Đỗ Thành Công
Chủ Nhật 11-08-2013
Thực
ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác không dám thay đổi hay bỏ Điều 4
Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của đảng.
Vì trước mắt, đối với Nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản trở
xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu,
đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ
21."
Tiến trình dân chủ tại Việt
Nam là xu thế lịch sử, không thể đảo ngược. Nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự
nhập cuộc, dấn thân và năng nổ cũa thành phần trí thức, thanh niên sinh viên,
công nhân, nông nhân, doanh nhân, đảng viên và cán bộ trong bộ máy công an, quân
đội. Tuy nhiên, dù thế nào thì mục tiêu chính vẫn nằm trong nổ lực tranh đấu ôn
hòa. Xu thế thời đại hiện nay là bất bạo động, thì hướng đấu tranh cũng cần nằm
trong hướng vận động chiến lựợc đó.
Hiện nay, phong trào dân chủ vẫn còn trong vòng tự
phát, với mức độ gia tăng khủng bố và trấn áp của chế độ, những nổ lực hình
thành lực lượng đối lập còn gặp rất nhiều trở ngại. Dù vậy, đó phải là hướng
nhắm đến để xây dựng tiếng nói thống nhất, có trọng lượng, có sức mạnh và uy
tín đối với nhân dân trong và ngoài nước, phối hợp hiệu quả hầu giữ thế đối
trọng với chế độ.
Về lâu dài, nếu phong trào dân chủ tác động mạnh mẽ
lên tình hình chính trị Việt Nam , sẽ đẩy đảng CS vào vị trí phải quyết định:
nhượng bộ chấp nhận đối lập chính trị, hoặc bị đổ nhào khi quần chúng phẩn nộ
xuống đường. Trong cả hai hướng, vai trò nhân dân và các lực lượng dân chủ
trong nước là chính, nhưng cần hợp tác và dựa vào Cộng Đồng Người Việt hải
ngoại để vận dụng sự yễm trợ về tài chánh và ngoại vận, khai dụng các áp lực từ
các quốc gia phương Tây lên chế độ toàn trị.
Cuộc đấu tranh hiện nay đang diễn ra trên hai mặt,
trong nước và hải ngoại. Mỗi mặt, có ưu và khuyết, có mặt đóng vai trò tiền
tuyền, quyết định, có mặt giữ nhiệm vụ hậu phương, yểm trợ. Chúng ta cần phối
hợp hai mặt trận nhịp nhàng, vừa tạo áp lực lên chế độ toàn trị-độc tài; vừa
quảng bá rộng rải tin tức đàn áp đối lập, vi phạm nhân quyền trên trường quốc
tế, vừa nhanh chóng phổ biến tin tức trong ngoài để nhân dân bắt kịp thông tin.
Cần sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả phương tiện truyền thông đại chúng của các
mạng internet, trang nhà, blog, email, video, youtube, facebook v.v.., đặt chế
độ toàn trị - độc tài vào thế không thể che đậy sự thực, bị cô lập, lên án, áp
lực kinh tế và chính trị từ nhiều dư luận quốc tế, mỗi lúc một mạnh mẽ, đến mức
không thể làm ngơ được.
Nếu chế độ tiếp tục câm lặng trước phẫn nộ của nhân
dân, hệ quả sự đổ nhào, dẫn đến hổn loạn chính trị, không thể tránh khỏi. Lúc
đó, những người cộng sản muốn cứu đảng khỏi cơn thịnh nộ của lịch sử chắc sẽ
khó khăn, đảng có thể bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị vĩnh viển. Hiện nay, đảng
CSVN đang đứng trước thế “tiến thoái lưởng nan”. Hoặc chấp nhận đối thoại với
các xu hướng chính trị, hợp tác đưa đất nước đi vào quỹ đạo tiến bộ, dân chủ tự
do. Lúc đó, tùy theo diễn biến chính trị, đảng CSVN có thể bị mất vị trí lãnh
đạo nhưng giữ được uy tín, bảo vệ tương lai chính trị. Hoặc sổ toẹt hết mọi
thứ, chấp nhận thách thức đối đầu, tìm mọi cách bám quyền độc tài lãnh đạo. Tất
cả tùy vào thái độ ứng xử khôn khéo và có tầm nhìn cao cũa những nhà lãnh đạo
CSVN.
Xu thế thời đại là dân chủ đa nguyên. Trong 68 năm,
kể từ khi người cộng sản nắm chính quyền, họ chưa bao giờ chấp nhận đối thoại.
Tuy nhiên, thời kỳ làm mưa làm gió của đảng chắc sớm tàn lụi. Gần đây, hàng
loạt các chế độ toàn trị đã bị sụp đổ, đảng CSVN biết họ đang sắp hàng để nối
vào dòng những chế độ độc tài, bị nhân dân nguyền rủa, bị nhân dân đứng lên
phản đối, bị vứt bỏ vào đống rác của lịch sử.
Để có dân chủ, công nhận đối lập chính trị, chấp nhận
đa đảng vẫn là những điều kiện tiên quyết nhằm thể hiện xu hướng cải cách triệt
để. Vì vậy, những điều khoản vi hiến bảo đảm quyền độc tài như Điều 4 Hiến Pháp
cần hủy bỏ, tạo điều kiện cho các tổ chức đối lập ra đời, đi vào giòng sinh
hoạt chính trị dân chủ, tiệm tiến và ôn hoà. Về thực tế, tiến trình này quá lý
tưởng, kinh nghiệm cho thấy những người CS không dám thực hiện, trừ khi họ bị
áp lực dữ dội từ phong trào dân chủ, giống như đảng CS Nga đã từng đứng trước
thử thách lớn lao như vậy. Hiện nay, mục tiêu khẩn cấp của phong trào dân chủ,
cần xây dựng và dựa vào sức mạnh của chính mình, cần tạo dựng áp lực từng bước
trong mỗi cơ hội chính trị, áp lực chính trị càng mạnh, tiến trình dân chủ hoá
càng sớm thành tựu. Dĩ nhiên, không ai tự thắt thòng lọng vào cổ mình trừ
trường hợp họ ở trong tình thế tuyệt vọng. Những người cộng sản cũng vậy, họ
đang đắn đo và sợ hãi cho số phận khi chấp nhận đối lập.
Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác
“không dám thay đổi hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho
sinh mệnh chính trị của đảng”. Vì trước mắt, đối với nhân dân, đảng đã trở
thành lực lượng phản bội, cản trở xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng
trưng cho một bộ phận lạc hậu, chậm tiến, đang cố tình kéo dài quá trình biến
thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ 21.
Mông Cổ sau địa chấn của cách mạng Đông Âu, đảng CS
Mông Cổ bị đổ nhàu. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử dân chủ vài năm sau, đảng CS
Mông Cổ đã dành lại quyền lãnh đạo hợp pháp, được sự công nhận của nhân dân
Mông cổ. Thời gian qua, khi các lực lượng dân chủ Mông Cổ nắm chính quyền, họ
đã vấp phải một số nhược điểm trầm trọng. Vì vậy, nhiều nông dân và dân nghèo
đã phát biểu ủng hộ lại những người cộng sản, họ muốn có một sự thay đổi chính
quyền, bất kể chính quyền đó có khuynh hướng cộng sản hay không cộng sản.
Vì thế, chưa cực đoan đến độ như người ngoài đảng
vẫn chủ quan và trong đảng Cộng sản thì lo ngại. Nếu chấp nhận đối lập chính
trị, đảng CS chưa hẳn bị mất quyền lãnh đạo. Nếu có, trong bối cảnh đa nguyên,
tôn trọng sự hiện hữu của các tiếng nói chính trị đối lập, họ vẫn có quyền góp
phần trong tiến trình xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bằng và
thịnh vượng. Điều này về ý nghĩa, cũng là mục tiêu của những người cộng sản có
lương tri. Đâu nhất thiết phải triệt để nắm quyền lãnh đạo, chuyên chính, đàn
áp bất cứ ai đối lập với đảng. Về lâu dài, bất kể chính quyền mới nào, cộng sản
hay không cộng sản, nếu giả mạo dân chủ hay bị quyền lực làm tha hoá, mon men
đi đến khuynh hướng độc tài đều phải bị đào thải.
Hiện nay phong trào đấu tranh vì dân chủ còn chưa
mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức dân chủ từ phía Nhân dân vẫn còn chưa sâu, vì
hệ quả của chính sách bưng bít và cai trị độc đoán. Sống trong môi trường được
ban phát, kềm kẹp, và thường trực đe doạ, đại đa số thường làm theo quán tính,
hoặc cam chịu, không dám đòi hỏi, phản đối hay bày tỏ chính kiến.
Vì vậy, một trong những mục tiêu cũng cấp bách của
phong trào, của các lực lượng dân chủ là gây dựng ý thức đòi hỏi quyền phát
biểu chính kiến, quyền độc lập tư duy, quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các
chính sách xã hội, hiến pháp, kinh tế, chính trị, quyền đấu tranh chống tiêu
cực, tham nhũng, quyền bày tỏ lòng yêu nước v.v..…để từng bước, tạo cho Nhân
Dân lẫn đảng viên đảng CSVN quen với sinh hoạt chính trị dân chủ, có ý thức dân
chủ và không sợ hãi tiến trình dân chủ.
Đỗ
Thành Công
Posted by Trí
NhânMedia at 11.8.13
No comments:
Post a Comment