RSF - August 2, 2013
Bản
dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the
Defenders)
Posted on August 2, 2013 by VNHRDs
Phóng
viên Không Biên giới xem một luật mới về blog và mạng xã hội được công bố vào
ngày 31 tháng 7 và có hiệu lực trong tháng Chín là một sự vi phạm trắng trợn
quyền thông tin và nhận được thông tin.
Nghị định 72 ra đời nhằm hạn chế sử dụng blog và mạng xã
hội để “cung cấp, trao đổi thông tin cá nhân” và cấm sử dụng chúng để chia sẻ
thông tin từ các nguồn tin.
“Việc
công bố Nghị định này không khác gì đòn tấn công thô bạo nhất vào quyền tự do
thông tin kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lệnh áp đặt các
biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các phương tiện truyền thông năm 2011″ Phóng viên Không
Biên giới cho biết “Nếu nó có hiệu lực, người Việt Nam sẽ bị tước đi vĩnh
viễn các thông tin độc lập và thẳng thắn mà bình thường vẫn lưu hành trên các
blog và các diễn đàn”.
“Nghị
định này vô lý và vô cùng nguy hiểm. Để thực hiện nó sẽ đòi hỏi sự giám
sát tổng thể và liên tục của chính phủ với toàn bộ mạng Internet, đó là
một thách thức gần như không thể thực hiện được. Nhưng cũng vừa lúc đó, nó sẽ
tăng cường kho vũ khí pháp lý sẵn sàng cung ứng cho các nhà chức trách”.
Họ
sẽ không còn phải buộc tội những người cung cấp tin tức độc lập với tội “tuyên
truyền chống chính phủ” hoặc “cố gắng lật đổ chính quyền”. Thay vào đó, họ sẽ
chỉ phải thiết lập một vài thí điểm theo luật mới để những người khác tự kiểm
duyệt chính họ. Nghị định này rõ ràng đã không che đậy mục đích bảo vệ quyền
bính của Đảng Cộng sản bằng mọi giá bằng cách định hướng tin tức và thông tin
theo sự độc quyền của nhà nước.
“Nếu
Nghị định 72 thực thi, chúng tôi kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế lên án
nghiêm khắc Việt Nam và xem xét áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế, đặc biệt
là lĩnh vực du lịch mà chính phủ rất quan tâm. Biện pháp trừng phạt về du lịch
là cách chắc chắn nhất để có được sự phản hồi từ các nhà chức trách”.
Phóng
viên Không Biên giới nói thêm: “Việc loại bỏ Việt Nam khỏi các cuộc đàm phán
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương cũng cần được xem xét. Nên
thực hiện mọi cách để ngăn chặn việc tạo ra một lỗ đen thông tin mới.”
Cho
đến nay, blog và mạng xã hội là các nguồn quan trọng cung cấp tin tức và thông
tin cho người sử dụng Internet Việt Nam, và là cách hiệu quả vượt qua sự kiểm
duyệt. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo rằng từ nay mạng
chỉ có thể được sử dụng để “cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân.”
Trang
web tin tức VNExpress trích lời ông Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng Cục Phát thanh
Truyền hình và Thông tin Điện tử, cho biết theo nghị định mới “cá nhân không
được trích dẫn hoặc chia sẻ thông tin từ các cơ quan báo chí hoặc các trang web
của các cơ quan chính phủ.”
Việc
thông báo Nghị định được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Việt Nam quyết định trở
thành ứng cử viên cho chiếc ghế Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2014-2016. Phóng viên Không Biên giới chỉ ra rằng Điều 9 của Nghị quyết Đại hội
đồng Liên hợp quốc thành lập Hội đồng Nhân quyền- Nghị quyết 60/251 Ngày 03
tháng 4, 2006 nói rằng “Thành viên được bầu vào Hội đồng phải duy trì các tiêu
chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”
Việt
Nam trượt xa so với tiêu chuẩn cao nhất và bắt bớ các blogger và cư dân mạng.
Phóng
viên Không Biên vừa qua đưa ra một thỉnh
nguyện thư đề nghị thả 35 người bất đồng chính kiến hoạt động trên mạng hiện
đang bị giam giữ
tại Việt Nam, nước chỉ đứng
sau Trung Quốc về số lượng người cung cấp tin tức bị giam giữ.
Chỉ
vài tháng trước khi tái tranh cử vào chức thủ tướng vào năm 2011, ông Dũng đã
ký “Nghị định Truyền thông 2/2011/ND-CP” với các biện pháp trừng phạt có thể
được áp dụng đối với các nhà báo và các phương tiện truyền thông mà không cần
hỏi ý kiến của tòa án.
Nghị
định đó quy định phạt tiền từ 1 đến 4 triệu đồng (35-140 euro) với các thông
tin về sự phát triển quốc gia hoặc quốc tế không “trung thực” hay không “phù
hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.” Nó cũng cấm các blogger sử dụng bút
danh, và nói rằng các nhà báo có thể bị phạt nếu họ không xác định được các
nguồn thông tin của họ.
Xếp
hạng thứ 172 trong 179 quốc gia trong Bảng chỉ số tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới vào
năm 2013 và Việt Nam cũng có tên trong bản báo cáo đặc biệt “Kẻ thù của
Internet” về việc theo dõi trên mạng do Phóng viên Không Biên giới phát hành
vào ngày 12 Tháng Ba, Ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng.
Phóng
viên Không Biên giới đã trao Giải thưởng cư dân mạng cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh vào ngày 12 tháng Ba bởi sự cam kết
cho sự tự do thông tin ở Việt Nam của ông.
Bạn
cũng có thể yêu cầu việc thả 35 blogger bằng cách ký thỉnh
nguyện thư này
*
Nguồn: RSF
No comments:
Post a Comment