Bản dịch của VRNs
Đăng
bởi lúc 2:26 Sáng 13/01/13
VRNs (13.01.2013) – Sài
Gòn – Theo Irrawaddy, khi được phỏng vấn vào năm 2010, luật sư Lê Quốc Quân nói
là chuyện anh bị công an Việt Nam bắt một lần nữa chắc chắn sẽ xảy ra không sớm
thì muộn.
Khi tôi hỏi: “Liệu công việc của anh với một số những người dám
phê bình bạo miệng hơn nữa cái chế độ độc đảng của Việt Nam có thể dẫn anh vào
vòng lao lý một lần nữa không, sau lần bị giam ba tháng hồi năm 2007 khi trở về
từ Hoa Kỳ?” Luật sư Quân đã nói rằng “Tôi không sợ”.
Chính Lê Quốc Quân cũng là một trong số các nhà phê bình mạnh
miệng nhà cầm quyền Việt Nam, nơi mà sự ủng hộ cho bất kỳ điều gì trái với
đường lối cai trị của chế độ độc đảng của Cộng sản đều bị đặt ra ngoài vòng
pháp luật. Thành ra, chẳng ai ngạc nhiên, khi người luật sư này bị bắt tại Hà Nội
vào ngày 27 tháng 12 vừa qua về những cáo buộc liên quan đến thuế.
Luật sư Quân bị bắt giữ ngay trước phiên tòa tại Trung phần Việt
Nam nhằm xét xử 13 nhà hoạt động đã bị bắt hồi năm 2011. Hôm thứ Tư tòa đã ra
phán quyết kết tội nhóm này từ 3 đến 13 năm tù giam trong đó có 12 người là
người Công Giáo, như anh Lê Quốc Quân.
Những thanh niên và phụ nữ trong nhóm đã bị kết tội “thực hiện các
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự của
Việt Nam. Trong năm 2012, hàng chục nhà hoạt động và nhà văn bị giam giữ tại
Việt Nam với cùng một cáo buộc tương tự.
13 người bị giam giữ hôm qua đã bị cáo buộc có quan hệ với Việt
Tân, một nhóm người Việt định cư ở nước ngoài vận động cho sự thay đổi chính
trị ở Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam lại chụp mũ là một tổ chức khủng
bố trong khi phía Hoa Kỳ nói rằng không có bất kỳ bằng chứng nào.
Phản ứng trước phán quyết hôm qua của Việt Nam, tòa Đại sứ Hoa Kỳ
đưa ra một tuyên bố nói rằng: “Cách thức hành xử của nhà nước Việt Nam với
những cá nhân này không phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã ký trong các
Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các quy định của Hiến
Chương Quốc Tế Nhân Quyền liên quan đến quyền tự do ngôn luận và quyền được xét
xử thoả đáng”.
Theo tường thuật của Việt Tân về phiên tòa thì “Nhà cầm quyền đã
huy động hàng trăm công an mặc sắc phục và thường phục để ngăn chặn những người
ủng hộ và thân nhân của các bị cáo tụ tập bên ngoài tòa án. Hàng chục người ủng
hộ, bao gồm cả phụ nữ lớn tuổi và các giáo sĩ Công Giáo đã bị công an tấn công
và tạm giữ”.
Một trong 13 người bị tuyên án là anh Nguyễn Văn Duyệt, một nhà
hoạt động cho nhân quyền của người lao động, cho biết trong lời khai cuối cùng
của anh trước toà rằng: “Chỉ có Chúa Giêsu Kitô là hy vọng, là tình yêu, và sự
thật của chúng ta. Tôi muốn gửi lời chào bình an đến tất cả mọi người!”
Vẫn còn quá sớm để biết là bản án này sẽ có tác động thế nào trên
mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo. Việt Nam là nước có
đông đảo người Công Giáo trong vùng Đông Nam Á chỉ sau Phi Luật Tân, với ước
tính khoảng từ 8 đến 10 triệu tín hữu Công Giáo.
Các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam từ lâu đã coi người Công Giáo
địa phương, đặc biệt là những người sinh sống ở miền Nam Việt Nam, như những
người cộng tác với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Mối quan hệ giữa chính phủ và
Tòa Thánh đã được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên, đối với nhiều
chức sắc cao cấp trong và ngoài nước việc ưu tiên cải thiện quan hệ với chính
phủ Việt Nam được xem là cố gắng để giải thoát cho những người Công Giáo đang
bị bỏ tù vì hoạt động chính trị.
Công Giáo là một trong những tôn giáo chính được nhà nước công
nhận, và thường được để yên nếu không công khai chỉ trích các hoạt động của nhà
nước.
Các nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận thường bị đối xử
tàn tệ hơn nữa. Giống như Miến Điện dưới thời bọn quân phiệt, Việt Nam sử dụng
hình thức quản thúc tại gia để kiềm chế các hoạt động của các nhà bất đồng
chính kiến cao cấp. Tôi đã gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ, là vị Tăng thống bị
cấm không cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại thiền
viện của ngài tại Sài Gòn vào năm 2011, trong một tòa nhà được theo dõi bởi
công an chìm thỉnh thoảng lén nhìn qua tờ báo cầm trên tay trong khi giả bộ
nhấm nháp cà phê bên kia đường.
Ngài năm nay 84 tuổi, và bị giam giữ dưới nhiều hình thức khác
nhau từ năm 1975. Ngài nhận định rằng tại thời điểm này nhà cầm quyền Việt Nam
lo sợ một cái gì đó giống như cuộc nổi dậy Ả Rập, vì đất nước có đến hơn 30
triệu người có thể vào mạng lưới toàn cầu trong bối cảnh của một quốc gia có
lần đã có những tăng trưởng về kinh tế nhưng nay đang kiệt quệ dần vì tình
trạng tham ô và khả năng quản lý quá yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước.
Một trong những cái gai trong mắt của nhà nước là Dân Làm Báo, một
blog đã bị nhà bước chỉ trích vì đưa ra các bài bình luận về những vụ đấu đá ác
liệt trong nội bộ Đảng Cộng sản.
Trong một email gửi cho tôi ngay sau khi nhà nước mô tả blog này
như là “một âm mưu mờ ám của các thế lực thù địch”, một biên tập viên của Dân
Làm Báo yêu cầu đừng nêu tên thật của ông và giải thích rằng “độc giả đói thông
tin về các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, về sự giàu sang của họ, về những vụ lạm
dụng quyền lực và tham nhũng của họ, cũng như những cuộc đấu đá nội bộ xảy ra giữa
các phe phái. Blog của chúng tôi bao gồm tất cả các chủ đề này, và đó là lý do
‘chính trị’ khiến cho nhà nước Việt Nam tích cực săn lùng blog của chúng tôi”.
Hận thù của nhà nước đối với Dân Làm Báo còn cay nghiệt hơn nữa
chỉ mới trong tuần qua thôi. Blogger Nguyễn Hoàng Vi viết trên Dân Làm Báo mô
tả chi tiết việc các quan chức công an đánh đập và lột quần áo của cô và ra
lệnh cho y tá nhà nước khám xét bên trong chỗ kín của mình trong khi cô đang bị
giam giữ trái phép vào ngày 28 tháng 12 tại công an Phường Nguyễn Cư Trinh,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Cô viết trên Dân Làm Báo: “Tôi cào tay, nắm tóc họ, nhưng sức mạnh
của một người làm sao đương đầu nổi với bốn người họ hợp lại. Cuối cùng tôi bị
họ lột trần truồng”.
Vi đã bị bắt giữ ở phía trước bên ngoài tòa án trong cùng ngày tòa
dự trù xét xử đơn kháng cáo của các bloggers bị cầm tù là Nguyễn Văn Hải, Tạ
Phong Tần, và Phan Thanh Hải.
Ủy ban Bảo Vệ Các Nhà Báo cho biết ba người đã bị buộc tội thành
lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam mà nhà nước không thừa nhận, và đã bị kết
án tù khắc nghiệt trong tháng Chín về tội tuyên truyền chống lại nhà nước.
Simon Roughneen
----------------
Vietnam
Jails Dissidents in Echo of Military-ruled Burma
January 10, 2013 |
Defendants found
guilty of anti-state crimes stand in front of dock at a court in Nghe An
Province, about 300 km south of Hanoi, on Jan. 9, 2013. (Photo: Reuters /
Vietnam News Agency)
When
interviewed in 2010, Le Quoc Quan was matter-of-fact about the chances that he
would again be arrested by the Vietnamese police sometime in the future.
“I’m
not afraid,” he said, when I asked if he thought his work with some of the more
outspoken critics of Vietnam’s one-party regime might land him in jail again,
after he was jailed for three months in 2007 after returning to Vietnam from
the United States.
Le
Quoc Quan is himself one of the more vocal critics of the government in
Vietnam, where advocating any alternative to one-party Communist Party rule is
outlawed. It came as little surprise, then, when the Hanoi-based lawyer was arrested
on Dec. 27 on tax-related charges.
His
arrest came just before a trial in central Vietnam of 13 activists arrested in
2011. Wednesday’s verdict sentenced the group—12 of whom are Catholics, as is
Le Quoc Quan—to between three and 13 years in jail.
The
men and women were convicted of “carrying out activities aimed at overthrowing
the people’s administration” under Article 79 of Vietnam’s penal code. In 2012,
around a dozen activists and writers were jailed in Vietnam on similar charges.
The
13 jailed yesterday were accused of ties with Viet Tan, an overseas Vietnamese
group that lobbies for political change in Vietnam but one that the Vietnamese
government labels a terrorist organization—charges that the United States says
are without any evidence.
A
US embassy statement reacting to yesterday’s verdict read that “the
government’s treatment of these individuals appears to be inconsistent with
Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political
Rights, as well as the provisions of the Universal Declaration of Human Rights
relating to freedom of expression and due process.”
According
to Viet Tan’s account of the trial, “authorities mobilized hundreds of
uniformed and plainclothes security police to block supporters and relatives of
the defendants from gathering outside the court. Dozens of supporters—including
elderly women and Catholic clergy—were physically attacked by police and
temporarily detained.”
One
of the 13 jailed yesterday, Nguyen Van Duyet, a workers’ rights activist, said
in his final testimony that “Only Jesus Christ is our hope, love, and truth. I
wish to send peace to everyone!”
What
the verdict means for the relationship between Vietnam and the Catholic Church
is not clear. Vietnam has Southeast Asia’s largest Catholic population after
the Philippines, with an estimated 8-10 million believers.
The
Communist rulers of Vietnam have long regarded local Catholics, especially
those from the south of Vietnam, as pro-American collaborators during the
Vietnam War. Relations between the government and the Holy See have improved in
recent years, however, and to some, senior church figures inside and outside
Vietnam have prioritized improving relations with the Vietnam government over
sticking-up for those Catholics who are jailed for political activism.
According
to one of a series of leaked 2009 US embassy cables from Hanoi detailing
meetings between American diplomats and Vietnamese officials and churchmen,
American officials viewed local Catholics as being “thrown under the
popemobile,” while the Holy See tried to establish better relations with
Vietnam, which—albeit to a lesser extent than China—tries to control senior
Vietnamese church appointments.
Catholics
are among the officially tolerated religious groups in Vietnam, and are mostly
left alone if they do not publicly criticize the workings of government.
Members
of non-sanctioned groups are treated even more harshly, it seems. As in Burma
under the military junta, Vietnam uses house arrest to curb the activities of
high-profile dissidents. I met Thich Quanh Do, patriarch of the banned Unified
Buddhist Church of Vietnam, at his Ho Chi Minh monastery in 2011, a building
said to be watched by undercover police leafing though newspapers and sipping coffee
across the street.
Now
84, and under various forms of detention since 1975, he said at the time that
Vietnam’s rulers feared something like an Arab Spring emerging, with over 30
million people online amid a once-booming but now sputtering economy and lurid
allegations of graft and mismanagement in state-owned enterprises.
Another
focus of government ire is Dan Lam Bao, a blog that has earned itself criticism
from government for its publishing of commentaries about alleged
power-struggles inside the Communist Party.
In
an email sent soon after the government described the blog as “a wicked plot of
the hostile forces,” a blog editor—requesting that his name not be
used—explained to me that “our readership hungers for information about
Communist Party leaders—their personal wealth or their abuse of power and
corruption, or the infighting that occurs between party factions. Our blog
covers all of these topics, and that’s the ‘political reason’ for the
Vietnamese government to aggressively target our blog.”
But
official distaste for Dan Lam Bao took a more sinister turn just over a week
ago. Writer Nguyen Hoang Vi, who posts on Dan Lam Bao, detailed how police
officials beat and stripped her and ordered state nurses to conduct a vaginal
cavity search while she was in custody on Dec. 28 in Ho Chi Minh City’s Nguyen
Cu Trinh Ward.
“I
scratched their hands, pulled their hair, but the strength of one was no match
for the four of them combined. In the end they stripped me naked,” she later
wrote on Dan Lam Bao.
Vi
was detained in front of the courthouse where the same day an appeal was
scheduled in the cases of imprisoned writers Nguyen Van Hai, Ta Phong Tan, and
Phanh Thanh Hai. The three were charged in part for their founding of the
unsanctioned Free Journalists Club of Vietnam, and were sentenced to harsh
prison terms in September for conducting propaganda against the state,
according to the Committee to Protect Journalists.
No comments:
Post a Comment