Thanh
Quang, phóng viên RFA
2013-01-12
Giữa lúc một nước
Trung Quốc trỗi dậy ngày càng có hành động quyết đoán, gây hấn tại Biển Đông –
và cả Biển Hoa Đông, thì giới lãnh đạo VN ngày càng có dấu hiệu mà công luận
cáo giác là “hèn với giặc, ác với dân”, thậm chí đầu hàng phương Bắc.
Nhịn nữa, nhịn mãi?
Qua
bài “Chủ nghĩa đầu hàng”, GS Nguyễn Hưng Quốc bên Úc nêu lên câu hỏi
rằng “Tại sao trước 1975, giới lãnh đạo CSVN ghét chủ nghĩa đầu hàng đến
như vậy mà bây giờ, từ lời nói đến hành động của họ, ở đâu cũng bàng bạc một
thứ chủ nghĩa đầu hàng đến thảm hại như vậy?”.
Rồi
GS Nguyễn Hưng Quốc nhiều lần dùng chữ “nhịn” và “không dám” để báo động về chủ
trương đầu hàng này của giới lãnh đạo VN, khi nhận thấy Trung Quốc ức hiếp VN
đến mấy, họ vẫn nhịn; Trung Quốc chửi: họ nhịn; Trung Quốc đánh: họ nhịn; tàu
“lạ” đánh chìm tàu đánh cá VN, bắn giết, trấn lột ngư dân Việt: họ không dám
gọi tên; tàu Trung Quốc nhiều lần cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí VN: họ không
dám lên tiếng mà còn biện hộ dùm là vô tình “làm đứt cáp”; rồi họ phân bua là
không phải hèn mà vì không muốn chiến tranh, vì chủ trương giải quyết tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình.
Nhưng,
GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý, dưới cái nhìn của người dân Việt về lời nói và hành
động của giới cầm quyền mà dân cáo giác là “hèn với giác ác với dân”, thì họ
thực sự đầu hàng phương Bắc, mà lại còn quảng bá một thứ chủ nghĩa đầu hàng
trong dân chúng.
Tàu lạ
Lên tiếng mới đây
với Đài ACTD, GS Nguyễn Hưng Quốc cho biết:
“Hiện
bây giờ thành thật mà nói trên khắp thế giới ai cũng lo lắng về sự trỗi dậy của
Trung Quốc, nhưng riêng đối với người Việt Nam thì hầu như ai cũng thấy Trung
Quốc là một sự đe dọa. Thế mà theo dõi báo chí trong nước, nghe những lời phát
biểu của những cán bộ cao cấp nhất ở Việt Nam thì chúng ta lại thấy có một cái
gì đó rất bất bình thường.
Họ
hoặc là gạt đi, hoặc họ ngụy biện bằng cách đưa ra những lý lẽ mà tuyệt đối
không thuyết phục được bất cứ người nào.Trước tình huống như vậy, tôi nghĩ
không có người nào quan tâm đến đất nước mà không cảm thấy băn khoăn, ray rứt.”
Nhắc
tới mối quan hệ Việt-Trung rất đáng “băn khoăn, ray rức” hiện nay, nhà báo Trương Duy Nhất không khỏi thốt lên
rằng “chưa có thời nào bi hề và nhục nhã thế” khi tàu của bọn cướp
biển thì phải gọi là “tàu lạ”, kẻ thù xâm lược, sát hại hàng vạn chiến sĩ bảo
vệ quê hương VN thì “không dám gọi thẳng tên mà phải bóng gió xa xôi ám chỉ
bằng những cách chung chung khôi hài như ‘quân xâm lược từ bên kia biên giới’…”
Đời đời nhớ ơn
Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh,
từng là Đại sứ VN tại Trung Quốc trong 13 năm, đã cảnh cáo Phó GS Đại tá Trần
Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị VN là “Đừng gieo rắc tư tưởng đầu hàng”,
lưu ý rằng “Phía ta một mực trung thành tuân thủ phương châm lừa phỉnh ‘16 chữ,
4 tốt’ không hề làm gì trái với ý muốn của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cứ tiếp
tục xâm phạm chủ quyền của ta ngày càng nghiêm trọng: ‘cây muốn lặng, gió đâu
có dừng’”.
Trích
dẫn những câu của ông Trần Đăng Thanh trong cuộc nói chuyện mới đây trước 300
cán bộ chủ chốt ngành giáo dục đại học nhằm phổ biến đường lối, chính sách của
đảng CSVN trong vấn đề biển Đông, liên quan nội dung mà ông Thanh nhấn mạnh
rằng “ta phải đời đời nhớ ơn TQ, căm thù Mỹ” và TQ là nước lớn, “đừng
để xảy ra chiến tranh, đừng để va chạm, kiên trì, khôn khéo, tránh va chạm, cứ
tránh đã, cứ tránh đã, tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh cho rằng “đó là tư tưởng đầu hàng của ông Đại tá, TS, PGS…, ông ta
đương đi gieo rắc tư tưởng đầu hàng cho học sinh, sinh viên, cho thế hệ trẻ;
đầu hàng không dám cùng với dân đấu tranh công khai thì sẽ mất hết, sớm muộn
cũng sẽ trở thành một thứ thuộc địa kiểu mới của bành trướng đại Hán”.
Nhà báo Bùi Tín mở rộng vấn đề hơn,
nêu lên một loạt nghi vấn rằng qua nội dung của cuộc nói chuyện vừa nói của đại
tá Trần Đăng Thanh, phải chăng đó là thực chất chính sách đối ngoại vừa được
điều chỉnh của Bộ Chính trị hiện nay theo hướng ‘nhất biên đảo’, ngả hẳn về một
bên, trong khi bề ngoài vẫn giữ cái vỏ ‘làm bạn với tất cả các nước’? Phải
chăng đây là “chính sách của Bộ Chính trị muốn ngả hẳn về phía Trung Quốc để
tồn tại, chống lại xu thế hợp lý, hợp lòng dân, hợp thời đại là gắn bó chặt chẽ
với các nước dân chủ trên toàn thế giới, trong tình thế đảng CS Việt Nam đang
ngày càng bị suy thoái, bị nhân dân xa lánh, lên án?”. Nhà báo Bùi Tín từ
Paris cũng không quên cảnh báo về “một điều đã rõ như ban ngày”, đó là đảng
CSVN trong “cơn khốn quẫn” đã chọn con đường sống cho riêng cho mình bằng cách
“đẩy cả dân tộc vào tử lộ”.
Mối nguy mất nước không còn xa
Nhận
định về cuộc phỏng vấn mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc
Phòng VN, dành cho báo Tuổi Trẻ hồi đầu tháng Giêng này về tình hình Biển Đông
và mối quan hệ Trung Quốc, Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á liên quan đến VN, nhà
bình luận thời sự Trần Bình Nam từ California, Hoa Kỳ, cho rằng “ lý luận của
tướng Nguyễn Chí Vịnh là một thứ lý luận của con đà điểu chui đầu vào cát”. Khi
lưu ý diễn biến trên Biển Đông trong các năm qua báo hiệu “những cơn bão tố” có
thể tới VN trong năm 2013 này trong mối quan hệ giữa VN và Trung Quốc, nhà bình
luận Trần Bình Nam khẳng định kế hoạch VN, qua tướng Nguyễn Chí Vịnh, nhằm
đương đầu với khó khăn trước mắt ấy đã “không làm cho nhân dân VN an tâm”;
những bước chuẩn bị cùng kế hoạch của VN chỉ mang “tính lý thuyết, phô trương”,
không có khả năng ứng phó tình hình thực tế tại hiện trường.
Theo nhận xét của
ông Trần Bình Nam
thì “trong khung cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy, qua lời tướng Nguyễn Chí Vịnh,
nhà nước bình chân như vại tin tưởng vào đường lối hòa bình của mình, tin tưởng
vào thiện chí của Trung Quốc, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế, tin tưởng
một năm 2013 tốt đẹp… Mối nguy mất nước không còn xa”.
Nói
chung, không phải ai cũng dễ dàng bị thuyết phục bằng “cái sổ hưu” của đại tá
Trần Đăng Thanh hay lý thuyết đầu hàng Trung Quốc của tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Một sĩ quan yêu cầu ẩn danh của Quân đội Nhân dân VN cho biết:
“Việc
này có lẽ chúng ta xác định cho rõ hơn, tức là quần chúng nhân dân mấy lần rồi
quyết định xu hướng hay quá trình diễn ra của lịch sử. Cho nên trong vài năm
trở lại đây, tôi đi tìm hiểu về suy nghĩ, ý kiến của nhân dân, và những người
như chúng tôi, thì tôi nghĩ điều này sẽ có ích hơn, sẽ giúp tôi xác định được
xu hướng phát triển tình hình chính xác hơn là chúng ta đi tìm hiểu ý kiến hay
quan điểm của những người có chức, có quyền. Nói cho cùng, theo quan điểm của
tôi, thì quần chúng nhân dân mới là người quyết định.”
Từ Houston, Hoa Kỳ,
tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu có “Thư gởi thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh”, nhắc tới nhận xét của nhiều người cho rằng nước VN “sắp mất” vào tay
giặc Tàu, nhưng tác giả nghĩ khác, rằng “Nước VN đã mất rồi!. Từ khi ông Hồ
sai ông Phạm Văn Đồng viết công hàm nhìn nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Tàu gởi
cho Chu Ân Lai là mình đã mất nước rồi!”.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
------------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment