Thursday 15 August 2013

THƯ SỐ 22a GỞI NGƯỜI LÍNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (Phạm Bá Hoa)




August 14, 2013 8:30 AM

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam, cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

*

Nội dung thư này “xem như” Các Anh cùng tôi đang có mặt tại Hoa Kỳ trong những ngày ông Chủ Tịch nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Các Anh tại đây, để theo dõi những hoạt động của ông Chủ Tịch Sang, đồng thời Các Anh cũng “thấy được” thái độ của Cộng Đồng chúng tôi tị nạn cộng sản đối với sự có mặt của ông Sang, người thay mặt nhóm lãnh đạo cộng sản độc tài, đã tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc “đến” xã hội băng hoại, hóa ra đó là xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là băng hoại về giáo dục. “Cũng nhờ” nền giáo dục băng hoại mà đại đa số lãnh đạo các cấp trên dưới ngang dọc đều có bằng cử nhân giả, thạc sĩ giả, tiến sĩ giả. Từ đó, Các Anh sẽ nhận ra kiến thức chính trị ngoại giao của ông Chủ Tịch Sang và ông Thứ Trưởng Ngoại Giao tệ đến mức nào.

Thứ nhất. Ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ

Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ sau 2 tuần lễ chuẩn bị. Phái đoàn tháp tùng ông, gồm có: 3 Bộ Trưởng. 4 Thứ Trưởng. 4 viên chức của Quốc Hội, thành phố, tỉnh. Thư Ký của ông Sang + Công An + mật vụ + cận vệ. Còn có đại diện tôn giáo quốc doanh, gồm: 1 Linh mục, 1 Hòa thượng, và 2 Mục sư.

Ngày 24/7/2013. Ông Trương Tấn Sang đến phi trường quân Sự Andrew Air Force Base, ngoại ô thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chỉ có ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, trở về Mỹ để đón ông Chủ Tịch nước Việt Nam. Ngoài ông Đại sứ ra, không một viên chức nào đại diện Tổng Thống, cũng không vị Bộ Trưởng nào thay mặt chánh phù, thậm chí cũng không vị nào đại diện Bộ Ngoại Giao có mặt. Không một lằn thảm dưới chân ông Sang bước, không có đoàn quân để ông Sang duyệt, không một phát đạn đại bác chào mừng ông, không có lá cờ đỏ sao vàng để ông Sang chào, cũng không có phóng viên ngoại quốc nào chụp hình ông Sang đăng báo. Cho đến lúc ấy, chưa có vị lãnh đạo quốc gia nào đến thăm Hoa Kỳ mà “được đón tiếp” như trường hợp ông Chủ Tịch nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một chế độ không tôn trọng nhân quyến, không tôn trọng các Công Ước quốc tế mà họ đã ký, họ cũng không tôn trọng Hiến Pháp của chính họ, thậm chí họ cũng không tôn trong họ vì bản chất dối trá của đảng cộng sản đã thấm sâu trong dòng máu họ, và dối trá của họ đã loang đến mọi ngóc ngách xã hội đến mức mà mọi người phải sống với nhau bằng dối trá.

Cũng hôm ấy, ông John Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ mời ông Sang ăn trưa, và đây là bữa ăn duy nhất trên phương diện chánh phủ trong hai ngày ông có mặt nơi đây.

Phái đoàn tháp tùng ông Trương Tấn Sang ở trong khách sạn Mariott. Nhiều phóng viên theo thu hình và phỏng vấn Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản đang đông đảo trước khách sạn, nhưng ít người biết đến chuyện đang diễn ra bên trong khách sạn. Chuyện là một phụ nữ, một tay cầm chiếc nón lá, tay kia cho vào bên dưới nón lá lấy ra xấp giấy, nhanh tay trao cho người trong phái đoàn. Nội dung xấp giấy đó nói gì? Dĩ nhiên là nói đến tình trạng tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam, cộng với Quyết Định 72 mà Nguyễn Tấn Dũng của Các Anh vừa ban hành, càng làm tồi tệ thêm nữa. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến 11.000 lá thư của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ nhiều nơi trên thế giới, gởi đến văn phòng Tổng Thống Hoa Kỳ, kiến nghị Tổng Thống quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi hội đàm với Chủ Tịch Trương Tấn Sang.

Ngày 25/7/2013. Khoảng 9 giờ 30 sáng, công viên LaFayette trước Tòa Bạch Ốc, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ nhiều tiểu bang qui tụ về đây để “dàn chào” ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Ngoài phóng viên của báo chí và các đài truyền hình Việt ngữ có mặt, còn có phóng viên đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA) và đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Cảnh Sát phụ trách an ninh tại đây ước lượng có khoảng 1.500 người có mặt, với một rừng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, chen lẫn với nhiều biểu ngữ phản đối Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu trả tự do cho những người yêu nước chống Trung Cộng lấn chiếm Việt Nam mà bị bắt vào tù, phản đối chánh phủ tàn bạo với dân nhưng hèn hạ với Trung Cộng… Nhiều biểu ngữ khác, phản đối Trung Cộng lấn chiếm biển đảo Việt Nam


Đoàn tùy tùng xuống xe đi bộ vào cổng sau, xe của ông Trương Tấn Sang vào cổng chánh, và đoàn biểu tình vừa phất cao quốc kỳ cùng với biểu ngữ, vừa hô to những khẩu hiệu: Trương Tấn Sang Go Home. Trương Tấn Sang cút về nước. Freedom for VietNam. Tự Do Cho Việt Nam. Democracy for Vietnam. Dân Chủ Cho Việt Nam. Human Rights for VietNam. Nhân Quyền Cho Việt Nam… Tiếng hô đả đảo ông Trương Tấn Sang càng lúc càng lớn, vang rền công viên LaFayette. Tiếp theo là chương trình ca nhạc tranh đấu với nhạc sĩ Trúc Hồ, với đông đảo ca sĩ của Trung Tâm Asia, chen lẫn vào đó là phát biểu của Cộng Đồng các Tiểu Bang. Cùng lúc ấy, nhiều người phân phát những trang giấy, giải thích lý do cuộc biểu tình với rất nhiều khách du lịch và người Hoa Kỳ đứng xem. Khi hiểu được mục đích, nhiều người Hoa Kỳ đã nhập cuộc với Cộng Đồng tị nạn cộng sản chúng tôi, họ xin cầm tay những biểu ngữ ủng hộ nhân quyền, ủng hộ tự do cho Việt Nam, và kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho Blogger Điếu Cày. Trong số đó có ba phụ nữ Hoa Kỳ, đã vui vẽ cầm biểu ngữ đòi nhân quyền và ủng hộ Blogger Điếu Cày. Họ nói lý tưởng của họ là bảo vệ nhân quyền, nên họ ủng hộ đoàn biểu tình. Khi được hỏi “tại sao họ hân hoan nhập đoàn biểu tình?” Họ lần lượt trả lời.

Cô Katy vừa nói vừa chỉ vào hình blogger Điếu Cày (bản dịch của VietTide): “Tôi đi qua đây, được một phụ nữ dễ thương nói cho tôi biết về ông Điếu Cày, và ông ấy đang tuyệt thực trong 30 ngày qua. Ông là một người viết blog cho Nhân Quyền, nên tôi phải bày tỏ ý kiến về điều gì đó, do đó tôi có mặt ở đây”.

Cô Amber: “Tôi cũng vậy. Tôi ở đây vì ông ấy đang tuyệt thực và tôi có mặt để ủng hộ ông ấy”.

Cô bé Kiana (con gái cô Katy): “Tôi cũng ở đây vì cùng một chuyện. Thật buồn là chuyện ấy xảy ra cho Nhân Quyền ở Việt Nam”.

Theo Blog Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu, thì trước ngày ông Sang rời Việt Nam, ông ấy hỏi Bộ Ngoại Giao là “người Việt hải ngoại có khả năng biều tình mạnh không?” Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn báo cáo: “Còn ai chống cộng nữa mà đi biểu tình. Có quá lắm là vài chục tên ngo ngoe với cờ xí thôi”. Không ngờ ông Trương Tấn Sang bị cả mấy ngàn ngưới đã đảo và mất mặt với Tổng Thống Obama. Cho nên khi về tới Hà Nội, ông Sang đã hỏi tội Bộ Ngoại Giao về việc báo cáo không đúng.
Buổi hội đàm diễn ra tại phòng bầu dục trong tòa bạch ốc, dự trù 45 phút nhưng thực tế là 75 phút. Trong khung cảnh của chế độ dân chủ tự do, ông Chủ Tịch Việt Nam bình tỉnh khi thảo luận với Tổng Thống Hoa Kỳ, hoàn toàn khác với khung cảnh khi ông Chủ Tịch Việt Nam của chế độ độc tài đàn em, gặp ông Chủ Tịch Tập Cận Bình chế độ độc tài đàn anh hồi tháng 6/2013.

Ông Trương Tấn Sang nói với Tổng thống Hoa Kỳ rằng “Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ và cổ võ nhân quyền, nhờ vậy mà người dân được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của tiến trình cải cách hiện còn đang diễn tiến”.
Tôi nghĩ là dụng ý của ông Sang khi mang theo 4 vị đại diện tôn giáo quốc doanh, để giúp ông mạnh miệng “khoe” với lãnh đạo Hoa Kỳ, là nước Việt Nam do cộng sản lãnh đạo có nhân quyền, có tự do tôn giáo.

Khoảng 10 ngày sau ngày ông Sang “mạnh miệng” nói với Tổng Thống Obama về nhân quyền và tôn giáo. Ngày 6/8/2013. Quí vị lãnh đạo tôn giáo Cao Đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa, và Tin Lành tại Việt Nam, đồng ký tên Bản Tuyên Bố, phản đối Chủ Tịch Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ, nói với Tổng Thống Hoa Kỳ rằng: “Chánh phủ Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tiếp tục cam kết ủng hộ các Công ước quốc tế về quyền con người.” Nội dung Bản Tuyên Bố khẳng định: “Các quyền tự do căn bản của con người vẫn thường xuyên bị chà đạp, số tù nhân lương tâm không ngừng gia tăng, quyền tự do thông tin của người dân không ngừng bị cản trở mà một bằng chứng cụ thể nhất là Nghị định 72 về quản lý internet mới ban hành”.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Mennonite, một trong những vị ký tên trong Bản Tuyên Bố, nói với đài VOA Việt ngữ rằng: “Trong thời gian qua, nhà nước Việt Nam có nhiều vụ đàn áp tôn giáo, và sự đàn áp càng ngày càng gia tăng. Trong chuyến công du Mỹ vừa qua, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang nói Việt Nam có cải thiện nhân quyền, nhưng thực sự mà nói còn tồi tệ hơn nữa… Những vị ký tên trong Bản Tuyên Bố, yêu cầu nhà nước Việt Nam chứng minh lời nói bằng hành động cụ thể nhất, bằng hành động phóng thích các tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo, đồng thời hủy bỏ Nghị Định 72 ngăn cấm công dân không được chia sẻ tin tức trên các trang mạng xã hội”.

Nhận định của tôi. Nói một đằng làm một nẻo là dối trá. Đảng dối trá, nhà nước dối trá, giáo dục dối trá, truyền thông dối trá, dẫn đến một xã hội dối trá, là nét đậm trong bản chất của cộng sản. Tôi tin là ông Obama thừa hiểu bản chất đó, vì với 58.000 chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trên chiến trường Việt Nam, đã cung ứng bài học kinh nghiệm quý báu về cộng sản cho Tổng Thống của họ.

Cuối buổi hội đàm, ông Chủ Tịch nước Việt Nam nói lời cám ơn Tổng Thống Obama: “Chúng tôi chân thành cảm ơn sự chăm sóc chu đáo của chính phủ Hoa Kỳ đối với người Mỹ gốc Việt trong suốt mấy mươi năm qua. Chúng tôi cũng thành thật cảm ơn Tổng Thống, nhân dân Mỹ đã giúp đỡ người Việt rất nhiều, hầu hết đa số những người Việt đã hết sức thành đạt, kể cả những hoạt động chính trị. Tôi mong muốn bà con người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ sẽ là một chiếc cầu vững chắc nối liền sự phát triển mạnh mẽ của 2 nước trong tương lai.”

Tôi nghĩ, khi ông Sang nhìn thấy rừng cờ vàng với hằng ngàn người đả đảo ông, còn một loạt biểu ngữ thì phản đối nhân quyền tồi tệ do ông lãnh đạo, ông bèn tự hỏi: “Phải chăng thằng Sơn là phe thằng đồng chí X nên nó chơi xỏ cho mình mất mặt với ông Obama. Về tới Hà Nội là mầy biết tay tao. Nhưng mà ngay bay giờ, mình phải nói gì với ông Chủ Nhà, chớ chẳng lẽ làm thinh càng thêm mất mặt …”.

Các Anh có hình dung là ông Sang đang lo sợ đồng chí X của ổng có thêm vây cánh, nên ổng vội vàng nói câu cám ơn với ông Obama thật “lãng xẹt”. Lẽ ra tôi phải nói là trơ trẽn mới đúng, vì cái đảng cộng sản độc tài, dối trá, trấn áp cướp đoạt tài sản đất đai nhà cửa sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa, là nguyên nhân mà gần hai triệu người Việt Nam chấp nhận rời khỏi quê hương, vượt lên sự chết để tìm sự sống tại các quốc gia dân chủ tự do với cái giá phải trả là gần 500 ngàn người đã mất xác trên biển! Bây giờ ông Sang ra cái điều như đang ôm những người sống sót trên biển, sống sót trong hơn 200 trại tập trung, được thế giới công nhận là Cộng Đồng tị nạn cộng sản và tiếp nhận hỗ trợ cho cuộc sống mới bắt đầu.

Từ đó, Cộng Đồng tị nạn cộng sản vươn lên nhanh chóng, đến mức mà lãnh đạo Các Anh phải mấy lần hạ giọng thay đổi cách gọi chúng tôi: “Ngay từ năm 1975, gọi chúng tôi là “bọn ngụy quân ngụy quyền, bọn phản quốc, bọn đĩ điếm lưu manh, bọn cặn bả rác rưởi xã hội”. Từ năm 1991, khi thấy Cộng Đồng chúng tôi vươn lên các phương diện, và gởi tiền về giúp thân nhân, họ hạ giọng gọi chúng tôi là “Việt kiều yêu nước”. Từ năm 2004, lãnh đạo Các Anh qua Nghị Quyết 36 lại hạ giọng thêm nữa để gọi chúng tôi “là bộ phận không tách rời, và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Năm 2007, ông Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết khi thăm Hoa Kỳ, hạ giọng thấp thêm nữa để gọi chúng tôi là “khúc ruột ly hương ngàn dăm”. Chính vì vậy mà ông Sang muốn lấy lòng Cộng Đồng tị nạn cộng sản, nhưng lại nói một câu thật trơ trẽn. Đường đường là Chủ Tịch một nước mà ăn nói không ra gì trước mặt Tổng Thống Hoa Kỳ. Theo Các Anh thì đó là điều đáng tiếc, hay là điều sỉ nhục đồng bào trên quê hương?

Khi thuận tiện, tôi nhờ Các Anh chuyển lời tôi nhắn đến ông Sang giùm: “Chào ông Sang, chúng tôi không hận thù các ông đâu, nhưng không bao giờ quên những gì trong quá khứ và hiện tại mà các ông đã gây ra cho dân tộc. Các ông đã cắt xén tổ quốc dâng cho Trung Cộng, và đang chuẩn bị đưa dân tộc vào sự thống trị trực tiếp của Trung Cộng qua từng giai đoạn 20 năm: 2020, năm 2040, và hoàn tất vào năm 2060. Các ông đừng mong đợi gì ở mấy triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại, trừ phi các ông can đảm, đứng thẳng người, và làm nên lịch sử như ông Gorbatchev của Nga năm 1991. Tôi nói không hận thù các ông. Đúng vậy. Vì trong lòng cứ nuôi hận thù thì không bao giờ đầu óc thanh thản để có được những suy nghĩ, những ý tưởng vượt lên mọi khó khăn để biến đổi xã hội tốt hơn, mà chỉ quanh quẩn trong cái vòng thù hận và tìm cách trả thù, trả thù. Tôi xin ông vui lòng chuyển giúp lời nhắn này đến ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao của ông. Xin cám ơn, và chúc ông “bình an trên đường về”.

Và đây, Các Anh xem bài tổng kết chuyến công du Hoa Kỳ của ông Chủ Tịch nước Việt Nam về phía truyền thông, tác giả
Bùi Văn Phú cho biết:
 “Chuyến đi Mỹ của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang hôm 25/72013 là một chuyến đi vội vã. Truyền thông Hoa Kỳ không đưa tin hàng đầu vì không có gì đặc biệt trong phát triển bang giao, hai quốc gia cũng không có những hợp đồng thương mại được ký kết. Tờ báo tài chánh có đông độc giả nhất là Wall Street Journal đưa tin chưa đến 100 chữ trong cột tin vắn nơi trang A8. Những gì ông Sang đem về chỉ là lời hứa của Tổng thống Barack Obama sẽ tăng cường bang giao toàn diện giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy thương thảo với hy vọng cuối năm sẽ ký Hiệp ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương. Vỏn vẹn chỉ có thế. Khoảng cách lớn giữa hai lãnh đạo là tình trạng nhân quyền. Ông Obama nói Hoa Kỳ tin rằng, mọi người có quyền tự do phát biểu, tôn giáo và hội họp. Trong khi ông Sang cho biết, hai bên còn khác biệt… Cuộc hội kiến giữa Tổng Thống Obama với Chủ Tịch Trương Tấn Sang, cũng không có tin trên trang nhất của báo New York Times. Tại miền tây, tờ Mercury News ở San Jose, nơi có đông người Việt sinh sống, cũng chỉ đưa tin nơi trang trong. Trong khi đó, tờ Los Angesles Times lại viết về những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền của người Mỹ gốc Việt. Riêng báo Washington Post ngày 25/7/2013, có trang quảng cáo về diễn tiến bang giao Việt-Mỹ do tòa đại sứ Việt Nam bỏ tiền ra đăng.

Tôi nghĩ là Các Anh sống trong xã hội chủ nghĩa từ khi chào đời, chỉ nhận biết báo chí truyền thanh truyền hình, nói chung là truyền thông của đảng, do đảng lãnh đạo. Đảng muốn cho dân biết dân nghe dân thấy điều gì, thì truyền thông phải thi hành lệnh của đảng. Nhưng truyền thông trong xã hội dân chủ pháp trị -mà Hoa Kỳ là điển hình- thì ngược lại. Tất cả phương tiện truyền thông đều là tư nhân, và là tiếng nói của người dân, của những tổ chức không thuộc chánh phủ.

Thứ hai. Ngôn ngữ từ trong hai tấm hình

Dưới đây là bài viết “Hai bức ảnh nói lên nhiều điều” của tác giả Bùi Tín ngày 30/7/203.
“Tấm hình thứ nhất, Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9/2012, khi Bà đến thăm và phát biểu tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Tại đây, Bà được trao tặng Huy chương Vàng (Congressional Gold Medal), là huy chương cao quý nhất của Quốc Hội dành cho một nhân vật dân sự. Nhìn tấm hình, dễ dàng nhận ra nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân mật, tuy là lần đầu hai vị gặp nhau trên chính trường. Tổng thống Obama đã gắn lên áo Bà Aung San Syu Kyi chiếc Huân Chương Tự Do.

Tấm hình thứ hai, Tổng thống Obama tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013. Sau cuộc hội đàm và ra tuyên bố chung, ông Sang nói lời “cám ơn Tổng thống Obama đã cưu mang chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt”. Rõ ràng là ông Obama đã không che giấu nổi ánh mắt ngạc nhiên về câu nói của ông Sang. Rồi ông kéo ống tay áo lên cao, để lộ mặt đồng hồ cho ông Sang thấy, như nhắc khéo ông Sang “là hết giờ”, hoặc là “tôi còn việc khác” nữa.

Lúc ấy khoảng 30 phóng viên quốc tế có mặt, với những đôi mắt tinh ranh của nhà báo, họ dễ dàng nhận ra dáng ngồi với nét mặt hai vị lãnh đạo quốc gia. Nét mặt bực mình của Tổng Thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu, thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu…”

Và hai tấm hình, tự nó nói lên những điều trái ngược trong bang giao quốc tế. Các Anh hãy nhớ rằng, Bà Aung San Syu Kyi là nhà hoạt động dân chủ tự do, và Bà đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc chuyển sang chế độ dân chủ tự do mà chánh phủ Miến Điện đang thực hiện khá nhanh. Trong khi, ông Trương Tấn Sang là Chủ Tịch nước Việt Nam cộng sản độc tài.

Kết luận

Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm hay 25 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy ngẫm điều gì về quảng đời quân ngũ với súng đạn, là tại sao có Anh đã thương tật tàn phế, có bạn đã gục ngã trên chiến trường? Và Các Anh đang còn súng đạn trong tay, đang nghĩ gì sau khi đọc xong những dòng chữ mà tôi vừa tường thuật, vừa phân tách và giải thích bên trên?

Tôi thông cảm Các Anh, những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà hơn hết là toàn bộ các phương tiện trong hệ thống truyền thông chỉ là tiếng nói của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản loang đến mọi ngóc ngách trong xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng, từ lúc nào không ai biết.

Sau khi Các Anh đọc xong những trang thư vừa rồi, tôi nghĩ là trong một mức độ nào đó, Các Anh hiểu được tại sao tôi viết loạt thư này gởi đến Các Anh. Thật sự là tôi muốn giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra con đường cộng sản mà Các Anh đã và đang đi là tự mình nhốt mình trong nhà tù lớn do Bộ Chính Trị lãnh đạo với bản chất dối trá, và cai trị dối trá. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.

Tôi vững tin là bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại – đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.

Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Và Tự Do, phải chính chúng ta tranh đấu, vì Tự Do không phải là quà tặng. (trích trên internet).

Texas, tháng 8 năm 2013
Phạm Bá Hoa

------------------------------


Phạm Bá Hoa     August 14, 2013 8:30 AM

Phạm Bá Hoa   August 3, 2013 11:34 PM

Phạm Bá Hoa  July 6, 2013 6:08 AM

Phạm Bá Hoa     Tháng 6 năm 2013

Phạm Bá Hoa    Wednesday, May 22, 2013

Phạm Bá Hoa     Thursday, May 9, 2013

Phạm Bá Hoa  May 5, 2013 9:55 AM

Phạm Bá Hoa   May 5, 2013 9:55 AM

Phạm Bá Hoa      March 21, 2013 7:23 PM

Phạm Bá Hoa    February 18, 2013 5:21 PM

Phạm Bá Hoa    January 13, 2013 7:38 PM

Phạm Bá Hoa    December 9, 2012 8:38 PM

Phạm Bá Hoa     November 4, 2012 2:05 PM

Phạm Bá Hoa   -    Thứ tư, 03 Tháng 10 2012 14:04

Phạm Bá Hoa      -   September 3, 2012 1:52 PM

Phạm Bá Hoa      -   August 4, 2012 10:49 PM

Phạm Bá Hoa     -   July 4, 2012 12:18 AM

Phạm Bá Hoa    -    June 19, 2012 7:56 AM

Phạm Bá Hoa     -    May 14, 2012 8:46 AM

Phạm Bá Hoa       -   April 17, 2012 6:43 AM

Phạm Bá Hoa       -    March 11, 2012 5:12 AM

Phạm Bá Hoa       -    February 20, 2012 10:10 AM

Phạm Bá Hoa       -    January 29, 2012 11:44 AM

Phạm Bá Hoa       -    December 30, 2011 6:21 PM

Phạm Bá Hoa       -    November 20, 2011 8:08 PM


No comments:

Post a Comment

View My Stats