Hiền Vy,
thông tín viên RFA
2013-01-23
Vào ngày thứ Ba, 22 tháng 1, Đức Giáo
Hoàng Benedicto 16 đã tiếp kiến Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại
Vatican.
Thành
công ngoại giao?
Hiền Vy có cuộc nói chuyện nhanh với LM Nguyễn Văn
Khải, người đang du học tại Rome, trước hết LM Khải cho biết ý kiến của ông về
buổi gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:
LM
Nguyễn Văn Khải: Ở Việt Nam những năm gần đây thực quyền của
chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản bị suy giảm. Trong số ba nhân vật chủ
chốt nắm giữ các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng,
thì bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, về phương diện cá nhân, cũng không
phải là người thể hiện được vai trò lãnh đạo nổi bật hơn Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trên phương diện
ngoại giao quốc tế thì vị thế Tổng Bí thư ngày càng mờ nhạt. Năm
ngoái ông đã có một chuyến công du không thành công tại Mỹ Latin. Sau
nữa, trong bộ máy nhà nước Việt Nam, chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch
nước đều đã gặp Đức Giáo Hoàng, nên bây giờ họ muốn Tổng Bí thư
còn lại cũng gặp nốt. Đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam
thì những chuyện thế này là quan trọng. Trong chiều hướng đấy, tôi
nghĩ cuộc gặp lần này giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI và ông Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là do phía Việt Nam đề nghị rồi Tòa Thánh
đã chấp thuận và Đức Giáo Hoàng đã chiếu cố tiếp ông Tổng Bí thư
và đoàn tùy tùng. Có lẽ Đức Giáo hoàng tiếp ông không phải với tư
cách là người đứng đầu một đảng phái, mà với tư cách của một
nguyên thủ quốc gia theo thực tế tổ chức của chế độ cộng sản.
Hiền
Vy: Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng có lợi gì cho phong trào Dân Chủ tại VN không? Thưa LM.
LM
Nguyễn Văn Khải: Nếu mà nói là lợi cho phong trào dân chủ ở
Việt Nam thì tôi nghĩ là không. Chắc chắn là không. Những năm gần đây
Vatican cố gắng chứng tỏ với nhà nước Việt Nam là Giáo Hội không can
dự vào chuyện tranh đấu của các đảng phải chính trị, các phong trào
dân chủ ở Việt Nam. Bởi thế tôi nghĩ có lẽ không có chuyện Đức Giáo
Hoàng lấy vấn đề dân chủ mà áp lực với nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam trong những cuộc gặp thế này. Đối với nhà cầm quyền cộng
sản VN thì ngược lại. Hiện tại họ đang bị kết án nặng nề vì những
hành vi vi phạm nhân quyền. Trong bối cảnh đó cuộc gặp của ông Tổng Bí
Thư với Đức Giáo Hoàng, một cách mặc nhiên, được coi như là một lá
bài nhằm che bớt đi bộ mặt xấu xa nhem nhuốc của một chế độ hà
khắc, khiến nhiều người lầm tưởng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
có thiện cảm với Công giáo và có thiện chí bảo vệ nhân quyền. Bởi
vậy, tôi nghĩ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo hoàng và ông Tổng Bí thư
lần này chả có lợi gì cho phong trào dân chủ ở Việt Nam. Ngược lại,
chế độ sẽ lại lợi dụng những “thành công” ngoại giao kiểu này để
gia tăng đàn áp những cá nhân và tổ chức ở Việt Nam đang đòi dân
chủ, và họ phớt lờ những đòi hỏi tôn trọng nhân quyền từ cộng đồng
quốc tế. Đấy là thực tế đã thể hiện trong những năm gần đây.
Thiện
chí của Vatican
Hiền
Vy: Nhà nước VN và Vatican chưa thiết lập quan hệ
ngoại giao đầy đủ thì sự gặp gỡ này có bình thường không?
LM
Nguyễn Văn Khải: Thế nào là bình thường và thế nào không
bình thường? Nếu lấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa
hai quốc gia làm tiêu chí phán đoán cho cuộc tiếp kiến này là bình
thường hay không bình thường thì theo tôi cũng không chuẩn. Bởi vì chả
có gì ngăn cản một vị giáo hoàng, với tư cách là người đứng đầu
quốc gia Vatican gặp một nguyên thủ quốc gia khác, dù hai bên đã hay
chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Trước đây Đức Giáo hoàng
Gioan Phaolo II cũng đã tiếp ông Tổng Bí thứ Đảng Cộng sản Liên Xô
Gorbachov vào ngày 1 tháng 12 năm 1989, khi ấy hai bên cũng chưa thiết
lập quan hệ ngoại giao với nhau. Cuộc gặp gỡ lần này theo tôi hiểu
có lẽ diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai bên đã “tiến
thêm một bước” như nhiều người thường nói.
Cụ thể ấy là việc đầu năm 2011 nhà nước
Việt Nam chấp thuận cho Vatican có một vị đại diện không thường trú
tại Việt Nam và cuối năm 2012 chấp thuận cho Giáo hội Việt Nam tổ
chức hội nghị của Liên Hội đồng các giám mục châu Á. Tuy nhiên,
nhiều người khác lại thấy là không bình thường, vì thời gian gần đây
nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp người công giáo dữ dội hơn trước,
tình trạng vi phạm nhân quyền nói chung và vi phạm tự do tôn giáo nói
riêng diễn ra trắng trợn và thường xuyên hơn trước. Hơn nữa, nghị định
tôn giáo mới ban hành thì siết chặt quyền tự do tôn giáo nhiều hơn
trước. Song ngay cả điều này nữa, thì cũng không thể nào ngăn cản cuộc
tiếp kiến. Theo tôi hiểu cuộc gặp lần này cũng như các lần trước
diễn tả thiện chí muốn đối thoại và kiên trì đối thoại của Tòa
Thánh Vatican với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Hiền
Vy: Là một người đang du học tại Rome, xin LM cho
biết với sự đàn áp giáo dân tại VN và cuộc gặp gỡ này có sự liên quan gì không?
LM
Nguyễn Văn Khải: Tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo ở
Việt Nam phức tạp và rối ren như mớ bòng bong. Không thể gắn kết các
cuộc gặp gỡ song phương giữa Tòa Thánh và nhà nước CS Việt Nam với
các vụ đàn áp giáo dân. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực
tế là sau một cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng hoặc sau một thỏa thuận
công khai nào đó giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam được ông bố, thì
thường xảy ra những vụ đàn áp dưới hình thức nào đó liên quan đến
giáo dân.
Thí dụ: Năm 2007, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng gặp Đức Giáo Hoàng thì ngày 29 tháng 1 xảy ra vụ công an phá
tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở giáo xứ Đồng Đinh, Ninh Bình. Sau khi ông
Nguyễn Minh Triết gặp Đức Giáo Hoàng cuối năm 2009, thì đầu năm 2010
xảy ra vụ phá thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội và giáo dân
ở đây bị đàn áp dài ngày. Năm 2011 sau khi nhà cầm quyền đồng ý cho
vị đại diện ngoại giao không thường trú đến Việt Nam, thì họ tiến
hành bắt bớ hàng loạt các thanh niên công giáo nhiệt thành, rồi tấn
công giáo xứ Mỹ Lộc ở Hà Tĩnh và giáo điểm Con Cuông ở Nghệ An.
Cuối tháng 11 năm 2012 nhà nước cho tổ chức Hội nghị các Giám mục
châu Á ở Xuân Lộc, thì sau đó diễn ra các vụ xử án các giáo dân
Công giáo với những bản án nặng nề quá sức tưởng tượng.
Trong các cuộc làm việc chung giữa Tòa Thánh và
Việt Nam thì Tòa Thánh luôn muốn bảo đảm cho người công giáo được có
quyền công dân đầy đủ và Giáo hội Công giáo được bình đẳng với các
tổ chức xã hội khác. Thế nhưng đó là điều khó có thể thực hiện.
Bởi vì nếu nhà nước Việt Nam đáp ứng đầy đủ những đề nghị của
Tòa Thánh đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam thì họ cũng phải đáp
ứng những mong muốn tương tự của các tôn giáo khác ở Việt Nam. Chưa
kể rằng nhà nước Việt Nam từ trước tới nay, ở mọi cấp độ và môi trường, họ luôn
giữ thái độ căm thù cố hữu với Công giáo và trong thực tế hành xử thì nhà nước
Cộng sản luôn có ý kiềm chế và tiêu diệt Công giáo, bất chấp thiện chí của giáo
hội Công giáo trên phương diện cá nhân cũng như trên phương diện tập thể.
Bởi vậy, vượt ra ngoài mong muốn của Tòa
Thánh, về mặt đối ngoại nhà cầm quyền CSVN có thể lợi dụng các
cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và các cuộc làm việc song phương
nhằm đánh bóng mình trước con mắt quốc tế, trong khi lại gia tăng sức
ép và sự kiểm soát trên các cộng đồng giáo dân, và hơn nữa sẵn sàng
đàn áp giáo dân vì những lý do vô lý. Bất chấp những thỏa thuận
không căn bản đạt được giữa Tòa Thánh và Việt Nam thì căn bản Việt
Nam vẫn không có tự do tôn giáo, giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt
Nam căn bản vẫn bị phân biệt đối xử, thậm chí bị đàn áp. Từ năm 1988
đến nay, chưa khi nào tôi thấy nhà nước Việt Nam đàn áp Công giáo và
tấn công giáo dân một cách trắng trợn và dã man như 5 năm vừa qua.
Hiền
Vy: Xin cảm ơn Linh Mục đã dành cho RFA buổi phỏng
vấn này.
Theo
dòng thời sự:
- VN tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương
- “Không cấm kỵ” trong góp ý Hiến pháp
- Kiểm soát quyền lực nhà nước?
- Dự thảo hiến pháp sửa đổi nâng cao quyền công dân
- Buổi họp chuyên đề góp ý dự thảo Hiến pháp sửa đổi
- UBTV Quốc hội sửa Hiến Pháp 1992
- Ngăn chặn tình trạng lạm quyền của công an
- Hội luận chính trị sau Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam
- Những hình ảnh của người được gọi là“đầy tớ của nhân dân”
- Kỷ luật một số tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên
- Chỉnh đốn Đảng: Đạo đức đảng viên và tiếng nói dân chúng
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment