18.01.2013
Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích
cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House
Việt Nam tiếp tục bị xem là nước Không
Tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công
dân, theo phúc trình về “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa
công bố.
Trên bảng xếp hạng của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, Việt Nam có điểm thấp nhất về quyền tự do chính trị và nhận điểm 5/7 về các quyền tự do dân sự, với 7 là mức điểm tệ nhất. Báo cáo này được dựa trên những cơ sở nào? Điểm số của Việt Nam năm nay so với các năm trước ra sao? Nhận xét của Freedom House về tình hình tự do tại Việt Nam và tầm quan trọng của phúc trình Tự do Thế giới thường niên như thế nào?
Mời quý vị nghe
cuộc trao đổi giữa Trà Mi Ban Việt ngữ với bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích
cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn
VOA: Phúc trình “Tự do Thế giới” năm nay
phản ánh tình hình tại Việt Nam thế nào, thưa bà?
Bà Sarah Cook: Điểm số của Việt Nam cơ bản vẫn y như nhiều năm trước đây, và nhìn chung, chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân. Về mặt quyền tự do internet, có nhiều blogger phản ánh thực trạng xã hội như nạn quan chức tham nhũng hay chỉ trích nhà nước bị tuyên án tù nặng nề. Nhà cầm quyền cũng gia tăng áp lực đối với các công ty cung cấp dịch vụ internet, yêu cầu vừa theo dõi kiểm duyệt nội dung, vừa cung cấp thông tin của người dùng net. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng công dân mạng tại Việt Nam ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc truy cập các trang mạng thông tin. Trước đây mức độ tinh vi của Việt Nam trong việc khóa chặn các trang mạng không cao lắm so với Trung Quốc hay Ả Rập Xê Út chẳng hạn. Nhưng năm này có chỉ dấu cho thấy điều này đã thay đổi và cư dân mạng tại Việt Nam đã bắt đầu phải dùng tới các kỹ thuật tinh vi hơn ngoài những proxy để vượt tường lửa vào các trang mạng bị nhà nước khóa chặn. Internet là một trong những lĩnh vực chứng tỏ Việt Nam lo ngại về khả năng dân chúng có thể tự do bày tỏ tư tưởng và không dung chấp ý kiến bất đồng, không chỉ là các ý kiến chỉ trích nhà nước hay đảng cộng sản mà cả những quan điểm phản ánh về các vấn đề được quần chúng quan tâm như tham nhũng. Mặt khác, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng đàn áp tiếp diễn đối với quyền tự do tôn giáo, thể hiện qua việc vẫn có tín đồ tôn giáo bị bắt bớ hay bị tuyên án cũng như qua Nghị định 92 quy định biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Nghị định này tạo thêm điều kiện cho nhà nước có quyền trấn áp các sinh hoạt tôn giáo, với quy định khắt khe hơn trong việc đăng ký. Chẳng hạn như một tổ chức tôn giáo phải đủ 20 năm có sinh hoạt tôn giáo ổn định kể từ ngày được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo thì mới được đăng ký hoạt động tôn giáo. Chúng tôi quan ngại rằng Nghị định này sẽ được dùng để giới hạn thêm nữa quyền tự do tôn giáo của công dân.
VOA: Việt Nam bị liệt kê là nước Không Tự do trong báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House kể từ bao giờ, thưa bà?
Bà Sarah Cook: Việt Nam bị đánh giá là nước Không Tự do dường như là kể từ khi báo cáo thường niên ‘Tự do Thế giới’ của chúng tôi ra đời, đặc biệt là trong 10, 20 năm qua. Trước đây, Việt Nam bị điểm 7 về quyền tự do chính trị, tức mức thấp nhất, và điểm 6 về quyền tự do dân sự cho tới năm 2006 thì lên được mức 5 điểm về lĩnh vực này. Đó là trong giai đoạn chúng ta thấy Hà Nội tỏ vẻ nới lỏng hơn đôi chút trước khi gia nhập WTO. Rồi kể từ sau đó, chúng ta lại thấy một xu hướng tuột dốc dù có đỡ hơn thời kỳ trước, nhưng rõ ràng là họ đã khép lại giai đoạn ‘nới lỏng’. Thời gian qua, Việt Nam luôn ở mức điểm giữa 5 và 6 về lĩnh vực quyền tự do dân sự và hiện nay là 5.
VOA: Báo cáo của Freedom House có tầm quan trọng thế nào so với rất nhiều phúc trình khác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác nhau trên thế giới?
Bà Sarah Cook: Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng trong báo cáo có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Ví dụ như nhìn vào đây, chúng ta thấy tình hình Việt Nam có đỡ hơn Trung Quốc, nhưng trong năm này, Miến Điện cho thấy đã qua mặt Việt Nam và Trung Quốc trong việc cải thiện từ điểm 7 lên điểm 6 về quyền tự do chính trị, từ mức 6 điểm lên mức 5 điểm về quyền tự do dân sự. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi họ nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.
VOA: Phúc trình của Freedom House được tiến hành dựa trên những cơ sở nào, thưa bà?
Bà Sarah Cook: Chúng tôi có một chuyên gia chính phụ trách từng quốc gia, chuyên phân tích tình hình của nước đó. Họ theo dõi tin tức và thông tin về tình hình quốc gia ấy, hỏi thăm những người liên quan trong nước đó hay những người thường xuyên lui tới nước đó, nói chuyện với các tổ chức kể cả các nhóm hoạt động bên ngoài nước đó, phối hợp và tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Phân tích gia này sẽ soạn ra bản báo cáo trước khi đưa cho các chuyên gia và nhà tư vấn khác xem xét và chung cuộc đưa ra đánh giá.
VOA: Xin cảm ơn bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.
Bà Sarah Cook: Điểm số của Việt Nam cơ bản vẫn y như nhiều năm trước đây, và nhìn chung, chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân. Về mặt quyền tự do internet, có nhiều blogger phản ánh thực trạng xã hội như nạn quan chức tham nhũng hay chỉ trích nhà nước bị tuyên án tù nặng nề. Nhà cầm quyền cũng gia tăng áp lực đối với các công ty cung cấp dịch vụ internet, yêu cầu vừa theo dõi kiểm duyệt nội dung, vừa cung cấp thông tin của người dùng net. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng công dân mạng tại Việt Nam ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc truy cập các trang mạng thông tin. Trước đây mức độ tinh vi của Việt Nam trong việc khóa chặn các trang mạng không cao lắm so với Trung Quốc hay Ả Rập Xê Út chẳng hạn. Nhưng năm này có chỉ dấu cho thấy điều này đã thay đổi và cư dân mạng tại Việt Nam đã bắt đầu phải dùng tới các kỹ thuật tinh vi hơn ngoài những proxy để vượt tường lửa vào các trang mạng bị nhà nước khóa chặn. Internet là một trong những lĩnh vực chứng tỏ Việt Nam lo ngại về khả năng dân chúng có thể tự do bày tỏ tư tưởng và không dung chấp ý kiến bất đồng, không chỉ là các ý kiến chỉ trích nhà nước hay đảng cộng sản mà cả những quan điểm phản ánh về các vấn đề được quần chúng quan tâm như tham nhũng. Mặt khác, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng đàn áp tiếp diễn đối với quyền tự do tôn giáo, thể hiện qua việc vẫn có tín đồ tôn giáo bị bắt bớ hay bị tuyên án cũng như qua Nghị định 92 quy định biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Nghị định này tạo thêm điều kiện cho nhà nước có quyền trấn áp các sinh hoạt tôn giáo, với quy định khắt khe hơn trong việc đăng ký. Chẳng hạn như một tổ chức tôn giáo phải đủ 20 năm có sinh hoạt tôn giáo ổn định kể từ ngày được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo thì mới được đăng ký hoạt động tôn giáo. Chúng tôi quan ngại rằng Nghị định này sẽ được dùng để giới hạn thêm nữa quyền tự do tôn giáo của công dân.
VOA: Việt Nam bị liệt kê là nước Không Tự do trong báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House kể từ bao giờ, thưa bà?
Bà Sarah Cook: Việt Nam bị đánh giá là nước Không Tự do dường như là kể từ khi báo cáo thường niên ‘Tự do Thế giới’ của chúng tôi ra đời, đặc biệt là trong 10, 20 năm qua. Trước đây, Việt Nam bị điểm 7 về quyền tự do chính trị, tức mức thấp nhất, và điểm 6 về quyền tự do dân sự cho tới năm 2006 thì lên được mức 5 điểm về lĩnh vực này. Đó là trong giai đoạn chúng ta thấy Hà Nội tỏ vẻ nới lỏng hơn đôi chút trước khi gia nhập WTO. Rồi kể từ sau đó, chúng ta lại thấy một xu hướng tuột dốc dù có đỡ hơn thời kỳ trước, nhưng rõ ràng là họ đã khép lại giai đoạn ‘nới lỏng’. Thời gian qua, Việt Nam luôn ở mức điểm giữa 5 và 6 về lĩnh vực quyền tự do dân sự và hiện nay là 5.
VOA: Báo cáo của Freedom House có tầm quan trọng thế nào so với rất nhiều phúc trình khác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác nhau trên thế giới?
Bà Sarah Cook: Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng trong báo cáo có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Ví dụ như nhìn vào đây, chúng ta thấy tình hình Việt Nam có đỡ hơn Trung Quốc, nhưng trong năm này, Miến Điện cho thấy đã qua mặt Việt Nam và Trung Quốc trong việc cải thiện từ điểm 7 lên điểm 6 về quyền tự do chính trị, từ mức 6 điểm lên mức 5 điểm về quyền tự do dân sự. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi họ nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.
VOA: Phúc trình của Freedom House được tiến hành dựa trên những cơ sở nào, thưa bà?
Bà Sarah Cook: Chúng tôi có một chuyên gia chính phụ trách từng quốc gia, chuyên phân tích tình hình của nước đó. Họ theo dõi tin tức và thông tin về tình hình quốc gia ấy, hỏi thăm những người liên quan trong nước đó hay những người thường xuyên lui tới nước đó, nói chuyện với các tổ chức kể cả các nhóm hoạt động bên ngoài nước đó, phối hợp và tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Phân tích gia này sẽ soạn ra bản báo cáo trước khi đưa cho các chuyên gia và nhà tư vấn khác xem xét và chung cuộc đưa ra đánh giá.
VOA: Xin cảm ơn bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.
No comments:
Post a Comment