Hiếu Lê
Posted
on August
5, 2013 by HieuLe
Lời
Giới Thiệu:
HL vừa mới “cưỡm” được 1 lá thư của một thanh niên ở Nam Định, gởi cho chú Đồ
Ngu phụ trách trang mạng Hải Ngoại
Phiếm Đàm . Lá thư này là 1 bằng chứng hẳn hòi mà tác giả lá thư còn đang
sống tại Việt Nam. Tuy, thời gian và không gian trong thư không xác
định rõ ràng, nhưng đủ vẽ lên phần nào 1 bức tranh tội ác của Việt Cộng.
HL
có sắp xếp, sửa lại chấm phẩy câu trong thư đôi chút, nhưng cách hành văn
lẫn nội dung lá thư vẫn luôn được tôn trọng.
Kính
mời quý độc giả thử một lần đọc qua cho biết thế nào là tội ác Việt Cộng, rồi
xin tự nhủ thầm: Việt Cộng ngày qua có khác gì với Việt Cộng ngày nay không, có
còn đáng cho nhân dân Việt Nam đặt hết lòng tin cậy không ?
Hỏi
tức là trả lời.
HieuLe-TuDoDanChu
———-
Thưa
chú Đồ Ngu.
Cháu
là một độc giả thường xuyên của trang mạng HNPĐ từ nhiều năm nay. Trước tiên,
cháu xin lỗi các bác, các chú về những từ cháu dùng trong thư này, mà cháu biết
các bác, các chú sẽ không quen. Vì cháu thường xem trên mạng, thấy các bác, các
chú đã từng lên án, chữi Việt Cộng. Cháu xin bắt đầu kể: Cháu sinh ra ở
cùng quê với ông Lê Đức Thọ. Năm mà các bác, chú ở đây vào ” giải phóng” các
bác, chú ở Sài gòn thì cháu chỉ hơn 10 tuổi.
Cháu
là con út trong một gia đình có 3 anh chị em. Cha cháu và người anh cả đến chị
kế của cháu đều tham gia đi B. Nhận thức lúc ấy là cháu chỉ mong đủ tuổi để
được cùng gia đình cháu trong công cuộc giải phóng đất nước. Nhìn thấy những
người lớn hơn tuổi cháu hăng hái lên đường, hừng hực khí thế, lúc ấy cháu tự
thấy mình như một kẻ tật nguyền, vô dụng.
Cháu
cũng quên giới thiệu, cháu từng là học sinh. Học sinh trường này tự hào vì là
nơi học của ông Lê Đức Thọ hồi còn nhỏ. Trong trường, ngay dưới cột cờ là cái
tượng nhỏ, ông đứng giơ tay chỉ lên trời. Nhưng, có lần thằng Phán (bạn hơn
cháu 6 tuổi) bảo: Những người được thờ sống là bị thế gian trù ếm, những người
đó sẽ có kết thúc không có hậu. Cái tượng Lê Đức Thọ ” biến” khỏi trường, lúc
nào không ai biết…Thằng Phán không trúng tuyển nghĩa vụ nên không được đi B vì
gia đình thằng Phán tuy có gốc là gia đình truyền thống cách mạng, Bố nó thuộc
diện những người có vấn đề.
Sau
này, Bố nó bị quy thêm một tội nữa là không khóc một lần nào trong đám tang
bác Hồ và trong thư này, cháu muốn kể chuyện thằng Phán, với những bi kịch
mà những người sống dưới chế độ Cộng sản thường gặp như cơm bữa.
Ở
xã của cháu, trong nhà bảo tàng cách mạng còn ghi công những người trong đám
tang ông Hồ, họ đã khóc mấy lần. Riêng bà Đỗ Thị Mạnh được tuyên dương toàn
Huyện vì bà ấy đã khóc nhiều nhất là gần 90 lần, từ nơi tập kết để xe chở lên
thủ đô tham dự đám tang bác. Bố thằng Phán không nghiện rượu nhưng khi uống 1
cốc nhỏ là nhời ra ào ào. Khi đi đám về được 2 ngày, Bố nó ngồi uống rượu
ở quán bà Thành đầu làng.
Khi
thấy bà Mạnh hí hửng dừng tại chỗ quán giơ gói thịt lên khoe:
-
Tôi vừa được các đồng chí trên đảng bộ huyện tặng 1 cân thịt lợn này…Ối trời
đất ơi, bác Hồ ơi sao bác lại nỡ bỏ con cháu bác bơ vơ như thế này…
Bố
thằng Phán bỗng đứng bật dậy, đôi mắt đỏ lừ:
-
Bà Mạnh ơi, sao bà khóc mà không có tí nước mắt nào thế, để quên nắm ớt giã ở
nhà rồi à…
Bố
nó nói xong rồi chân thấp chân cao về nhà…Ngay đêm hôm ấy, du kích và công an
xã đến bắt bố nó. Mẹ nó chậy theo đưa cái áo bông cho chồng, bị bà Mạnh túm tóc
tát lia lịa vào mặt, còn nói:
-
Đồ con đĩ phản động, còn mày nữa đấy!
Bi
kịch nhà thằng Phán còn tiếp diễn trong một đêm giông bão…
Nó
chợt tỉnh giấc vì cái chõng tre rung lên từng chập, tiếng đạp chân, tiếng ú ớ
của mẹ nó, cùng với thân thể hộ pháp đang nằm phủ trên người bà. Có tiếng dọa
của thằng Phó chủ tịch xã:
-
Nằm im, mai lên xã tao cho giấy đi thăm chồng…
Sau
đó, mẹ nó ngồi tựa búp vách khóc rưng tức…
Sáng
sớm hôm sau, mẹ nó lấy hết gạo tiêu chuẩn, vắt thành 3 nắm cơm. Mẹ nó dặn:
-
Mẹ để lại cho con một nắm. Con nhớ chỉ khi nào đói quá, hãy cắt một khoanh mỏng
ra mà ăn. Mẹ đem 2 nắm này lên Lý Bá Sơ cho cha con.
Mẹ
nó ôm vai nó dặn dò trong nước mắt:
-
Bây giờ con lớn rồi, cẩn thận lời ăn tiếng nói, nghe con.
Thằng
Phán cương quyết đi theo, nhưng mẹ nó không cho, còn đẩy nó vào trong
nhà, kéo then ngoài lại…
Đấy
là lần cuối cùng thằng Phán nghe mẹ nó nói trong tình trạng tỉnh táo…
Khi
mẹ nó khoác chiếc áo tơi với 2 nắm cơm lên xã để lấy giấy thăm nuôi như lời hứa
của phó chủ tịch, lúc ấy trời bỗng lên cơn bão. Mẹ nó đến xã thì cái cổng sắt
vẫn đóng im im. Mẹ nó gào khóc thảm thiết cho đến khi té quỵ, không còn biết gì
nữa…
Thằng
Phán bị mẹ đẩy vào trong nhà, mình phải đi theo mẹ mới được, mẹ bảo lên xã sẽ
có giấy phép thăm bố, nhưng bằng linh tính của một đứa trẻ đang độ tuổi trưởng
thành, nó biết thằng Phó chủ tịch hứa hão mà thôi…
Gió
thổi mạnh khiến căn nhà lá chao qua chao lại, rồi cánh cửa mong manh bật
ra…Phán quơ vội cái áo tơi rồi lao ra ngoài…
Trời
ơi, mẹ nó đang giẫy giụa trên cái nền xi măng trước cổng, hai tay ôm nắm cơm
trước ngực .
-
Mẹ ! Mẹ ơi !
Đôi
mắt mẹ thao láo vô hồn ngập nước mưa, nước mắt:
-
Bố được về với em và con phải không ?
Bỗng,
thằng Phán thấy tên phó chủ tịch đạp xe tới. Ông ta không thèm nhìn mẹ con
thằng Phán, loay hoay mở khóa cổng. Bao nhiêu căm tức và nỗi lòng thương mẹ,
thằng Phán ôm tảng đá to, nhắm ngay đầu thằng Phó chủ tịch lao đến. Tên Phó chủ
tịch to lớn dềnh dàng là thế, chỉ nói được một câu duy nhất: “Đồ Phản động…”,
rồi mềm như sợi bún, ngã gục xuống.
Sau
đó, cháu không còn thấy thằng Phán nữa. Người ta bảo nó bị biệt giam ở nhà tù
tỉnh Nam Định để chờ ngày ra tòa vì mang tội sát nhân.
Còn
mẹ nó, trên con đường làng vào những lúc trời chiều hay lúc chạng vạng, có bóng
một người phụ nữ, tay ôm 2 bó rơm nhỏ, đầu bù tóc rối…
-
Bố mày ơi, thằng cu Phán ơi… Bác Hồ ngự ở trên cao / Để cho đám cháu cầm dao
giết người / Miệng Bác sao vẫn tươi cười / Mà sao cháu Bác giết người
không dao?…
Mẹ
cháu thường kéo bà vào nhà, cho một củ khoai.
Cho
đến một đêm gần Tết. Trong khi dân chúng đang tụm năm túm ba trên sân hợp tác
xã để chờ nồi bánh chưng. Ơn đảng, ơn bác mỗi hộ có hơn 3 người sẽ được lãnh
nguyên một cái bánh nửa cân…Thì từ hướng Nam, có đám cháy nhà bừng đỏ một góc
trời…..
Sáng
hôm sau, những người hàng xóm, tìm thấy trong đám tro tàn, có 2 cái xác cháy
đen, ôm nhau. Người ta cũng kháo nhau, bố thằng Phán trốn trại về ngày hôm
trước….
Từ
đó, cái con đường có 2 hàng tre già đi vào xóm Hạ, có nhà thằng Phán, chẳng ai
dám bén mảng tới nữa. Người bạo gan như ông phó Thạch, đã mượn chút rượu để đi
tắt vào nhà bà Hai của ông ấy, đã thề sống, thề chết sẽ không bao giờ dám
đi con đường ấy nữa.
Phó
Thạch nói trong sợ hãi:
-
Cái cây xoan già phía trước cái nhà ấy, có 3 bóng ma, quần áo trắng toát, ngồi
vắt vẻo, cười cười, nói nói, rồi khóc rưng rức. Tớ đang nghĩ, có 2 mạng
chết cháy, làm sao lại đến 3 con ma. Thì một bóng trắng từ cành xoan khóc hu
hu: Cháu là thằng Phán này. chúng đem cháu ra xử công khai, xử lấy lệ. rồi
chúng xử bắn ngay sau đó….Tớ sợ quá, sao nó lại đọc được suy nghĩ của Tớ nhỉ…
Chuyện
Phó Thạch kể đúng sai thế nào thì không biết, nhưng theo như thuyết nhà Phật về
nhân quả, hay có câu: “Quả báo nhãn tiền”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”,…
Từ ngày tên Phó chủ tịch chết, lần lượt các năm sau đó vợ và 2 đứa con gái đều
tự vẫn. Điều lạ lùng là những nạn nhân vừa kể đều tìm đến bờ sông ngay sau nhà
thằng Phán…
Cháu
xin trở lại với nhân vật Lê Đức Thọ ở đầu bài. Ông ta chết trùng với ngày sinh
( (10 tháng 10 năm 1911 – 10 tháng 10 năm 1990), với lại lúc sinh thời, quyền
khuynh thiên hạ, Lê Đức Thọ lại được xem như một hung thần của chế độ, một
trong những người bị chê trách nhiều nhất trong thời gian đổi mới. Mộ của Lê Đức
Thọ bị quần chúng phá hoại nhiều lần vì những hành vi bị coi là “đê tiện” ông
đã làm khi còn cầm quyền. Ông là tác giả vụ án xét lại mà hậu quả là làm cho
nhiều người lâm vòng lao lý và chết tủi nhục. Theo nhiều nguồn tin, hiện mộ đã
được bí mật dời đi nơi khác chứ không còn để ở nghĩa trang Mai Dịch. Ngay việc
đặt tên đường, theo một thành viên Ủy ban Đặt tên đường phố Hà Nội cho biết, Hà
Nội đã im lặng rất lâu, sau vì áp lực phải đặt một con đường bình thường, nhưng
bà vợ ông đã đến đập bàn trước Thành ủy để cố giành cho ông con đường đồ sộ hôm
nay.( Google )
Thưa
chú Đồ Ngu và các Bác, các Chú,
Cháu
vừa kể về bi kịch của người bạn cháu thằng Phán, nó hơn cháu 6 tuổi lại đã chết
rồi, lẽ ra cháu không nên gọi bằng ” thằng”, nhưng, chữ “thằng” trong đại từ
nhân xưng cháu dùng trên là mang ý rất thân mật.
Tuy
cháu chưa già như các bác các chú, nhưng cháu cũng đã chứng kiến được những vật
đổi sao dời trong đảng Lao Động đến Đảng CSVN, cháu mới chua xót nhận ra rằng:
Ngoài 2 chữ “Đồng chí” ra, họ (mà người đầu tiên là ông Hồ Chí Minh) sống
và điều hành guồng máy cai trị này độc tôn, độc đoán hơn Hoàng đế nữa. Họ,
chính họ, đã là kẻ sát nhân của bao nhiêu sinh linh, bao nhiêu thế hệ. Họ đã xé
rách, xé toạc tấm dư đồ, y như bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
Nọ
bức dư đồ thử đứng coi
Sông
sông núi núi khéo bia cười
Biết
bao lúc trước công vờn vẽ
Sao
đến bây giờ rách tả tơi
Ấy
trước ông cha mua để lại
Mà
sau con cháu lấy làm chơi
Thôi
thôi chớ trách chi đàn trẻ
Thôi
để rồi ta sẽ liệu bồi
(Hanoi
1937)
Rồi
đúng với câu: Oan có chủ, nợ có đầu.
Cho
đến hôm nay ( tháng 8 năm 2013 ) đã có không biết bao nhiêu người, trẻ có già
có, có người còn quấn khăn tang đến xã nhà của cháu (bây giờ là xã Nam Vân,
huyện Nam Ninh trước kia là xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) để tìm bằng
được mộ của Lê Đức Thọ. Họ có chung một mối thù cha, thù chồng, thù ông với lời
thề: Khi đã thấy xác nó, bí mật di dời từ Mai Dịch về cải táng ở đây, mộ nó sẽ
ngập phân người.
Cháu
viết đến đây kể hơi dài, xin cho cháu ngừng bút. Nếu như Chú Đồ Ngu có cho bài
viết này lên mạng, xin chú giúp cháu sửa chữa cho hoàn chỉnh. Cháu cám ơn chú.
Đỗ
Quang Thênh
Nam
Định, Việt Nam
No comments:
Post a Comment