Thứ
năm, ngày 01 tháng tám năm 2013
Ngày
15/7/2013 thủ tướng chính phủ đã ký thông qua nghị định số 72/2013NĐ-CP của chính phủ gồm 6 chương và 46
điều. Nghị định này sẽ được thực thi vào 1 tháng tới - ngày 01/9/2013. Bỏ một
buổi đọc từng chi tiết thì thấy có một vấn đề lớn cần bàn là đất nước Việt thời nay có cần thiết phải có
một hiến pháp không? Theo tôi thì không cần hiến pháp. Vì,
Thứ nhất là, hình thái chính trị xã hội Việt hiện nay được điều
hành theo nghị quyết của đảng cầm quyền được các ủy viên trung ương đảng họp và
soạn thảo, rồi quốc hội thông qua. Từ nghị quyết ấy, chính phủ thừa hành quyền
hành pháp soạn thảo ra nghị định để ban hành luật lệ điều hành hành pháp. Tư
pháp và lập pháp thực hiện theo nghị quyết và nghị định.
Thứ hai là, có những nghị quyết và nghị định đi ngược với hiến
pháp. Ví dụ như cái nghị định 72/2013 này là vi hiến. Vì điều 26 dự thảo sửa
đổi hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Nhưng khoản 5 điều 5, chương I của nghị định 72/2013NĐ-CP quy định rằng: "Tạo
đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo cài
đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm
quyền điều khiển thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên internet."
là hành vị bị cấm.
Trong
khi đó, ở điều 19, chương II về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng
tài nguyên internet, cũng như trong điều 3, chương I về việc giải thích từ ngữ
của nghị định 72/2013NĐ-CP không có bất kỳ một quy định nào về viết blog hay
các tài khoản cá nhân trên internet. Nhưng ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục
Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: "Trước hết chúng ta
phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được
phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng
hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang
web của cơ quan nhà nước". Đây là một cách suy diễn rất tùy tiện của
các quan chức chính quyền, hay là nghị định không rõ ràng mà đã được ký cho
thực thi thì không ai có thể giải thích được.
Thứ ba là, vào ngày 24 tháng 9 năm 1982, Việt Nam đã chính thức
ký kết tham gia và đã được thông qua Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị -
không hiểu vì sao mà Trung Hoa và Cu Ba đã ký kết, nhưng chưa được thông qua,
còn Malaysia và Miến Điện lại chưa chịu ký kết. Trong đó có tuyên ngôn nhân
quyền, mà điều thứ 19 trong tuyên ngôn nhân quyền được phát biểu là: "Mọi
người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự
do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và
quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên
giới." Như vậy, lời phát biểu của ông cục trưởng chẳng những vi phạm
hiến pháp sửa đổi của Việt Nam, mà còn vi phạm cả tuyên ngôn nhân quyền mà nhà
nước Việt Nam đã ký kết cách đây 31 năm.
Cuối cùng là, bất kỳ ai đã từng làm khoa học chân chính - ngoại trừ
những kẻ đạo văn để kiếm bằng cấp chạy chức chạy quyền hòng tham nhũng hại dân
- bất kỳ một thông tin khoa học nào không phải là của mình, mà nó được viện dẫn
từ những công trình nghiên cứu khác thì đều phải được dẫn nguồn cụ thể, rõ
ràng. Động tác dẫn nguồn này là bắt buộc, là lòng tự trọng của người dẫn nguồn,
mà cũng là sự tôn trọng công lao và lòng biết ơn của người đã làm ra
thông tin gốc. Dĩ nhiên, có thông tin phải mua, và có thông tin được dùng tự
do, nhưng vì sự nghiệp phục vụ cho nhân loại, hầu hết các thông tin khoa học
được công bố tự do, mà ai cũng có thể sử dụng với cái gọi là, tài liệu tham
khảo. Hay nói cách khác là, nói có sách mách có chứng, chứ không nói bừa, chửi
đổng một cách cảm tính chủ quan, không chứng cứ. Có lẽ cũng vì thế, mà ở nước
ta ngày nay lắm "nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ" đạo văn, đạo luận
văn, đạo cả viết sách giáo khoa?
Nếu nghị định 72/2013NĐ-CP hoàn thiện hơn thì phải có một điều khoản rõ ràng quy định là, mọi trang mạng thông tin của tổ chức, cá nhân muốn dẫn nguồn thông tin chính thức của hệ thống thông tin chính thống nhà nước thì phải có hợp đồng ký kết mua tài nguyên thông tin. Nhưng dù có thêm bất kỳ điều nào đi nữa thì, việc ông cục trưởng phát biểu trước báo Vnexpress là một vi phạm hiến pháp và tuyên ngôn nhân quyền một cách trắng trợn.
Ngoài ra, nếu không cho dẫn nguồn các thông tin chính thống của các tổ chức hợp pháp thì có được phép dẫn nguồn từ những thông tin nước ngoài không? Và lâu này báo chí chính thống của nhà nước dịch bài, dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài có vi phạm với nghị định 72/2013 không? Những điều này trong nghị định chưa nói rõ.
Liệu nghị định 72/2013NĐ-CP ra đời nhằm mục đích gì? Nó được thực thi như thế nào? Và hậu quả của nó sẽ ra sao, nếu giả sử một ngày nào đó vì cái nghị định này làm cho các công ty cho thuê tài nguyên internet vỡ nợ, vì không còn ai muốn dùng nữa, do có dùng cũng không có thông tin nào để đáng xem.
Tất cả những điều trên và những việc làm từ trước đến nay cho thấy, Việt Nam ta hiện nay không cần bất kỳ một hiến pháp nào, và cũng không cần bất kỳ một cam kết nào với thế giới, mà chỉ cần nghị quyết và nghị định của đảng cầm quyền, để điều hành đất nước.
Nếu nghị định 72/2013NĐ-CP hoàn thiện hơn thì phải có một điều khoản rõ ràng quy định là, mọi trang mạng thông tin của tổ chức, cá nhân muốn dẫn nguồn thông tin chính thức của hệ thống thông tin chính thống nhà nước thì phải có hợp đồng ký kết mua tài nguyên thông tin. Nhưng dù có thêm bất kỳ điều nào đi nữa thì, việc ông cục trưởng phát biểu trước báo Vnexpress là một vi phạm hiến pháp và tuyên ngôn nhân quyền một cách trắng trợn.
Ngoài ra, nếu không cho dẫn nguồn các thông tin chính thống của các tổ chức hợp pháp thì có được phép dẫn nguồn từ những thông tin nước ngoài không? Và lâu này báo chí chính thống của nhà nước dịch bài, dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài có vi phạm với nghị định 72/2013 không? Những điều này trong nghị định chưa nói rõ.
Liệu nghị định 72/2013NĐ-CP ra đời nhằm mục đích gì? Nó được thực thi như thế nào? Và hậu quả của nó sẽ ra sao, nếu giả sử một ngày nào đó vì cái nghị định này làm cho các công ty cho thuê tài nguyên internet vỡ nợ, vì không còn ai muốn dùng nữa, do có dùng cũng không có thông tin nào để đáng xem.
Tất cả những điều trên và những việc làm từ trước đến nay cho thấy, Việt Nam ta hiện nay không cần bất kỳ một hiến pháp nào, và cũng không cần bất kỳ một cam kết nào với thế giới, mà chỉ cần nghị quyết và nghị định của đảng cầm quyền, để điều hành đất nước.
Bài
đọc liên quan:
+ Nhân trị hay vi hiến trị?
+ Hiến pháp và thực tế Việt Nam
+ Hiến pháp, tên nước và chiếc mặt nạ của thể chế chính trị
+ Nhân trị hay vi hiến trị?
+ Hiến pháp và thực tế Việt Nam
+ Hiến pháp, tên nước và chiếc mặt nạ của thể chế chính trị
No comments:
Post a Comment