PV. VRNs
Đăng bởi lúc 6:37 Sáng 10/08/13
VRNs (10.08.2013) – Sài Gòn – “Tại khu k5 nhà tù Xuân
Lộc, các nữ tù nhân lương tâm bị ngược đãi nghiệt ngã, khiến cô Đổ Thị Minh Hạnh phải
công khai chủ xướng tuyên bố một cuộc tuyệt thực để phản đối. Hành động kiên
cường của cô Hạnh đã bị nhà tù trấn áp bằng cách hạn chế tối đa việc ăn
uống, đau ốm không cho đi điều trị, bắt buộc lao động một cách vô cùng cực
khổ”. Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đã cho biết như
vậy trong văn thử kêu gọi khẩn thiết gởi đến các Tổ chức nhân quyền, tôn giáo
và truyền thông.
Cụ Liêm viết: “Nói đến Đổ Thị Minh Hạnh ắt chưa ai quên rằng cô là nữ sinh viên đại
học năm thứ 3, lứa tuổi đôi mươi, nhìn thấy cảnh quốc phá gia vong, dân
tộc lầm than khốn khổ dưới một chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN, cô đành
bỏ cái mộng vàng son trên con đường danh lợi tương lai của tuổi trẻ như bao
nhiêu thanh thiếu niên khác mà dấn thân vào con đường đấu tranh gian khổ và
nguy hiểm vì tiền đồ Tổ Quốc và hạnh phúc của Dân Tộc.
Với ý chí kiên cường, cao cả vì nước vì dân của một cô gái trẻ hiếm có,
cũng như Mai Thị Dung, tôi nhận Đổ Thị Minh Hạnh làm con nuôi. Cô đã từng đại
diện cho tôi để thực hiện những công tác hệ trọng như là dự lễ an táng cụ Cố
Tăng Thống Thích Huyền Quang…, trợ giúp những anh chị em dân oan từ các tỉnh
Miền Tây lên Sài Gòn để biểu tình đòi đất, đòi nhà…, âm thầm đại diện cho một
số anh chị em lao động trong nước liên hệ với hệ thống lao động hải ngoại…,
vượt biên đến Mã Lai để tham dự những cuộc họp của những tổ chức lao động quốc
tế, v.v…”
Theo Chụ Liêm, dù các cai tù và giám thị đối xử cách phi
nhân, nhưng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn tiếp tục kiên cường đấu tranh đòi công lý. Cô
Hạnh “được các nữ tù nhân lương tâm PGHH
khác mạnh mẽ hưởng ứng, đại thể như cô Mai Thị Dung (án tù 11 năm), cô Dương
Thị Tròn (án tù 9 năm), cô Trần Thị Thúy (án tù 8 năm), v.v…”
Đỗ Thị Minh Hạnh sinh ngày 13.03.1985 ở Di Linh, Lâm Đồng
trong một gia đình có ông nội là lão thành cách mạng, làm việc cho cộng sản qua
hai thời kỳ trước và sau 1975, bà nội là liệt sĩ thời kỳ chống Pháp. Trước năm
1975, ba của cô Minh Hạnh (biệt động quân) đã từng bị Cộng sản bỏ tù gần 2 năm,
sau này cha là thành phần trung nông, còn mẹ cùa cô Hạnh đã từng là cán bộ xây
dựng nông thôn làm việc cho Mỹ trước 1975 tại Nha Trang, sau này trở thành cán
bộ hội chữ thập đỏ của địa phuơng. Chính vì thành tích ông bà nội mà Cộng sản
phong cho gia đình cô Minh Hạnh là gia đình có công với cách mạng. Cha mẹ cô
Hạnh không phải là đảng viên đảng cộng sản.
Năm 2005 cô Hạnh đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện
đất đai và bị bắt giam nhiều ngày tại Hà Nội. Gia đình bảo lảnh về và bị cộng
sản giam lỏng theo dõi tại Di Linh, Lâm Đồng.
Khi hay tin nhà cầm quyền csVN cho Trung quốc đầu tư khai
thác Bôxit tại Tây nguyên, cô Minh Hạnh đã lên tiếng phản đối. Năm 2007 cô Minh
Hạnh đã tổ chức cho công nhân bị áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình đòi
được tăng lương và được an toàn lao động.
Tháng 02.2010, cô Minh Hạnh bị bắt vì bị cáo buộc xúi
giục công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Ngày
27.10.2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh
trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự.
Ngày 12.12.2011, cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã được trao tặng
giải quốc tế nhân quyền Việt nam 2011 cùng với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Đầu tháng
07.2013, tại hội nghị Asean ở Brunei, ngoại trưởng Úc Bob Carr yêu cầu ngoại
trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị
Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương.
Hiện nay, giám thị đem tất cả nữ tù nhân lương tâm PGHH
và nữ tù nhân chính trị gồm 9 chị em ở chung một khu, trong đó có cô Minh Hạnh.
Cụ Lê Quang Liêm nói: “Nên nhớ rằng với chế độ độc tài toàn trị, đảng csVN có vô số mưu ma
chước quỷ để triệt hạ những người chống đối. Lùi một bước tiến ba bước là độc
chiêu của đảng csVN. Việc tập trung 9 chị em tù nhân lương tâm vào một khu có
thể nghĩ chắc chắn rằng không phải là một sự nhượng bộ hay là vì công lý
và nhân đạo, mà là một mưu ma chước quỷ”.
Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, người đã cùng
Cụ Hội Trưởng ký tên trên Bản Lên Tiếng vừa qua về nhân quyền Việt Nam nói với
VRNs:
“Tình trạng vi phạm nhân quyền đối với tù nhân tại VN là một tệ nạn, đặc
biệt đối với các tù nhân lương tâm. Mọi người chúng ta cần lên tiếng yêu cầu bộ
công an (tổng cục 8) và nhà cầm quyền VN phải cải thiện tình trạng tù nhân,
phải có cơ quan độc lập để giám sát việc làm của các cai tù cộng sản hiện nay.
Các nhà tù không phải là khu vực quân sự nên không được tự ý giới hạn quyền
của những người thăm gặp. Tù nhân bị giam giữ đã là một hình thức chế tài rồi,
vì thế không cần thêm bất cứ một sự hạn chế nào nữa về quyền con người”.
PV. VRNs
No comments:
Post a Comment