Posted on Tháng Tám 4, 2013
Trần Đình Sử lược thuật
(“Đề tài Cải cách ruộng đất
trong văn học Trung Quốc 60 năm qua”
của GS. TS.Trần Tư Hòa
(Đại học Phúc Đán, TQ)
Chính sánh Cải cách ruộng đất
lúc đầu do Tôn Trung Sơn đặt ra, ông chủ trương “bình quân điền địa”, “người
cày có ruộng”, cả Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản cùng thực hiện. Sau năm 1949,
Tưởng Giới Thạch thực hiện ở Đài loan, sau do Mĩ viện trợ, người ta mua lại đất
của nông dân, tiến hành công nghiệp hóa. Ở đại lục CCRĐ thực hiện từ năm 1940
bằng bạo lực cho đến 1952 theo mô hình Stalin. Sau đó dùng bạo lực đưa vào hợp
tác xã. Nông dân chưa kịp mừng vui đã khóc dở mếu dở. Nhiều nhà văn tham gia
CCRĐ, song không có tác phẩm lớn về đề tài này.
Ngày hôm nay có nhiều tài liệu
nghiên cứu lịch sử, dẫn ra nhiều chính sách, đường lối, con số chứng minh sự
đúng đẵn hoặc khiếm khuyết của CCRĐ, song văn học có con đường riêng của nó,
tái hiện sự thật lịch sử, giúp chúng ta suy nghĩ về con người, về nhân tính và
số phận nhân loại.
Trong CCRĐ có ba vấn đề lớn khó
nói: 1. Phổ biến đẩy trung nông, phú nông lên thành địa chủ, khiến nhiều gia
đình tan hoang, nhiều người chết thảm. 2. Tra tấn địa chủ hết sức dã man để
buộc nói ra của nổi của chìm. 3. Bọn lưu manh dưới dạng bần cố nông trà trộn
vào Đảng và chính quyền. Bao trùm lên tất cả là vấn đề bạo lực tàn khốc, làm
sống lại các thói tục man rợ hàng nghìn năm trước.
Nhìn lại 60 năm Trung Quốc
trước năm 1949 chỉ có ba tiểu thuyết viết tập trung về đề tài này. Đó là Mưa
to gió lớn (1948) của Chu Lập Ba, Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn
(1948, 1951 được giải thưởng Stalin) của Đinh Linh và Tà không thằng được
chính (1948) của Triệu Thụ Lý. Tác phẩm viết về hợp tác hóa thì nhiều vô
kể.
Cả ba tiểu thuyết đề né tránh
sự thật. Đinh Linh hầu như không viết về đấu tố địa chủ, bà hài hước hóa để làm
nhẹ tính tàn khốc. Triệu Thụ Lý cũng không viết đấu tố. Chu Lập Ba cho biết,
hầu hết CCRĐ đều lệch lạc, nhưng không thích hợp viết vào tiểu thuyết, cho nên
không viết. Ông có viết về việc đấu tranh chống địa chủ, song ông học
Sholokhov, để địa chủ tấn công cán bộ trước một cách tàn nhẫn, sau đó nông dân
mới tấn công lại. Ông đặt CCRĐ vào bối cảnh chiến tranh khiến cho tinh bạo lực
của CCRĐ giảm nhẹ. Nói chung, chủ đề bạo lực trong CCRĐ đều bị né tránh. Điều
đó không phải vì họ không thấy bạo lực, mà do họ chưa giải quyết được vấn đề mĩ
học của miêu tả bạo lực. Chỉ có Sự biến đổi ở Lí Gia Trang (1945) có
cảnh nông dân căm thù Hán gian địa chủ Lí Như Trân, sau khi kể tội liến xông
lên kéo xuống sân, cả đám đông xông vào đánh đấm, đá, một lúc sau địa chủ đầu
bị văn ra sau lưng, một cách tay bị xé ra khỏi xác, mặt mày bị dập nát, thân
hình bầm tím. Một địa chủ khác trốn trong nhà, thấy cán bộ đế ôm lấy chân xin
được treo cổ chết. Sau đó liền treo cổ. Ông miêu tả một cách hiện thực chủ
nghĩa, không hề phóng đại, thể hiện sư căm thù vô thức của nông dân. Một khi nó
được phát động, kích động lên thì không ai có thể kìm giữ được. Cách viết này
chỉ có E. Zola trong Mùa nẩy mầm làm được. Bạo lực chỉ có thể biện hộ
trong điều kiện chiến tranh hoặc do căm thù do chính nghĩa. Đó là điều kiện và
giới hạn của mĩ học bạo lực. Điều này làm nhớ tới bài Mãn giang hồng của
Nhạc Phi trong đó có câu: “Đói thì ăn thịt quân Hồ, Khát thì uống máu quân Hồ”
, tuy khủng khiếp mà không gây phản cảm đặc biệt. Đó là vô thức tập thể bị che
đậy bởi động cơ yêu nước. Nhưng trường hợp CCRĐ thì không thể coi như thế được.
Tác phẩm Xuân về đất ấm
của Vương Tây Ngạn (1963) kể chuyện CCRĐ năm 1950, là khi chính quyền đã có
rối, lại để bọ địa chủ tấn công tiêu diệt cán bộ, mà bạo lực cách mạng chưa
được thục thi, khiến cho tiểu thuyết ảm đạm. Hạo Nhiên có tác phẩm Trời nắng
đẹp(1963) viết về nông dân mà hô hào đấu tranh giai cấp hằng ngày hàng giờ,
lại xuyên tạc đời sống thực tế.
Sau Cách mạng văn hoá Vấn đề
bạo lực và bọn lưu manh trong CCRĐ đã được phản tư. Các tác giả không né tránh
yếu tố bạo lực. Nhà văn Trương Vĩ, quê Sơn Đông viết tiểu thuyết Chiếc
thuyền xưa, kể về các sự biến lịch sử từ CCRĐ những năm 40 cho đến sau Cách
mạng văn hóa. Ông trăn trở về đề tài bạo lực cứ trở đi trở lại trong đời sống
như là cuộc luân hồi. Ông cảnh giác rằng bào lực sẽ lại xuất hiện dưới rất
nhiều danh nghĩa khác nhau. Ông tìm thấy đáp án trong Tuyên ngôn Đảng Cộng
sản, đó là sự đối lập, đấu tranh về lợi ích bất công giữa thống trị và bị
trị, giữa giàu và nghèo sẽ dẫn đến lạnh lùng, vô cảm, và bạo lực là sản phẩm
tất yếu của sự tha hóa của nhân tính. Sự tha hóa nhân tính còn vượt xa hơn cả
đối lập đảng phái chính trị. Nếu Triệu Thụ lí còn miêu tả bạo lực như là vô
thức, thì ở đây nhà văn đã thể hiện sự tha hóa có ý thức. Sự thù hận được kích
động giữa địa chủ vf nông dân, có lí thuyết kèm theo đã khiến cho bạo lực bùng
phát có ý thức. Chương 17, 18 miêu tả cảnh trả thù địa chủ như sau, một nông
dân bước tới cái cột trói tên địa chủ, dơ lưỡi dao bất ngờ chặt một nhát, tên
địa chủ ngã lộn nhào, máu trào ra miệng. Người nông dân kể khổ và tuyên bố: nay
tôi phải cắt một miếng thịt của nó để bồi bổ cho con tôi, nói xong cúi xuống,
xoẹt một nhát cắt ngay một miếng đùi, giơ cao lên cho mọi người xem rồi, nói:
Từ này thế là hết nợ. Nói xong liền bỏ đi. Chi tiết này gợi nhớ đến chuyện ăn
thịt người mà Lỗ Tấn đã viết trong Nhật kí người điên, các nhân vật ăn
thịt người đều không tên. Sau đó là cảnh bọn Hoàn hương đoàn quay lại trả thù.
Ông lão râu xồm bị dây tròng vào cổ, buộc vào năm con trâu, xong rồi quất mạnh
cho năm con trâu chạy, thi thể bị xé làm nhiều mảnh, máu thấm cả đất cả sân.
Bạo lực không chỉ ở nông dân, mà còn ở cả địa chủ. Cuộc đấu tranh đời này qua
đời khác đã khiến cho nhân tính thoái hóa thành thú tính. Như vậy bất kể là ai
trong những điều kiện nhất định đều biến thành thú tính. Freud đã khái quát về
bản năng chết của con người, bản năng xâm hại, tấn công con người. Đó là bản
năng động vật còn lưu giữ trong con người và được kích động, nuôi dưỡng trong
điều kiện nhất định. Bản năng bạo lực không chỉ thuộc về cá nhân, đám
đông mà còn thuộc về nhà nước.
Xã hội hiện đại lấy nhà nước mà
thay đổi bạo lực sinh mệnh cá nhân. Một mặt, bản năng tấn công, xâm phạm con
người bị trói buộc bởi bộ máy nhà nước (pháp luật, quân đội, cảnh sát, chế độ
xã hội, giáo dục…,) Mặt khác, nhà nước cũng vì lợi ích lớn hơn mà lợi dụng bạo
lực, như phát động chiến tranh, diệt chủng, giết người hàng loạt, trấn áp vũ
trang những người chống đối, chế độ lao tù tàn khốc, tuyên truyền chủ nghĩa anh
hùng bạo lực…đều nhằm làm cho bao lực hợp pháp hóa. Như thế bạo lực nguyên thủy
trong qúa trình tiến hóa có thể trở thành hai hình thái, một là bạo lực của dân
chúng, hai là bạo lực của nhà nước. Danh nghĩa của bạo lực nhà nước là bảo vệ
lợi ích căn bản của giai cấp thống trị, và lấy lợi ích của giai cấp thóng trị
làm căn bản, khi một bộ phận người bị tuyên bố là kẻ thù của chính quyền nhà
nước, bộ phận ấy không còn được nhà nước bảo hộ, và tất nhiên họ trở
thành đối tượng bạo lực của nhà nước.
Nhà văn Trương Vĩ đã rất sâu
sắc miêu tả cả hai thứ bạo lực đó. Lúc đầu đội cải cách do ông Vương làm đội
trưởng, ông không muốn gây bạo lực. Ông nói phát động cho nông dân giác ngộ,
chứ không phải kích động thú tính của họ, nhưng khi nông dân đã được phát động
nổi lên, ông bị chỉ trích là hữu khuynh, và bị cấp trên trừng trị. Như vậy vấn
đề là khi một bộ phận người đã phát động lên thì ông Vương không thể khống chế
được. Thế là bạo lực tả khuynh đã lan tràn khắp nơi. Trong ba ngày giết chết 10
người, trong đó có 5 người có tội. Ông Vương đem tòa án lưu động đến, tuyên bố
giết người như vậy là vi phạm chính sách, nhưng chính ông bị quần chúng chống
lại. Lúc đầu nhà nước kích động bạo lực để lật đổ phái cầm quyền , nhưng khi
dân nổi bạo lực rồi thì không ai khống chế nổi. Nhà văn cho thấy cho đến giờ
vẫn chưa có cách gì kiểm soát được bạo lực.
Sau Trương Vĩ, Vưu Phượng Vĩ
trong tiểu thuyết Lời hứa, miêu tả trạng thái làng quê Trung Quốc
trước Cải cách êm đềm, mọi người sồng hòa thuận, trật tự, nhưng sau Cái cách xã
hội rối loạn, dục vọng tràn lan. Ai to bụng đều cho là kẻ xấu, ai nghèo khổ đều
coi là người tốt, ai có tiền là kẻ ác, ai nghèo không có ăn là người cách mạng.
Đã làm cách mạng thì không cần đạo lí, nhân nghĩa nữa. Các quan điểm đó chỉ
trong một đêm đã làm thay đổi cuộc sống bình an. Các quan điểm đó đem đến bạo
lực. Lời hứa miêu tả đội trương dân quân giết người như ngóe bổng có lúc lương
tâm vụt hiện. Nghiêm Ca Linh trong tiểu thuyết Người đàn bà góa thứ chín
đã miêu tả con người chí thiện, đến mức cói thường bạo lực. nhà văn Lưu Chấn
Vân trong Bầu trời quê hương hoa vàng cũng miêu tả cuộc đấu tranh từ hồi
cải cách cho đến cách mạng văn hóa. Trong đó bọn Triệu Thích Vị và Sư hổ mang
là bọn người lưu manh nổi lên trong cải cách. Truyện miêu tả bọn cán bộ thôn
Triệu Thích Vị và Sư hổ mang, sau cải cách, làm cán bộ, ngồi ở trụ sở rỗi rãi,
cho gọi vợ địa chủ ra trêu chọc và làm tình tập thể. Chúng trở thành một đám
đông ô hợp phi lí tính. Đám đông là một khái niệm hỗn tạp, trong đó cá nhân một
khi đã nhập vào sẽ tự đánh mất cá tính, nhân cách và đạo đức.
Nhìn lướt văn học về đề tài cải
cách ruộng đất trong 60 năm qua, tác giả thấy, “sự thật đời sống” là những điều
đã xảy ra mà ai cũng biết, song tính chân thật nghệ thuật là miêu tả chúng như
thế nào, theo cái nhìn nào. Các sự thật trong cải cáh ruộng đất là điều không
ai chối cãi, nhất là yếu tố bạo lực quần chúng. Ví như anh A đánh chết anh B,
đánh như thế nào, chết ra sao, đều là sự thật, ai thấy cũng sẽ thuật lại đại
thể như nhau. Song tính chất của sự thật thế nào, ai có tội, ai thiên, ai ác,
thì đã vượt ra ngoài phạm vị chân thật của sự kiện. Trước đây chúng ta đem lập
trường tư tưởng khi đánh giá sự việc cũng liệt vào sự thật đời sống, rõ ràng là
mang tính chủ quan cao độ, làm đảo lộn khái niệm sự thật khách quan. Chân thực
nghệ thuật thể hiện ở chỗ nhìn như thế nào. Thời gian trôi qua tính chân thật
của sự thật không ảnh hưởng bản thân sự kiến tạo nghệ thuật. Cái mà chân thực
nghệ thuật quan tâm là bản thân những cách biểu đạt ấy hợp lí đến mức nào. Một
trong các tiêu chuẩn ấy là sự miêu tả ấy có phù hợp với nhân tính hay không.
Đây là điều mà V. Hugo trong tiểu thuyết Năm 93, miêu tả nhân vật
Gauvain trầm tư. “ Bên trên cuộc cách mạng tuyệt đối chính xác, còn có một chủ
nghĩa nhân đạo tuyệt đối chính xác nữa.” Lấy ví dụ như tiểu thuyết Thủy Hử
nhiều lần miêu tả bọn người anh hùng nông dân mở quán bán, ăn thịt người, ngày
nay trong chế độ nhà nước pháp trị tỏ ra rất phản cảm. Vì thế mà ngay từ đầu
cuộc vận động Ngũ Tứ Lỗ Tấn đã cảnh tỉnh quốc dân về bạo lực ăn thịt người. Cho
nên các nhà văn đã thấm nhuần tinh thần Ngũ Tứ như Đinh Linh, Chu Lập Ba, họ dù
đồng tình với nỗi khổ của nông dân, song không đồng tình với bạo lực của họ.
Trong sáng tác họ cố ý làm nhạt đi sắc thái bạo lực, né tránh miêu tả bạo lực.
Ngoài tính đảng của văn nghệ họ còn có lương tri của con người, của nhãn quan
thẩm mĩ hiện đại.
Những người đã trải qua cách mạng văn hóa, họ không quan tâm cải cách
ruộng đất nữa. Họ quan tâm vấn đề cội nguồn bạo lực của nhân loại và vấn đề
nhân tính. Tổng kết kinh nghiệm và bài
học của cách mạng Trung Quốc thế kỉ XX, họ đi theo con đường của Lỗ Tấn, và họ
phát hiện thấy mối quan hệ phức tạp giữa cách mạng và nhân tố lưu manh của tầng
lớp gọi là bần cố nông, từ phong trào nông dân năm 1928 cho đến nhũng năm 40,
khi có phong trào CCRĐ, đến Cách mạng văn hóa, biết bao bạo lực và tai nạn, họ
nhìn thấy một nhân tố liên tục, nhân tố đó không chỉ làm tổn thương quá trình
hiện đại hóa của đất nước, phẩm chất dân tộc, mà còn đem lại tổn thất cho bản
thân cái chính đảng cách mạng có ý thức lợi dụng và nuôi dưỡng chúng.
Viết văn sau cách mạng văn hóa,
ý nghĩa của lịch sử và của văn học đã hoàn toàn tách rời. Các nhà lịch sử cứ
việc nêu con số, trích dẫn các văn kiện, đánh giá công tội của CCRĐ, nhưng văn
học thì đã vượt qua thành quả của lịch sử. Họ nhìn thẳng vào nhân tính, tái
hiện vô số các hành vi bạo lực có tính dân gian vào tác phẩm, đó sẽ là những
văn hiến vô giá mà các văn kiện chính thức quan phương không thể nào có được.
Đó chính là cái lí, tại sao chân thực của nghệ thuật luôn cao hơn chân thực của
lịch sử.
No comments:
Post a Comment