Sunday, 4 August 2013

TRUNG QUỐC DÙNG VIỆT NAM LÀM CĂN CỨ ĐỂ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC NƯỚC HỘI VIÊN TPP (Trần Hoàng)




Posted by hoangtran204 on Chủ Nhật, Tháng Tám 4, 2013

Dẫu không được gia nhập vào TPP, nhưng Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất nếu như  VN vào được TPP vào cuối năm 2013, đó là nhờ sự hổ trợ “mạnh mẻ” của đảng CSVN và Nhà Nước.  

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng AnhTrans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement- viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó các quốc gia hội viên mua hàng của nhau, được giảm thuế nhập khẩu, về mặt chính trị là nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc và ảnh hưởng của TQ (Trích từ nguồn).   

VN rất muốn xin vào TPP vì GDP sẽ gia tăng thêm 27% sau vài năm gia nhập, và được giảm thuế khi xuất khẩu các mặt hàng qua Mỹ, mua được các nguyên vật liệu dệt may được giảm thuế  từ Ấn Độ, Thái Lan… mà khỏi cần mua của TQ như hiện nay. Hiện nay, VN mua rất nhiều nguyên vật liệu của TQ như bông, vải, chỉ, da…để về gia công làm hàng và xuất khẩu áo quần, giày dép (khoảng 22 tỷ đô la, 2012) qua Mỹ (và khoảng 4  tỷ đô la giá trị hàng dệt may, áo quần qua các nước Âu Châu.).  

Trung Quốc không được tham dự vào TPP. Nhưng các công ty của dệt may giày dép của TQ đã và đang dời qua VN, lấy thương hiệu mới, và xuất khẩu dưới dạng Made In VN qua Mỹ và các nước Châu Âu. Chỉ có nhiêu thôi là TQ được lợi 40% nếu như làm cùng mặt hàng, nhưng xuất khẩu hàng này từ  ở TQ.

Như vậy, các công ty Trung Quốc đã, đang  và sẽ dùng Việt Nam làm căn cứ để xuất khẩu hàng hóa qua các nước hội viên TPP. Nguyên vật liệu của TQ được tuồn qua biên giới mà không ai kiểm soát như lâu nay. Đảng CSVN và Nhà Nước đã đồng ý để TQ chơi trò này. Bởi vậy, trong các năm vừa qua, Nhà nước VN dẫu rất nhiều lần chính thức muốn mua vũ khí hiện đại của Mỹ, nhưng Mỹ không đồng ý bán, vì họ biết nếu như vũ khí hiện đại của Mỹ giao cho VN hôm nay, thì ngay mai VN sẽ mời TQ đến ăn cắp mẫu mã, phát minh của Mỹ.  

Hơn 8,9 năm qua, đảng CSVN và Nhà Nước đã ký kết các hiệp ước mật, cho các doanh nghiệp TQ tự do đến VN mở công ty làm ăn, buôn bán, mà mức đóng thuế rất thấp, và họ được giảm thuế, được thuê mặt bằng rất rẻ, trả lương cho công nhân VN giá rẻ, chỉ 1/3 giá lao động so với giá công nhân ở TQ. Ngoài ra, nếu các công nhân VN đình công và đòi tăng lương thì đã có công đoàn (cánh tay nối dài của đảng) và Công an Nhân Dân VN ra tay đàn áp và dập tắt. Tất cả các chuyện kể trên do nhà nước VN làm đã dọn đường cho các công ty TQ xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia hội viên của TPP mà TQ không được cho gia nhập vào TPP. Chẳng khác nào hiệp định TPP chưa thành hình, thì VN đã giúp TQ phá thối và thoát khỏi hiệp định TPP. 

Nay có thêm hiệp định TPP, các quốc gia đang di dời sang VN ngày càng đông. 


Bài dưới đây cho thấy TQ đã chuẩn bị bài bản sẵn để dùng VN làm bàn đạp xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ và phá thối hiệp định TPP. Và ngược lại, các công ty TQ muốn mua hàng hóa nguyên liệu rẻ của các nước trong khối TPP, các công ty này đăng ký tên và đóng địa bàn ở VN, thế là hàng hóa và nguyên liệu nhập vào VN, rồi tuồn qua cho TQ theo đường biên giới và hải cảng. Không một nước nào có thể kiểm soát được sự kiện này. Đảng và Nhà Nước VN đã, đang và sẽ  giúp cho các doanh nghiệp TQ làm được các việc này.  

—-

Các công ty Trung Quốc dời sang Việt Nam
22.10.2012

Gía nhân công tăng, nhưng nhu cầu xuất khẩu giảm tại Trung Quốc khiến các nhà sản xuất hoặc đã di dời hoặc đang tính tới chuyện di dời sang các nước Đông Nam Á lân cận trong đó có Việt Nam.

Tin Asia News Network ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và nón ở Trung Quốc đang hoạt động dưới áp lực leo thang và đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.

Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.

Nhật báo China Daily nói xu hướng di dời sản xuất này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Người đứng đầu văn phòng hành chính thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc chuyên phụ trách về xuất nhập khẩu dệt may xác nhận rằng nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc đã chuyển dời một phần hoặc toàn bộ ra nước ngoài.

Theo khảo sát do công ty tư vấn tài chính Capital Business Credit có trụ sở tại Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp lớn được hỏi thì có 4 công ty cho biết có dự định dời xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, và Philippines.

Tuy làm mất công ăn việc làm cho dân Trung Quốc, nhưng giới chức Trung Quốc nói hiện tượng này cũng mang tính tích cực về mặt cơ bản, phù hợp với cam kết của chính phủ nâng cấp sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc và thay đổi mô hình phát triển kinh tế.

Kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Bắc Kinh kêu gọi các công ty xuất khẩu Trung Quốc sản xuất thêm nhiều sản phẩm cao cấp.

Gần đây, gía nhân công tại Trung Quốc tăng từ 15% tới 20% mỗi năm, khiến một số doanh nghiệp phá sản.

Thống kê năm ngoái cho thấy lương hằng tháng của các công nhân trong ngành sản xuất tại Việt Nam trung bình khoảng hơn 95 đô la, tương đương với mức lương 10 năm trước của công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp ở Đồng bằng Châu thổ Châu Giang Trung Quốc.

Việt Nam nằm trong số các nước mở rộng chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai và các dịch vụ công cho giới đầu tư nước ngoài trong đó có Trung Quốc.

Nguồn: China Daily, ANN, China.org.cn, Bernama

—————————————————————————-

Người TQ mua cả trăm hecta đất Bình Thuận

Mặt bằng đã chuyển từ đất lúa sang đất kinh doanh của Công ty Nguyên Long Sơn - Ảnh: Trần Lệ Hoa

UBND tỉnh Bình Thuận vừa kiểm tra và phát hiện việc đầu tư cả trăm hecta đất trồng thanh long không đúng quy định pháp luật của một nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo hồ sơ, cuối năm 2011, ông Zhong Heng Shan (quốc tịch Trung Quốc, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH Nguyên Long Sơn thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Thâm Quyến, Trung Quốc) ký hợp đồng  sang nhượng (mua) 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 10.000m2 cạnh quốc lộ 1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh. Trong khi việc sang nhượng đất chưa hoàn tất và đang có tranh chấp thì ông Zhong có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin phép nhập máy móc, thiết bị sản xuất trên diện tích đất này.

Từ tranh chấp hợp đồng với người Việt Nam

Theo văn bản gửi UBND tỉnh nhờ “can thiệp”, ông Zhong cho biết cuối năm 2011 khi ký hợp đồng với ông Phạm Phú Thạnh, nguyên giám đốc và hiện là thành viên góp vốn trong Công ty Nguyên Long Sơn, ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh. Tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Vì vậy, Công ty Nguyên Long Sơn đề nghị tỉnh Bình Thuận can thiệp và cho phép họ trồng thanh long trên diện tích 100ha ở Hàm Chính và được xây văn phòng, nhà xưởng trên diện tích đất đã mua tại Hàm Đức. Đồng thời cho phép được nhập máy móc, thiết bị về để sản xuất, chế biến thanh long.

Tuy nhiên theo ông Thạnh, tính đến tháng 7-2012 ông chỉ mới nhận từ ông Zhong 10,5 tỉ đồng và đã giao toàn bộ giấy tờ đất đai mà ông đã ký kết đứng ra mua giúp cho ông Zhong. Chưa hết, để “nắm đằng cán”, ngày 27-2 ông Zhong và luật sư của mình đã yêu cầu ông Thạnh ký một hợp đồng vay vốn khống 4,5 tỉ đồng (lãi suất 0%) trong số tiền 10,5 tỉ đồng đã chuyển, tương đương với 5% vốn góp trong công ty. Đổi lại, ông Thạnh phải thế chấp 11 sổ đỏ có diện tích hơn 75.000m2 và giấy tờ nhà đất văn phòng công ty tại Hàm Thuận Bắc.

Lòi ra chuyện đầu tư “chui”

Việc lập hợp đồng vay vốn khống này nhằm buộc ông Thạnh sau khi lo được giấy chứng nhận đầu tư phải chuyển cổ phần mới lấy lại được giấy tờ đã thế chấp mà ông đứng tên góp vốn trong công ty trên danh nghĩa, nhằm che mắt việc giúp ông Zhong đầu tư “chui” vào Việt Nam.

Theo hồ sơ, ngày 30-12-2011, ông Phạm Phú Thạnh thành lập Công ty TNHH Nguyên Long Sơn với vốn điều lệ 90 tỉ đồng. Trong đó, ông Thạnh làm giám đốc với số vốn góp 20% (18 tỉ đồng) và ông Vũ Duy Tám (quê Bắc Giang)góp 72 tỉ đồng còn lại.

Hai tháng sau (ngày 28-2), công ty này đã đăng ký thay đổi lần đầu vẫn giữ nguyên tên công ty, vốn điều lệ nhưng thêm hai thành viên là ông Huang Bi Qiu (ngụ Quảng Tây, Trung Quốc) góp 30% vốn (27 tỉ đồng) và ôngZhong Heng Shan góp 60% vốn (54 tỉ đồng).

Lúc này công ty chuyển sang cho ông Zhong làm giám đốc.Riêng ông Thạnh và ông Tám mỗi người chỉ còn 5% vốn (4,5 tỉ đồng).

Sau khi đưa hai người nước ngoài vào công ty để nắm giữ toàn bộ số vốn, cá nhân ông Thạnh và ông Tám chỉ còn lại một số vốn “tượng trưng” ít ỏi. Lúc này, Công ty TNHH Nguyên Long Sơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của ông Zhong. Từ đây, ông Thạnh lại ký hợp đồng chuyển nhượng số đất nông nghiệp trên 100ha mà mình đã gom trước đó cho ông Zhong để ông này đầu tư trồng thanh long, xây dựng nhà xưởng chế biến.

Tuy nhiên theo hồ sơ, với diện tích hơn 10.000m2 nằm sát quốc lộ 1A ngay ngã ba Tà Zôn (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) là đất lúa hai vụ, không được chuyển đổi mục đích khác (theo nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và pháp luật đất đai hiện hành). Vì vậy theo hợp đồng, ông Thạnh phải có trách nhiệm “chạy” chuyển đổi sang đất kinh doanh để ông Zhong làm nhà xưởng chế biến thanh long.

Ngày 26-12-2011, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã cho chuyển đổi số diện tích ruộng lúa này sang đất kinh doanh, công ty đã ào ạt san lấp mặt bằng ngay sau đó.

Sau khi dùng thủ thuật đưa tên hai người Trung Quốc vào để chuyển nhượng công ty, ông Thạnh đã giao hồ sơ và con dấu cho ông Zhong. Chính sự thay đổi và đưa thêm hai người nước ngoài vào công ty nên UBND tỉnh không đồng ý cấp giấy chứng nhận đầu tư bởi công ty lúc này có yếu tố người nước ngoài.

Chưa hết, theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, việc nhà đầu tư muốn xây dựng nhà xưởng thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư phải tập trung vào các khu công nghiệp để sản xuất, chế biến. Từ việc đầu tư “chui” đến việc bán đất nông nghiệp cho người nước ngoài bị phát hiện nên phi vụ này đang có nguy cơ bị đổ vỡ. Cơ quan an ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Ông Zhong mời 9 cán bộ Bình Thuận đi Trung Quốc

Khó hiểu hơn là trong thời gian phi vụ này đang lùm xùm thì có đến chín cán bộ, trong đó có phó giám đốc Sở NN&PTNT cùng phó chánh văn phòng, giám đốc trung tâm trực thuộc sở này cùng bí thư, phó chủ tịch, trưởng phòng nội vụ, giám đốc Ban quản lý dự án huyện Hàm Thuận Bắcnhận lời mời của Tập đoàn Nguyên Hinh sang Thâm Quyến, Trung Quốc để “học tập kinh nghiệm”.

Theo báo cáo của Công ty Long Nguyên Sơn do ông Zhong ký thì sau chuyến “học tập kinh nghiệm” này, các thành viên trong đoàn công tác đã hướng dẫn ông làm đơn đề đạt những nguyện vọng được đầu tư ở Bình Thuận vì công ty đã lỡ “cầm đèn chạy trước ôtô”.

Nguồn :  Tuổi Trẻ.

No comments:

Post a Comment

View My Stats