Thứ tư 21 Tháng Tám 2013
Trung tuần tháng 7/2013 vừa qua, sau khi các kỳ thi đại
học trong nước kết thúc, chính phủ Việt Nam ra quyết định miễn phí cho một số
chuyên ngành học để khuyến khích sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh một
số chuyên khoa y tế đặc biệt (như lao, phong, tâm thần…), có mặt hai môn học
miễn phí được công luận quan tâm: “Triết học Mác-Lênin” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tạp chí Khoa học của RFI xin chuyển đến quý vị một số tiếng nói của các giảng
viên, sinh viên và nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề này.
Sự quan tâm đến hai môn học này
có nhiều lý do, nhưng một trong những điều chủ yếu là: Đây là hai môn đào tạo
bắt buộc đối với mọi sinh viên, bất kể thuộc chuyên ngành nào, trong các năm học đầu tiên. Từ lâu nay, trên
truyền thông Nhà nước tại Việt Nam, có nhiều quan điểm chỉ trích ở mặt này mặt
khác hai môn học này, vì tính chất nặng nề hay chất lượng giảng dạy kém… nhưng
dường như chưa có cuộc tranh luận nào đi sâu vào một số vấn đề căn cốt như: Có
nên giảng dạy bắt buộc hai môn học mang tính tư tưởng và chính trị này? Nội
dung các môn học này có thực sự phù hợp với việc học tập ở bậc đại học?...
Để tôn trọng các quan điểm khác
biệt, trong số các vị khách mời của tạp chí có cả những người ủng hộ, những
người chống và những tiếng nói khác. Hy vọng những chia sẻ ban đầu từ các vị
khách mời đến từ những chân trời khác nhau, có thể mang lại được cho quý vị một
số hiểu biết bổ ích về chủ đề này.
Nghe
(15:42) : Phần phỏng vấn 21/08/2013
------------------------------------------
No comments:
Post a Comment