đều na ná như thế
cả. Mỗi địa phương là một vương quốc thu nhỏ với các anh hai, anh ba, anh tư,
anh năm, anh sáu… đầy quyền lực, nhiều tham vọng, biết nắm thời cơ, giỏi chạy
chức quyền nhưng (đa số) kém năng lực. Sau lưng các anh là một đám nhà thầu
thân với các anh hơn anh em ruột thịt, cung phụng cho các anh hai, ba, tư, năm,
sáu… đủ mọi thứ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà các anh là những
người định hướng đương nhiên phải thế. Bộ máy đảng ở các địa phương có cấu trúc
hình kim tự tháp giống như mô hình kinh doanh đa cấp: cấp càng cao thì lợi lộc
đổ về càng nhiều.
Hai chữ lãnh đạo nghe quả rất
lạ lùng. Ông Ban Ki Mun làm tổng thư ký LHQ cũng chưa nghe ai nói ông là lãnh
đạo quốc tế; các tổng thống Nga, Mỹ, Pháp… cũng ít nghe ai nói các ông là lãnh
đạo nước Nga, Mỹ, Pháp… Bởi vì các ông ấy chỉ là những người điều hành/quản lý
ở cấp cao nhất của quốc tế/quốc gia, còn lãnh đạo quốc gia là cơ quan dân cử là
quốc hội (do dân bầu chứ không phải do đảng cử). Nói thẳng ra các ông chỉ là
những công chức cao cấp hay nói cho oách thêm một chút là quan chức. Ở VN ta
các quan chức không thích gọi là công chức, chỉ thích gọi là lãnh đạo nghe vừa
tự tôn, vừa chẳng giống ai. (có lẽ giống TQ, Bắc Triều Tiên?).
Đảng viên là người lãnh đạo, là
người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đó là nguyên do của cái sự đương nhiên
độc quyền lãnh đạo. Anh muốn làm đầy tớ trung thành suốt đời như họ cũng không
được đâu nhé!
Nhưng bây giờ dân ta gọi họ là
bọn TƯ SẢN ĐỎ. Mác sống lại chắc cũng phải chịu.
No comments:
Post a Comment