Nguyen Thùy
Trang
Thứ
ba, ngày 13 tháng tám năm 2013
Trích đọan bài viết
:
‘Thứ trưởng Lê Nam Thắng phát biểu (về nghị định 72): “Những thông tin tổng
hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản
quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia
được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý. Hay, thông tin của các cơ quan Đảng,
Nhà nước hoặc của các tổ chức, không thể lấy đưa lên rồi làm thành tin tức của
mình được. Đấy là quy định chung về Luật Dân sự và quy định của pháp luật về
Luật Sở hữu trí tuệ”. ‘
Phản biện: Ông Thứ trưởng Lê Nam Thắng đưa ra nghị định 72 có đoạn “vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý …”
Thưa ông Lê Nam Thắng và nhà báo Hải Triều nghĩ sao về tình trạng báo chí Việt Nam dịch bài từ các hãng thống tấn quốc tế sang tiếng Việt mà chưa xin phép sự đồng ý của các cơ quan thống tấn nầy ! Đó có phải là ăn cắp ‘Sở hữu trí tuệ’ hay không ?
Phản biện: Ông Thứ trưởng Lê Nam Thắng đưa ra nghị định 72 có đoạn “vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý …”
Thưa ông Lê Nam Thắng và nhà báo Hải Triều nghĩ sao về tình trạng báo chí Việt Nam dịch bài từ các hãng thống tấn quốc tế sang tiếng Việt mà chưa xin phép sự đồng ý của các cơ quan thống tấn nầy ! Đó có phải là ăn cắp ‘Sở hữu trí tuệ’ hay không ?
*
Trích đoạn bài viết “Thậm chí các nước trên thế giới còn kiểm soát ráo riết hơn Việt Nam nhiều. Đơn cử như năm 2009, bà Jammie Thomas-Rasset (Minnesota, Mỹ) bị phạt tới 1,9 triệu USD chỉ vì tải bất hợp pháp 24 bài hát! (tin từ CNN).”
Phản biện: Thưa tác giả Hải Triều, ông đã nói quá vì phiên tòa cuối cùng ghi rõ :
“On September 11, 2012, the Eighth Circuit Court of Appeals reversed the District Court’s reduction of the award, and reinstated the award of $222,000″
Tức là bà Jammie Thomas-Rasset chỉ bị phạt $222,000 USD khác xa con số ông đưa ra là 1,9 triệu USD hơn nữa ông so sánh khập khiễng giữa bản quyền 1 tin tức không thể so với bản quyền 1 bản nhạc hơn nữa căn cứ theo bộ luật được áp dụng tại Mỹ về:
“…Fair use’ ((510 U.S. 569 (1994)) ” If your use is fair, it is not an infringement of copyright — even if it is without the authorization of the copyright holder…”
Nếu bạn sử dụng một bài viết, bản nhạc dùng cho cá nhân hay cho giáo dục không vụ lợi thì không cần xin phép và bản quyền không áp dụng trong trường hợp nầy
“… The fair use of a copyrighted work, including such use by reproduction in copies or phonorecords or by any other means specified by that section, for purposes such as criticism, comment, news reporting, teaching (including multiple copies for classroom use), scholarship, or research, is not an infringement of copyright….”
Tạm dịch phần chính của luật sử dụng cá nhân như sau: “… Việc sử dụng hợp lý của một tác phẩm, bao gồm cả việc sử dụng đó bằng các sản phẩm văn bản hoặc ghi âm hoặc bằng bất kỳ phương tiện khác theo quy định của phần đó, cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy (bao gồm nhiều bản sao để sử dụng trong lớp học), học bổng, nghiên cứu, không phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả…. ”
Trở lại trường hợp bà bà Jammie Thomas-Rasset bị phạt là vì “downloading and distributing songs” có nghĩa là bà ta đã tải nhạc xuống và phát tán . Không phải trường hợp trên Facebook là trang cá nhân, tin tức được copy vào đó không mang mục đích vị lợi, do đó nghị định 72 là vi phạm Tự Do Ngôn Luận và vi phạm điều luật ‘Fair use’ của Hoa Kỳ.
Một đoạn khác Hải Triều viết “Từ trước đến nay, khâu quản lý, kiểm soát của Việt Nam đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ nước ngoài còn lỏng lẻo. Đơn cử như Google và Facebook, hai dịch vụ internet thu được lợi nhuận khổng lồ nhờ quảng cáo ở Việt Nam nhưng chưa từng phải đóng một đồng thuế nào.”
Kính thưa ông Hải Triều người Việt Nam muốn Quảng Cáo trên Facebook hay Google thì tiền llợi nhuận quảng cáo của hai công ty nầy sẽ phải khai thuế với nước Mỹ chứ không phải là Việt Nam. Tôi đặt trường hợp ông đi sang Mỹ vào một tiệm Mcdonalds gọi món Khoai chiên, ăn xong rồi ông đứng lên bảo ông chủ tiệm Mcdonalds là tại sao ông không đóng thuế cho Việt Nam vì tôi là người VN vào ăn tiệm Mcdonalds của ông nè. Điều nầy cho thấy Hải Triều quá kém về luật thuế, chẳng lẽ một phóng viên lại kém trình độ hiểu biết thế hay sao ?
Trong đoạn khác ông Hải Triều cho rằng Việt Nam cần kiểm soát luôn các doanh thương nước ngoài hay nói chung là trên thế giới khi ông viết “Nếu luật pháp Việt Nam trước đây không đề cập đến việc kiểm soát các công ty nằm ngoài lãnh thổ (hoặc có nhưng chưa triệt để) thì ngày nay, khái niệm về “lãnh thổ trong tầm kiểm soát” đã được internet mở rộng hơn, trừu tượng hơn và tất nhiên là… khó kiểm soát hơn.”
Trời đất ơi, nước Việt Nam có quyền gì mà đòi kiểm soát luôn cả các công ty nước ngoài, nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam vậy! Hải Triều ơi là Hải Triều, nói chuyện gì nghe kỳ vậy ? Không lẽ luật của XHCNVN bao trùm thế giới à ?
Một đoạn khác Hải Triều cho rằng “Tuân thủ pháp luật trở thành câu hỏi gây tranh cãi khi mà những dịch vụ như Facebook đang được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Với danh nghĩa là một công ty của Mỹ, Facebook chịu sự kiểm soát và phải tuân thủ pháp luật Mỹ, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc “qua mặt” hàng rào pháp lý của các quốc gia mà Facebook “vươn vòi bạch tuộc”?
Dạ thưa bác Hải Triều, Facebook là một trang mạng mà người khắp nơi trên thế giới sử dụng thì ông phải nói là thành viên FB ở khắp nơi ‘vươn cái con chuột và keyboard’ vào Facebook chứ không thể nào nói Facebook qua Việt Nam để kêu gọi người vào FB để làm thành viên. Như vậy lúc ông đi cưới vợ, có người hỏi ông là đi đâu thì không lẽ ông trả lời là đi cho ‘vợ tôi cưới tôi’. Vấn đề là ở chỗ là người ta tìm tới Facebook để đăng ký làm thành viên chứ không phải Facebook vươn vòi tới Việt Nam để tìm thành viên.
Ông ăn nói ngược ngạo như vậy thì ….
Phần gian dối khác của ông Hải Triều khi đưa ra dữ kiện viết rằng “Năm 2000, Tòa án Pháp yêu cầu Yahoo! phải bảo đảm những người dùng tại Pháp không thể truy cập vào đường dẫn trên trang web của Yahoo! cho phép mua cuốn sách viết về những hồi ức phát-xít. Trong khi đó, công ty con của Yahoo! tại Đức bị Cảnh sát Đức điều tra vì rao bán cuốn sách “Mein Kampf” của Adolf Hitler (tin từ CNN). ”
Chúng ta so sánh qua bản tin bằng tiếng Anh như sau: “a French judge ruled that Yahoo! must install filters to prevent French users from taking part in auctions of Nazi memorabilia on the U.S. site.”
Bài viết tạm dịch ra “một thẩm phán Pháp đã phán quyết rằng Yahoo! phải cài đặt các bộ lọc để ngăn chặn người dùng từ Pháp tham gia đấu giá di vật Quốc Xã trên các trang web của Hoa Kỳ.” chứ không nói gì về cấm “cho phép mua cuốn sách viết về những hồi ức phát-xít.” như ông Hải Triều đưa ra. Hơn nữa phán quyết của Tòa án Hoa Kỳ như sau “After the French decision, Yahoo brought suit in U.S. District Court in San Francisco. That court agreed with Yahoo, and declared that under the First Amendment, the French court order could not be enforced in the United States.”
Tạm dịch cho ông Hải Triều ” “Sau khi Pháp quyết định, Yahoo đã khởi kiện tại Tòa án quận ở San Francisco. Và tòa án (Mỹ) đã đồng ý với Yahoo, và tuyên bố rằng dưới điều 1 của Hiếp Pháp Hoa Kỳ, các lệnh của tòa án Pháp không được thi hành tại Hoa Kỳ.”
Như vậy tôi xin kết luận là Bài Viết của tác giả Hải Triều trên tờ báo Quân Đội Nhân Dân “Luật quốc tế và luật pháp quốc gia” với những lập luận hoàn toàn bịa đặt, sai lệch với các sự kiện đã xảy ra trên thế giới.
Tác giả Hải Triều đã đưa ra những dữ kiện mập mờ trong bài viết, có chủ ý đánh lận con đen nhằm lường gạt đọc giả.
Nguồn bài viết Thùy Trang phản biện: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/256709/Default.aspx
No comments:
Post a Comment