Thanh Phương - RFI
Thứ bảy 12 Tháng Giêng 2013
Vào lúc căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng, Trung Quốc lần đầu tiên đã phát hành các bản đồ thể hiện toàn bộ các đảo ở Biển Đông, cũng như các đảo đang tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông. Hôm qua, 11/01/2013, Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) thông báo vừa phát hành bản đồ mới của Trung Quốc, với định dạng chiều dọc, lần đầu tiên có đánh dấu rõ toàn bộ 130 đảo lớn nhỏ ở Biển Đông.
Các bản đồ cũ của Trung Quốc cho tới nay, với định dạng chiều ngang, chỉ thể hiện những đảo lớn như quần đảo
"Tây Sa" ( tức Hoàng Sa theo tên gọi Việt Nam) và "Nam Sa" (tức Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).
Ở góc dưới cùng bên trái của bản đồ mới còn có phần phóng to quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật.
Theo Tân Hoa Xã, bản đồ mới, do nhà xuất bản Sinomaps ấn hành, sẽ được bán ra công chúng vào cuối tháng Giêng tới. Đại diện của nhà xuất bản này tuyên bố với Tân Hoa Xã rằng bản đồ mới « có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền và các lợi ích về hàng hải, cũng như thể hiện lập trường ngoại giao chính trị Trung Quốc. »
Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã cho in trên hộ chiếu mới một bản đồ có tính chất áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, gọi là bản đồ « đường lưỡi bò ». Hành động này đã bị Philippines và Việt Nam
phản đối kịch liệt.
Bên cạnh việc phát hành bản đồ mới, Trung Quốc hôm qua còn tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra trên biển và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên để « bảo vệ chủ quyền » của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tờ China Daily trích lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục hải dương Trung Quốc, nói rằng các tranh chấp lãnh thổ đã leo thang trong năm 2012, nên Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Ông Lưu Tứ Quý tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên đến vùng "quần đảo Điếu Ngư" (Senkaku) và "biển Hoa Nam" (Biển Đông).
Trong phần bình luận, tờ China Daily cáo buộc các nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam là đã « làm tăng nhiệt độ trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. » Tờ báo Trung Quốc cũng cho rằng ba nước nói trên đang tìm hậu thuẫn từ các nước ngoài khu vực cho
những « đòi hỏi vô căn cứ » của họ.
Hiện giờ, phản ứng của Bắc Kinh chủ yếu nhắm vào Tokyo, nhất là sau khi có tin chiến đấu cơ Nhật Bản đuổi máy bay quân sự Trung Quốc trên biển Hoa Đông hôm thứ Năm vừa qua. Cụ thể, hôm đó, Nhật Bản đã điều hai
chiến đấu cơ F-15 bám sát một phi cơ vận tải Y-8 của Trung Quốc, bị xem là xâm nhập vùng phòng thủ của Nhật trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh
liền gởi hai chiến đấu cơ J-10 đến chặn máy bay của Nhật.
Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định là các chiến đấu cơ của Trung Quốc vẫn thực hiện các chuyến bay
tuần tra
thường lệ trên không phận của nước này ở biển Hoa Đông. Về phần Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cáo buộc là chính các chiến đấu cơ của Nhật Bản làm xáo trộn các chuyến bay tuần tra thường lệ của phi cơ Trung Quốc.
----------------------------------------
BBC
Cập nhật: 12:40 GMT - thứ bảy, 12 tháng 1, 2013
Trung Quốc tiếp
tục có động thái được cho là gây căng thẳng thêm ở khu vực khi công bố một bản
đồ mới 'thâu tóm' tới hơn 130 đảo ở các vùng biển mà nước này đang tranh chấp,
trong đó có Biển Đông và vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản.
Tờ HindustanTimes
của Ấn Độ đưa tin từ Bắc Kinh hôm 12/1/2013 nói: "Trong lúc có các căng thẳng với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc lần
đầu tiên xuất bản các bản đồ với hơn 130 đảo ở Nam Hải (theo cách gọi của Trung
Quốc) cũng như các hòn đảo gây tranh cãi với Nhật Bản, liên kết chúng với Trung
Hoa lục địa theo các tỷ lệ xích tương ứng."
Tờ báo điện tử
này dẫn lời của Cục Đo lường, Bản đồ và Thông tin Địa chất Quốc Gia của Trung
Quốc (NASMG), nói phần lớn trong số 130 đảo lớn, nhỏ mà cơ quan ấn bản của
Trung Quốc, Sinomaps Press, dự kiến phát hành rộng rãi vào cuối tháng 01/2013
"chưa từng thể hiện trong các bản đồ từ trước của Trung Quốc."
Tờ này cũng nói
ngoài Việt Nam, các quốc gia có liên quan khác là Philippines, Malaysia, Brunei
và Đài Loan từng "phản đối mạnh mẽ" các tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc đối với các hòn đảo trên Biển Đông.
"Việc cho
in Bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều hộ chiếu điện tử
của Trung Quốc đã gặp phải các phản ứng mạnh mẽ từ Việt Nam và
Phillipnes," tờ báo viết.
Trung Quốc cho hay sẽ ấn bản rộng rãi
bản đồ mới này trong cuối tháng 1/2013
Tờ này cho hay,
các bản đồ cũ định dạng theo chiều ngang, chỉ thể hiện các quần đảo lớn như Tây
Sa và Nam Sa mà Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó,
theo lời của Tổng Biên tập Sinomaps Press, Từ Căn Tài được tờ báo Ấn Độ trích
dẫn, thì "các bản đồ mới theo chiều dọc đánh dấu rõ ràng các hòn đảo lớn
của Trung Quốc," với liên kết chủ quyền với quốc gia này, và thể hiện các
quan hệ về mặt địa lý của các hòn đảo đó với phần còn lại ở khu vực tranh chấp
trên các vùng biển với các quốc gia xung quanh các biển, đảo đó.
Trang báo điện
tử china.org.cn của Trung Quốc, hôm thứ Bảy 12/01 còn cho hay thêm: "Ở góc
trái phía dưới, cũng có một phần minh họa thu nhỏ của Quần Đảo Điếu Ngư (Nhật
Bản gọi kà Senkaku,) thể hiện các quan hệ vị trí và các quan hệ với các đảo nhỏ
khác thuộc về Trung Hoa lục địa và Đài Loan."
'Ngang nhiên'
Hiện chưa thấy
có phản ứng chính thức của chính quyền Việt Nam, khi trên các trang mạng của Bấm Văn phòng Chính phủ và Bấm Bộ Ngoại giao không thấy xuất
hiện một thông báo hay phản ứng chính thức nào về các nội dung của bản đồ kể
trên liên quan các khu vực biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
"Không phải
là lần đầu tiên, Trung Quốc có các động thái gây tranh cãi về chủ quyền trên
Biển Đông bằng các phương tiện, lực lượng trên biển, hoặc thông qua các kênh
truyền thông, phi quân sự hay ngoại giao, vốn thường xuất hiện vào dịp ngay
trước hai ngày cuối tuần"
Đây không phải
là lần đầu tiên, Trung Quốc 'gây tranh cãi' về chủ quyền trên Biển Đông, dù
dưới hình thức các phương tiện, lực lượng trên biển, hay thông qua các kênh
truyền thông, phi quân sự hay ngoại giao, với nhiều động thái có vẻ hay xuất
hiện ngay trước hai ngày cuối tuần, mà Hà Nội được cho là "phản ứng chậm
trễ" ngay trong bối cảnh thông tin toàn cầu với tốc độ cao như hiện nay.
Tuy nhiên, một
số tờ báo của Việt Nam đã có phản ứng về các bản đồ mới của Trung Quốc, với tờ Bấm Thanh Niên Online hôm thứ Bảy,
12/01 gọi đây là động thái "ngang nhiên" và phi lý" trong một
bài viết với tựa đề: "Trung Quốc ngang nhiên phát hành bản đồ phi lý về
biển Đông."
Cùng ngày, tờ Bấm VietnamNet cũng lên tiếng với một
bài báo ngắn: "Trung Quốc ngang nhiên ra bản đồ từng đảo ở Biển
Đông."
Còn trên tờ Bấm PetroTimes, bài viết "Trung
Quốc ngang nhiên công bố bản đồ mới về Biển Đông" viết: "Trung Quốc
vừa trắng trợn đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính
thức của nước này với tỷ lệ xích tương đương với Trung Quốc đại lục trong một
động thái hòng chiếm giữ chủ quyền toàn bộ vùng biển này."
---------------------------------
No comments:
Post a Comment