04:06:am 28/08/13
Biên tập theo FB Bùi Hằng, Hư Vô
Tiếp theo một loạt các cuộc gặp gỡ với các tổ chức
nhân quyền và Đại sứ quán các nước phương Tây, sáng nay, 28/8, các bloggers
Việt Nam đã có cuộc gặp mặt tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội và trao tuyên bố 258.
Trước đó, tuyên bố 258 đã được trao cho Cao uỷ Liên
Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Tổ chức
Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả
(CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), Đại sứ quán các
nước Mỹ, Thụy Điển và Australia.
Điểm
đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các blogger Đặng Bích Phượng (blog Phương
Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị
Phương Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư
Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn).
Blogger
Phương Bích được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề
chính trị-xã hội và cả đời sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị,
chân thật và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội
bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò,
và khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng “Bước chân vào chốn ngục
tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.
Hai
blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích
cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Sinh
năm 1991, blogger Hư Vô còn rất trẻ nhưng đã
tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ người
nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan
vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho đến khuya,
sau khi các blogger kéo đến và phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.
An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ
trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng
tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa
qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.
Được biết, các nhân viên Ngoại giao của tòa Đại sứ
Đức đã ra tận ngoài cổng chờ đón các blogger Việt Nam và sau buổi làm việc đã
cho xe công vụ chở chị em về để đảm bảo an ninh.
Tiễn các blogger lên xe
Trong lúc đó, các blogger Việt Nam phát hiện nhiều
chiếc “đuôi” đeo bám họ và chờ sẵn phía bên ngoài tòa Đại sứ. Việc theo bám,
cản phá hay triệu tập làm việc cũng thường diễn ra với các buổi gặp trước kia
của những nhà hoạt động tại Việt Nam với các cơ quan Ngoại Giao hay các tổ chức
nhân quyền nước ngoài.
Những người được cho là đã theo dõi và cản phá cuộc gặp
No comments:
Post a Comment