Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-21
2013-08-21
Hơn 100 người Việt trong và ngoài nước vừa ký tên
vào ‘Tuyên bố Nghị định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm Hiến pháp, Pháp luật và các
Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia’. Bản tuyên bố này được công khai trên
mạng Bauxite Việt Nam.
Nội
dung phản đối
Những người ký tên vào Tuyên bố vừa nói tự nhận họ
là những công dân tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong số họ là những người sử
dụng công cụ Internet như phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin
trong nước và quốc tế nhằm có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với
tư cách con người văn minh trong xã hội hiện đại ngày nay.
Bên cạnh đó còn có những người ký tên là người Việt
đang định cư ở nước ngoài; tuy nhiên họ vẫn tha thiết đến vận mệnh quốc gia,
đến những quyền tự do- dân chủ của đồng bào trong nước.
Tuyên bố chỉ ra những nội dung sai trái hoặc tiềm ẩn
việc thi hành tùy tiện của của Nghị định 72 chiếu theo Hiến pháp, pháp luật
Việt Nam và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cũng như Tuyên
Ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Sau khi nêu ra những điểm sai trái cụ thể qua giải
thích về từ ngữ, đối tượng áp dụng chiếu theo những điều khoản liên quan trong
các văn kiện vừa nêu; những người ký tên đưa ra tuyên bố với ba điểm: thứ nhất
phản đối Nghị định 72, thứ hai yêu cầu chính phủ hoãn thi hành nghị định này
theo kế hoạch vào ngày 1 tháng 9 để chỉnh sửa những nội dung vi phạm hay tiềm ẩn
nguy cơ vi phạm; thứ ba yêu cầu Quốc hội Việt Nam khẩn cấp thẩm tra những nội
dung trong Nghị định 72 vi phạm Hiến pháp và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam
đã ký kết; từ đó có can thiệp với chính phủ theo quyền hạn của quốc hội.
Ý
kiến phản đối
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội, một trong số
hơn 100 người ký tên đầu tiên vào ‘Tuyên bố Nghị định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm
Hiến pháp, Pháp luật và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia’ vào ngày 21
tháng 8 cho biết lại quan điểm của bản thân như sau:
Chuyện đó tôi cực lực phản đối vì tôi có quyền được
nói, được nghe những thông tin sự thật. Bây giờ ngăn cấm các quyền này đi thì
tôi phản đối. Bởi vì báo chí chính thống không tự tin. Ở Việt Nam có 700 tờ
báo, chứ có ít đâu, mà không thông tin đầy đủ. Vậy tôi cần những nguồn thông
tin khác đầy đủ hơn bằng mọi cách; mà bây giờ cấm đi thì tôi phản đối.
Thứ hai những điều tôi nói là những quan điểm chính
đáng và sự thật, tôi cũng tìm những diễn đàn chính thống để được nói nhưng báo
chí chính thống một là không đăng, hai là cắt xén sửa đi làm cho sai của mình
nên tôi không muốn gửi đến. Cho nên tôi cũng cần tìm những nguồn thông tin
chính xác, diễn đàn đúng, trung thực để tôi gửi. Nên tôi ủng hộ những người
viết tuyên bố phản đối Nghị định 72.
Gia
Minh: Ngay sau khi có phản ứng, một
số quan chức trong Bộ Thông tin- Truyền thông có giải thích. Bà có nghe và thấy
những giải thích của họ hợp lý thế nào không?
Chuyện đó tôi cực lực phản đối vì tôi có quyền được
nói, được nghe những thông tin sự thật. Bây giờ ngăn cấm các quyền này đi thì
tôi phản đối. Bởi vì báo chí chính thống không tự tin. Ở VN có 700 tờ báo, chứ
có ít đâu, mà không thông tin đầy đủ.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
KTS
Trần Thanh Vân: Tôi không tin những giải thích khi thấy những việc
làm chưa đúng, chưa hành động. Hôm nay là ngày 21 tháng 8 rồi, chỉ còn 10 ngày
nữa thôi. Đến ngày đó sẽ được chứng minh: nếu như những người làm việc
truyền tin một cách chính đáng mà bị đàn áp sẽ rõ ra họ giải thích có đúng hay
không! Tôi chẳng bao giờ nghe ai nói suông cả, tôi chỉ nhìn hành động thực sự
thôi.
Video:
Chuyện
Nghị định 72
Sau khi Nghị định 72 được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
ký hồi ngày 15 tháng 7 và ban hành vào ngày 31 tháng 7; nhiều ý kiến của các
thành phần khác nhau trong xã hội ngay tại Việt Nam và trên thế giới đã lên
tiếng. Những ý kiến đó tương tự ý kiến vừa nêu cho rằng Nghị Định 72 cho thấy
chính quyền Hà Nội tiếp tục giới hạn quyền tự do được thông tin, được chia sẽ
thông tin của người dân.
Hồi ngày 6 tháng 8 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra
thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về những điều khoản trong Nghị định 72 hạn
chế những loại thông tin mà cá nhân có thể chia sẽ thông qua các mạng xã hội và
trang web. Liên Minh Internet Á Châu gồm các tên tuổi như Google, Facebook và
những công ty Internet khác cũng đồng thanh cho rằng Nghị định 72 sẽ có tác
động tiêu cực đến cộng đồng mạng tại Việt Nam. Về lâu về dài, nghị định đó sẽ
bóp nghẹt sáng tạo và khiến cho những doanh nghiệp không muốn đến làm ăn tại
Việt Nam nữa.
Nhà văn Phạm Đình trọng hồi ngày 2 tháng 8 có bài
‘Lại cấm’ cho rằng lối quản lý bằng mệnh lệnh hành chính qua Nghị định 72 lại
được áp dụng khi mà các cán bộ quản lý Nhà nước, yếu kém và lười biếng; cũng
như sợ trách nhiệm.
Nhà văn Phạm Đình Trọng điểm qua lại quá trình phát
triển, con người bao giờ cũng vươn ra cùng xã hội với những bổn phận và trách
nhiệm trong cộng đồng xã hội mà họ sinh sống đó. Ông cho rằng văn minh công
nghiệp thỏa mãn được mọi nhu cầu rất cao của Con Người sinh vật, và nền văn
minh Tin học hiện nay đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Con người xã hội, giúp
cho vị trí của họ được ngày càng cao hơn với những quan tâm và lo toan của Con
người xã hội được mở rộng.
Ông này còn lập luận cho rằng Nghị định 72 chống lại
một tư tưởng Nhân văn hiếm hoi của Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
là ‘Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra’; nếu không chống lại tức đó chỉ
là một khẩu hiệu giả dối lâu nay: nói một đằng làm một nẻo.
Theo nhà văn Phạm Đình Trọng, Nghị định 72 chứng tỏ
sự hốt hoảng của một nhà nước độc tài trước sự lớn mạnh nhanh chóng và mạnh mẽ
của những trang mạng xã hội của các cá nhân nói lên được tiếng nói thẳng thắn,
trung thực của người dân về những vấn đề xã hội hằng ngày, cũng như những vấn
đề khẩn thiết của đất nước.
Đối với những cán bộ nhà nước soạn thảo ra Nghị định
72, thì nhà văn Phạm Đình Trọng cho rằng Con người xã hội của họ nhỏ bé đến mức
như không có. Ông cho rằng trong một xã hội mà không có Con người xã hội, chỉ
có Con người sinh vật mà loại người này đang nắm giữ vai trò quản lý thì đó là
một thảm họa cho người Dân, điều sỉ nhục cho một đất nước văn hiến.
Thông tin cho biết việc ký tên vào ‘Tuyên bố Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP vi phạm Hiến pháp, Pháp luật và các Công ước Quốc tế mà
Việt Nam tham gia’ sẽ kết thúc vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng 8; tức thứ tư
tuần tới. Vào sáng ngày 29 tháng 8, toàn bộ danh sách sẽ được công khai trên
trang mạng Bauxite Việt Nam.
---------------------------------------
BBC
Cập nhật: 08:50 GMT -
thứ tư, 21 tháng 8, 2013
Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam cấm các cá
nhân tổng hợp thông tin trên mạng đã bị một nhóm các trí thức trong
và ngoài nước lên án là ‘vi phạm Hiến pháp, pháp luật và các công
ước quốc tế’.
Trong một tuyên bố được đăng
tải trên mạng, các nhân sỹ trí thức này cũng yêu cầu Chính phủ
chỉnh sửa lại Nghị định và kêu gọi Quốc hội thẩm tra lại tính hợp
hiến và hợp pháp của Nghị định.
Nghị định 72 do Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9 tới. Khi
đó, các trang mạng cá nhân sẽ không được phép đưa lại các thông tin
được lấy lại từ các nguồn khác.
Nghị định này đã bị cộng
đồng blogger trong nước và các quan sát viên quốc tế lên án là ‘xâm
phạm quyền tự do ngôn luận’ của người dân Việt Nam.
‘Tác dụng phá hoại’
Trong phản ứng mới nhất
này, bản tuyên bố được 108 người ký tên đã dẫn ra những chỗ mà họ
cho là vi phạm luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước
này có tham gia.
Theo đó, quy định trong Nghị
định 72 phân loại các trang mạng ra làm năm loại trong đó yêu cầu
‘trang thông tin điện tử cá nhân’ không được tổng hợp thông tin là trái
với Luật Công nghệ thông tin, bản Tuyên bố này phân tích.
Theo Bộ Luật được Quốc hội
thông qua vào năm 2006 này thì ‘trang thông tin điện tử... phục vụ cho
việc cung cấp trao đổi thông tin’ và cũng không hề phân chia trang thông
tin điện tử ra làm các loại riêng rẽ.
‘Hồi nào viết
thê nào giờ vẫn viết như thế’
Blogger Huỳnh Ngoc̣ Chênh nói
về bản Tuyên bố phản đối Nghị định 72 và sự chuẩn bị của ông trước
nghị định này.
Ngoài ra, trong khi Luật Công
nghệ thông tin chỉ có phạm vi hiệu lực đối với các tổ chức và cá
nhân hoạt động về mạng Internet ‘tại Việt Nam’ thì Nghị định 72 mở
rộng việc chế tài ra các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân ở nước ngoài
cung cấp thông tin vào Việt Nam.
Do đó, những người tham gia
vào tuyên bố này bày tỏ quan ngại Nghị định 72 sẽ ‘bị vận dụng tùy
tiện để ngăn chặn công dân Việt Nam thực thi các quyền tự do ngôn
luận, tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin’.
Các nhân sỹ trí thức nhận
định rằng Nghị định này ‘chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân
đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền’ và ‘phá hoại uy tín
của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế’.
“Nghị định 72... đi ngược lại
các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền... của Nhà nước Việt Nam...đi
ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước,” Tuyên bố viết.
‘Không thay đổi’
Trao đổi với BBC, ông Huỳnh
Ngọc Chênh, một blogger ở trong nước, giải thích lý do Tuyên bố này
không được gửi đến những nơi liên quan được nêu trong Tuyên bố như Quốc
hội và Chính phủ là vì ‘những kiến nghị chúng tôi gửi đến chẳng
bao giờ được phản hồi’.
“Chúng
tôi đã tính trước khả năng chính quyền không tiếp thu nên không kiến
nghị mà ra tuyên bố để bày tỏ thái độ,” ông nói,
“Còn tiếp thu hay không là quyền của người ta.”
Khi được hỏi có chuẩn bị
sẵn sàng khi Nghị định 72 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/9 tới, ông
Chênh nói rằng ông ‘vẫn giữ nguyên’.
“Hồi nào mình viết như thế nào, mình thu
nhận thông tin và đưa thông tin như thế nào thì vẫn tiếp tục làm,” ông nói.
“Để xem người ta nhắc nhở như thế nào để
tùy theo đó mà có thái độ phản ứng,” ông nói thêm, “Bên cạnh đó tôi vẫn trông chờ phản ứng của tập thể.”
Mặc dù ông nhận định rằng
Nghị định 72 này sẽ ‘khó khả thi’ nhưng sẽ tác động trực tiếp các
trang blog như trang cá nhân của ông.
“Trước khi có Nghị định 72, anh em blogger
vẫn bị mời lên làm việc. Bây giờ có lẽ làm việc sẽ cấp tập hơn.
Người ta sẽ yêu cầu điều này điều khác nhiều hơn,” ông nói.
---------------------------------------
20-8-2013
No comments:
Post a Comment