Friday 11 January 2013

TIN TOÁT MỒ HÔI : VN CÓ NHIỀU BỆNH NHÂN UNG THƯ NHẤT THẾ GIỚI (Đào Tuấn)




Tháng Một 11, 2013

Nguồn sữa của những đứa trẻ đang lâm nguy khi tỷ lệ ung thư “ti” ở Việt Nam được cho là cao nhất thế giới.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ ung thư (K) cao nhất thế giới. Đây là kết luận của Viện phòng chống ung thư Việt Nam được dẫn trên báo điện tử Khám phá.

Ung thư dạ dày. Ung thư “ti”. Ung thư đại tràng. Ung thư gan. Ung thư cổ “cái ấy”. Hình như K không tha bất cứ bộ phận nào trên thân thể người Việt.

Nhưng đây mới là tin toát mồ hôi
: Nguyên nhân gây K là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày. Và nguồn nước ô nhiễm.

Có nghĩa là hàng ngày, cứ mở mồm là chúng ta đang “lấy thòng lọng buộc cổ”, khi con mắt trần (trụi) của những “người tiêu dùng thông thái” chúng ta không phải là kính hiển vi để biết miếng thịt nào chứa “hóa chất độc hại”, cọng rau nào không tẩm đẫm thuốc sâu, chiếc áo nịt nào không “hại ti”.

Ôi, nguồn sữa của những đứa trẻ đang lâm nguy khi tỷ lệ ung thư “ti” ở Việt Nam được “đo lường” với tỷ lệ mắc K bình quân là 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM.

Lưu ý là vừa tháng trước, kết quả phân tích của Viện Hóa học- Viện Khoa học và công nghệ cho thấy “dung dịch màu trắng trong suốt” của những viên “tròn tròn màu trắng” trong những chiếc áo nịt ngực “Made in China” là “Dung dịch dầu khoáng đã bị cấm dùng trong lĩnh vực dược”. Và trong dung dịch đó, có chứa polycylic aromantic hydrocarbon (PAH), một chất độc không chỉ gây ngứa, gây rối loạn nội tiết mà còn “gây ung thư cao”. Và trong những câu chuyện “dưa lê vỉa hè” của những bà nội trợ là chuyện những quá táo tàu “để nửa năm không hỏng”.

Tất nhiên, không phải hàng “Made in China” nào cũng chứa chất “có nguy cơ gây ung thư”. Tất nhiên, Việt Nam không hề là ngoại lệ. Cách đây ít tháng, Lao động có một bài điều tra và sau đó đưa ra con số khiến dân chúng Mỹ Đình nói riêng và cư dân thủ đô nói chung tối tăm mặt mũi: Nguồn nước sinh hoạt dùng trong nhiều năm nay tại khu vực chung cư và nhà liền kề ở Phú Mỹ, Mỹ Đình bị nhiễm thạch tín (asen) vượt gấp 37-43 lần mức cho phép. 50% điểm giếng nước ngầm trên địa bàn toàn Thành phố có mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít. Mà asen là gì? Là thạch tín. Là thuốc độc mà người ta lập tức tắc thở nếu nuốt nhầm một lượng bằng “nửa hạt ngô”. Là “sát thủ vô hình” gây ung thư gan, ung thư da, ung thư phổi, ung thư bàng quan, ung thư thận.

Nhưng K, một trong tứ chứng nan y, không còn là một nguy cơ, cũng không chỉ là nỗi bất an nữa. Nó đã là một thứ tai họa với 150.000 người dân mắc mới và 75.000 ca K tử vong mỗi năm.

Chúng ta được bảo vệ thế nào ngoài những lời khuyên phải trở thành “người tiêu dùng thông thái”, ngoài những chuyến vi hành với báo chí tiền hô hậu ủng và kết quả “tất cả đều tốt”.

Chúng ta phải phòng tránh thế nào ngoài việc lên chùa làm sư?

Hôm qua, ở Quảng Ngãi, sau một vụ chết người đau lòng, Công an huyện Sơn Hà đã “tống giam” một nữ “phù thủy” 27 tuổi tên Sí. Theo An ninh thủ đô, lợi dụng sự mê tín dị đoan, Sí chữa bệnh cho bà con địa phương bằng cách bói để tìm “gia rông” (đồ độc) gây bệnh. Ừ thì đó là lừa đảo. Ừ thì đó là mê tín dị đoan. Ừ thì đó là u mê. Nhưng giờ đây, “gia rông” nhiều quá. “Gia rông” đến ngay từ miếng ăn, hớp nước. Và dường như, không phải chỉ “đồng bào”, người ta chỉ bắt đầu tin vào “phù thủy” khi hoặc đang sống ở trình độ u mê, hoặc quá tuyệt vọng trước những căn bệnh “thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới”.

Thế còn chúng ta, ai sẽ tìm “gia rông” cho chúng ta đây?

------------------------------------------------------------------

Phạm Thanh (Đất Việt)
Thứ Tư, 09/01/2013, 07:48 AM (GMT+7)

Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều bệnh nhân ung thư nhất thế giới, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cốt yếu vẫn là do thức ăn hằng ngày có nhiều chất bảo quản độc hại.

Ung thư nhiều nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.

Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…

Trong một nghiên cứu tại khu vực ASEAN được công bố năm 2011, Việt Nam là nước có tỉ lệ người tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các nước trong khu vực, cao hơn hơn 4 - 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan.

Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.

Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em... vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.

80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bệnh ung thư.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.

Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.

Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, như xí muội, ô mai, chứa chất tạo ngọt, tào màu cao gấp nhiều lần quy định, có thể chuyển hóa thành chất cực độc gây bệnh ung thư, thoái hóa gan, thận, não, tiểu đường…; bánh kẹo giá rẻ không rõ nguồn gốc; học sinh Hà Nội thì hằng ngày thích thú ăn "thịt hổ khô" với giá chỉ 2.000 đồng/gói, thực chất đấy không phải là thịt hổ mà chỉ là tạp phẩm tẩm ướp hóa chất nên có mùi vô cùng khó chịu; gà thải chứa dư lượng thuốc kháng sinh...

Trong thời gian tháng 7 - 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…

Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…

Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…

Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…

Theo Phạm Thanh (Đất Việt)





No comments:

Post a Comment

View My Stats