Wednesday,
August 7, 2013
- Karl Jaspers, Ý
niệm đại học, Hà Vũ Trọng và Mai Sơn dịch (từ tiếng Anh), Bùi Văn Nam Sơn
giới thiệu, Đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức, 164tr., 60.000 đ. (đặc biệt
trong sách in bài "Những mạch sống tinh thần của đại học. Đọc Ý niệm
đại học của Karl Jaspers" của Lê Tôn Nghiêm)
Trong vụ việc Nhã Thuyên đang bùng nổ hiện nay, nếu nhìn nhận sự việc mang nhiều dáng dấp của một cuộc khủng hoảng động đến nền tảng và các quy tắc của trường đại học tại Việt Nam, cuốn sách nổi tiếng của Karl Jaspers mang lại những gợi ý suy nghĩ rất hữu ích và kịp thời.
Karl Jaspers, một triết gia lớn, môn đệ của Edmund Husserl, trình bày "ý niệm" đại học như một điều khá tương tự với "ý niệm tuyệt đối" ở Hegel. Ngay từ đầu ông đã đưa ra định nghĩa: "Đại học là một cộng đồng gồm các học giả và sinh viên dấn mình vào nghĩa vụ kiếm tìm chân lý" (tr.1) và ngay lập tức khẳng định điều cốt yếu của đại học là "tự do hàn lâm".
Tham gia đại học (dạy và học) là "nhân quyền", "Mọi người được phép tập hợp ở đây cho mục đích duy nhất là kiếm tìm chân lý" (tr.2) và "trường đại học là một định chế với những mục tiêu thực tiễn, nhưng nó đạt được những mục tiêu này bằng nỗ lực tinh thần": Karl Jaspers nhất mạnh vào "tinh thần" và "ý niệm" vì "đại học là sự hiện thực hóa đoàn thể lòng hiếu tri nguyên thủy của con người" (tr.3), "lòng hiếu tri nguyên thủy" đó có đặc tính nổi trội là "duy nhất" và "toàn thể".
Đặc biệt, Karl Jaspers bàn sâu vào mối quan hệ giữa đại học và nhà nước. Cuối sách, ông viết: "mặc dù mỗi đại học là một phần của một quốc gia, nó đặt cái nhìn của nó vào những mục tiêu cao hơn và vượt ngoài tính quốc gia" (tr.162), đó là một cách để ông tách rời chủ nghĩa quốc gia khỏi hoạt động đại học.
Karl Jaspers gọi "Đại học như một nhà nước bên trong nhà nước" (tr.146) và đây:
"Đại học tồn tại được nhờ vào xã hội, là do xã hội mong muốn đâu đó bên trong cương vực của mình những nghiên cứu thuần túy, độc lập, không thiên kiến được tiến hành. Xã hội muốn có đại học bởi nó cảm thấy rằng sự phục vụ thuần túy cho chân lý đâu đó bên trong quỹ đạo của nó là phục vụ cho những ích lợi của chính nó. Không nhà nước nào bất bao dung với bất cứ hạn chế nào về quyền lực của nó vì sợ những hậu quả của một sự kiếm tìm chân lý thuần túy, lại có lúc nào đó cho phép một đại học chân chính được tồn tại." (tr.146)
Như vậy, một nhà nước can thiệp thô bạo vào đời sống và nguyên tắc của trường đại học ở trong chính nó là một nhà nước vi phạm vào tinh thần quan trọng nhất của đại học, và cho thấy nó không quan tâm đến mục tiêu kiếm tìm chân lý. Chúng ta còn nhớ, cùng thời điểm Nhân văn-Giai phẩm, bên trong giới đại học cũng có nhiều người bị "trừng trị", trong đó tờ tạp chí Tự do diễn đàn của giới giáo sư đại học Hà Nội đã bị xử lý theo đúng kiểu thanh trừng.
Nguồn: Blog Nhị Linh
Trong vụ việc Nhã Thuyên đang bùng nổ hiện nay, nếu nhìn nhận sự việc mang nhiều dáng dấp của một cuộc khủng hoảng động đến nền tảng và các quy tắc của trường đại học tại Việt Nam, cuốn sách nổi tiếng của Karl Jaspers mang lại những gợi ý suy nghĩ rất hữu ích và kịp thời.
Karl Jaspers, một triết gia lớn, môn đệ của Edmund Husserl, trình bày "ý niệm" đại học như một điều khá tương tự với "ý niệm tuyệt đối" ở Hegel. Ngay từ đầu ông đã đưa ra định nghĩa: "Đại học là một cộng đồng gồm các học giả và sinh viên dấn mình vào nghĩa vụ kiếm tìm chân lý" (tr.1) và ngay lập tức khẳng định điều cốt yếu của đại học là "tự do hàn lâm".
Tham gia đại học (dạy và học) là "nhân quyền", "Mọi người được phép tập hợp ở đây cho mục đích duy nhất là kiếm tìm chân lý" (tr.2) và "trường đại học là một định chế với những mục tiêu thực tiễn, nhưng nó đạt được những mục tiêu này bằng nỗ lực tinh thần": Karl Jaspers nhất mạnh vào "tinh thần" và "ý niệm" vì "đại học là sự hiện thực hóa đoàn thể lòng hiếu tri nguyên thủy của con người" (tr.3), "lòng hiếu tri nguyên thủy" đó có đặc tính nổi trội là "duy nhất" và "toàn thể".
Đặc biệt, Karl Jaspers bàn sâu vào mối quan hệ giữa đại học và nhà nước. Cuối sách, ông viết: "mặc dù mỗi đại học là một phần của một quốc gia, nó đặt cái nhìn của nó vào những mục tiêu cao hơn và vượt ngoài tính quốc gia" (tr.162), đó là một cách để ông tách rời chủ nghĩa quốc gia khỏi hoạt động đại học.
Karl Jaspers gọi "Đại học như một nhà nước bên trong nhà nước" (tr.146) và đây:
"Đại học tồn tại được nhờ vào xã hội, là do xã hội mong muốn đâu đó bên trong cương vực của mình những nghiên cứu thuần túy, độc lập, không thiên kiến được tiến hành. Xã hội muốn có đại học bởi nó cảm thấy rằng sự phục vụ thuần túy cho chân lý đâu đó bên trong quỹ đạo của nó là phục vụ cho những ích lợi của chính nó. Không nhà nước nào bất bao dung với bất cứ hạn chế nào về quyền lực của nó vì sợ những hậu quả của một sự kiếm tìm chân lý thuần túy, lại có lúc nào đó cho phép một đại học chân chính được tồn tại." (tr.146)
Như vậy, một nhà nước can thiệp thô bạo vào đời sống và nguyên tắc của trường đại học ở trong chính nó là một nhà nước vi phạm vào tinh thần quan trọng nhất của đại học, và cho thấy nó không quan tâm đến mục tiêu kiếm tìm chân lý. Chúng ta còn nhớ, cùng thời điểm Nhân văn-Giai phẩm, bên trong giới đại học cũng có nhiều người bị "trừng trị", trong đó tờ tạp chí Tự do diễn đàn của giới giáo sư đại học Hà Nội đã bị xử lý theo đúng kiểu thanh trừng.
Nguồn: Blog Nhị Linh
Ngày 8/8:
Nhã Thuyên hệ (KỲ 12):
______________
No comments:
Post a Comment