02:25:am
22/08/13
Bệnh
ở đây không là bệnh nóng trán, nhức đầu, không là bệnh vặt. Bệnh ở đây là bệnh
của một người “thất thập cổ lai hy”, bệnh của một người đã nghe văng vẳng đâu
đây điệu nhạc vĩnh quyết từ cổng nghĩa trang… Trong tình huống cô tịch như vừa
kể, những nghĩ và viết của Lê Hiếu Đằng nên được nghiêm chỉnh ghi nhận như một
sản phẩm của tĩnh lặng và chân tình. Chân tình có hay không? Chân tình đến mức
độ nào?
I. Suy
nghĩ của Lê Hiếu Đằng.
Sau
30/04/1975, ngay giữa Sàigon, nhạc sĩ Nhật Ngân đã hiên ngang và khẳng khái
viết lời và nhạc cho nhạc phẩm “Anh giải phóng Tôi hay Tôi giải phóng Anh?”. Ba
mươi tám năm sau từ trên giường bệnh, Lê Hiếu Đằng (Bạn cùng lớp với Nhật Ngân
tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng) mới long trọng viết câu trả lời:
“Nếu
hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận
xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức
trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền
Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng…”
(“Viết
trong những ngày nằm bệnh” – Lê Hiếu Đằng)
Năm
1963 Lê Hiếu Đằng và một người bạn tù khác bị giam vì lý do chính trị, nhưng
lại được nhà cầm quyền VNCH cho phép rời nhà tù để đi dự thi tú tài II. Nhớ lại
sự kiện vừa kể, Lê Hiếu Đằng viết:
“Tôi
không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho
ra đi thi như chúng tôi hay không?”
(VTNNNB
– LHĐ)
Nhớ
lại núi tội ác của CSVN sau 1975, Lê Hiếu Đằng mạnh mẽ xác định:
“Sau
một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân
Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất
cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung
Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2
đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và
biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. …Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp
làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được.”
(VTNNNB
– LHĐ)
Ác
với dân bao nhiêu, hèn với giặc bấy nhiêu. Hèn như thế nào? Lê Hiếu Đằng mô tả:
“Thật
ra tổ tiên chúng ta, những tiền nhân thời xa xưa đã cho họ nhiều bài học Chi
Lăng, Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, v.v. Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn
nhớ những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam thì
dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam nên quá “hiền lành” đối
với một nước lớn nhưng rất “tiểu nhân” (chữ nghĩa của các truyện Tàu), miệng
thì xoen xoét nói về “bốn tốt mười sáu chữ vàng” trong lúc hành động thực tế là
uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh
bắt trong ngư trường truyền thống của mình hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm
dò dầu khí của chúng ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu
nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của
người phát ngôn viên bộ Ngoại giao. Đến nỗi có những vụ việc lớn càng không dám
thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại sứ
Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối chứ không chỉ là đưa công hàm đến
toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta không dựa vào nước
này chống các nước khác nhưng thực tế quốc tế hiện nay rất thuận lợi để
chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông.”
(VTNNNB
– LHĐ)
II. Phương
pháp luận của Lê Hiếu Đằng
Đứng
trước tình cảnh khó khăn mọi mặt của Việt Nam, Lê Hiếu Đằng kêu gọi những người
đã từng bị CSVN dối gạt trong “cách mạng giải phóng”, giới trẻ và toàn thể quần
chúng Việt Nam hãy vùng lên:
“vùng
lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá
nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực
hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những
lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một lớp trẻ hăng hái, nhiệt
tình bao gồm những blogger, những sinh viên đang có những hoạt động ở các
trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác”.
(VTNNNB
– LHĐ)
Vùng lên
để làm gì? Thưa rằng để đòi dân chủ đa nguyên, đòi xóa bỏ hiến pháp
1992, làm ra hiến pháp mới dưới quyền giám sát nghiêm minh của Liên Hiệp
Quốc:
“(CSVN)
đã chủ trương phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều
thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều
thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác
nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là
quy luật tất yếu vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được và như vậy điều
4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì các vị lãnh đạo của ĐCS phải
chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với
ĐCS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như
hiện nay Campuchia đã làm… Cần có quốc hội lập hiến để soạn thảo và
thông qua hiến pháp mới. Sau đó bầu quốc hội lập pháp.”
(VTNNNB
– LHĐ)
III. Lý
thuyết dẫn đạo suy nghĩ và hành động
Muốn
tránh tình huống “nói một đường, làm một nẻo”, hoặc “vừa làm, vừa run”, một
người, một tập thể cần phải suy nghĩ và hành động theo một lý thuyết dẫn đạo.
Lý thuyết dẫn đạo mà Lê Hiếu Đằng chọn lựa chính là tư tưởng của Nhà Cách Mạng
Phan Châu Trinh:
“Tôi
nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ
cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh.
Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một chủ trương cực
kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân khí,
hậu dân sinh.”
(VTNNNB
– LHĐ )
Lê
Hiếu Đằng nhấn mạnh:
“Một
khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, đủ sức kìm hãm, ức chế các khuynh
hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải “chấn dân khí” để
không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày. Sau đó là “khai
dân trí” và “hậu dân sinh”.
(VTNNNB
– LHĐ)
“Chấn
dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” là một khẩu quyết trong tư tưởng Phan Châu
Trinh. Chi tiết hóa tư tưởng này chúng ta sẽ có được cả một dàn tư tưởng với
đầy đủ:
Tiền
đề triết học
Qui
luật triết học
Phương
pháp luận
Bài
“Viết trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng với đầy đủ:
1)
Suy nghĩ rất chân tình, rất phù hợp với thực tại đời sống.
2)
Ước mơ hành động rất quyết liệt, rất dứt khoát.
3)
Suy nghĩ và hành động của Lê Hiếu Đằng được dẫn đạo bởi tư tưởng biện chứng
Phan Châu Trinh.
Bởi
các lý lẽ trình bày ở trên bài viết này trân trọng thỉnh cầu Bạn Đọc trong cũng
như ngoài nước đón nhận “Viết trong những ngày nằm bệnh” của Lê Hiếu Đằng như
là cống hiến tư tưởng của một người Việt Nam yêu nước, quyết tâm từ bỏ quá khứ
bị dối gạt bởi “cách mạng giải phóng của CSVN”, quyết tâm đấu tranh cho một
Việt Nam Dân Chủ Đa Nguyên, Nhân Quyền, Thịnh Vượng và Công Bằng.
©
Đỗ Thái Nhiên
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment