Thanh
Quang, phóng viên RFA
2013-01-10
Trong
thời gian qua, nhiều tín đồ PGHH, nhất là thuộc PGHH Truyền Thống, tiếp tục bị
hành hung vô cớ, bắt bớ, bỏ tù chỉ vì theo con đường chân tu của Đức Huỳnh Giáo
Chủ, không chấp nhận theo Ban trị sự mà họ cho là “quốc doanh”.
Sách
nhiễu liên tục
Mặc
dù tình hình Đạo PGHH tại Miền Tây tiếp tục gặp nhiều khó khăn đáng ngại, nhưng
các viên chức địa phương vẫn khẳng định:
“Tình
hình vẫn rất ổn định, hổng có chuyện gì xảy ra hết; hổng có gì phải lo. Vấn đề
tín ngưỡng tôn giáo, đó là quyền của công dân Việt Nam, được pháp luật Việt Nam
bảo hộ. Thì thành ra không ai có quyền xâm phạm đến họ.”
Tuy
nhiên, nhiều tín đồ PGHH cho biết trong khi tín đồ chỉ lo tu học, hành đạo, lo
niệm Phật, thì chính nhà cầm quyền lại đàn áp rồi cho rằng phía tín đồ quấy rối
trật tự, an ninh dù họ chỉ ở tại nhà, mở chương trình học đạo, niệm Phật, lo tu
hành.
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
từ Đồng Tháp cho biết:
Ai
theo chiều hướng của nhà nước thì có thể được tự do. Còn những người không theo
nhà nước thì bị trù dập, bị bắt mãi - sơ hở là bị bắt.
Cư sĩ Võ Văn Diêm,
bào đệ của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì Quang Minh Tự tại xã Long Điền A,
quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, lên tiếng:
“Theo
tôi nhận xét, Việt Nam lúc nào cũng nói là cho được tự do tôn giáo, tự do tín
ngưỡng. Nhưng thực chất, ai theo chiều hướng của nhà nước thì có thể được tự
do. Còn những người không theo nhà nước thì bị trù dập, bị bắt mãi - sơ hở là
bị bắt.”
Sau
khi không ít tín đồ PGHH ở vùng ĐBSCL hiện tiếp tục lâm cảnh tù đày vì quyết
theo con đường chân tu trong Giáo lý Truyền Thống của Đức Huỳnh Giáo Chủ, thì
mới đây, có thêm một tín đồ PGHH là cư
sĩ Bùi Văn Thâm thuộc ấp Phú Hòa, xã Phước Hưng, quận An Phú, An Giang, bị án
tù 2 năm rưỡi, trong khi thân phụ là cư sĩ Bùi Văn Trung cũng bị giam giữ hơn 2
tháng nay; và lại có tin tu sĩ Dương Văn Thả thuộc quận Châu Phú, An Giang cũng
cùng chung số phận.
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
kể lại tình cảnh này:
“Các cư sĩ Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, khi cúng
đám giỗ của người thân, thì nhà cầm quyền đến khủng bố, đàn áp, bao vây, phong
toả, phát thanh không cho họ nói đạo, tu hành. Mà giới cầm quyền hành động như
vậy, anh em đồng đạo cũng đâu có chống đối gì. Nhưng lần lần nhà nước cho Đạo
Hoà Hảo này chống lại nhà nước, rồi họ bắt đầu chận đường đồng đạo, bắt vô cớ.
Chẳng hạn như cư sĩ Bùi Văn Thâm, con trai của cư sĩ Bùi Văn Trung, khi đang đi
bỏ giá, thì bị họ chặn đường bắt ngang nhiên mà không đọc án lệnh hay nói là
tội gì. Cư sĩ Bùi Văn Trung cũng vậy, khi đi đám tiệc thì bị bắt dọc đường. Tu
sĩ Dương Văn Thả thì chỉ yêu cầu Giáo hội Trung Ương bầu cử lại, và thắc mắc
tại sao Giáo hội lại bị nhà nước xen vào ? Thì nhà cầm quyền cho tu sĩ Dương
Văn Thả là chống đối nhà nước. Họ cầm quyền thì muốn làm gì mà không được. Họ
vu oan giáng hoạ về mọi tội cho tín đồ Hoà Hảo chân chính chúng tôi cái gì cũng
được, giờ nào cũng được. Nên đồng bào tôi phải chịu khổ.”
Bắt
người vô cớ
Chúng tôi được tin
hiện giờ, cư sĩ Bùi Văn Trung và tu sĩ Dương Văn Thả còn bị giam tại trại giam
Bằng Lăng trong tỉnh An Giang. Cư sĩ Bùi Văn Thâm nghe nói sắp bị đưa đi
trại tập trung, nhưng mấy hôm nay vẫn còn tại trại giam Bằng Lăng vừa nói. Vẫn
theo tín đồ PGHH Miền Tây thì số tín đồ tại tỉnh An Giang là bị đàn áp lực nặng
nhất so với những tỉnh khác. Những người nào chấp nhận theo Ban trị sự của nhà
nước, nơi bị đảng viên chi phối, thường được dễ dàng, còn các tu sĩ, cư sĩ PGHH
không theo chiều hướng đó sẽ bị giới cầm quyền, công an gây rất nhiều khó khăn,
từ kinh tế gia đình, hoạt động mua bán, làm ăn cho tới bất cứ sinh hoạt nào
khác.
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
bày tỏ bất bình:
“Chúng
tôi là những người tu hành chân chính tại gia. Ngày nay, vì đường lối của đảng
và nhà nước là xâm chiếm đạo PGHH chúng tôi và bắt chúng tôi phải theo ban trị
sự quốc doanh. Khi chúng tôi không theo ban trị sự quốc doanh thì họ cho chúng
tôi là ở “ngoài luồng” và chỉ nói “đạo lậu”. Thuở nay đạo PGHH chân chính của
chúng tôi mà họ cho là “đạo lậu”. Chúng tôi không theo ban trị sự quốc doanh
thì chúng tôi bị quật ngã dọc đường, hay trong đám tiệc bị bao vây. Như vậy là
chúng tôi chưa hưởng được tự do tín ngưỡng tại đất nước VN này. Do nhà cầm
quyền CSVN nắm giữ hơn 37 năm nay khiến chúng tôi bị khổ sở vô cùng.”
Theo
cư sĩ Võ Văn Diêm thì nhà nước lúc nào cũng trù dập, hăm dọa, làm đủ cách hết.
Những người không nắm rõ đạo pháp, hoặc quá lo cho danh vọng, tiền tài thì lo
sợ, đôi khi bị khuất phục. Còn những người chân chất tu hành, sẵn sàng hy sinh
vì đạo pháp, thì dù cho nhà tan, cửa nát, xác thân bị hại, họ vẫn mãi mãi giữ
đạo.
Cư sĩ Võ Văn Diêm khẳng định:
“Nếu
mình thật tình vì Thầy, vì Đạo, thì không thể nào nghĩ đến tiền tài, vật chất
và thậm chí cả xác thân của mình. Vì ai cũng phải chết. Mà chết vì Thầy, vì Tổ
thì đó là muôn thuở, ít ai làm được. Nhưng quý vị tin tưởng rằng ở Miền Tây này
cũng còn số anh em như chúng tôi nhiều lắm; còn đông lắm.”
Trong
tình cảnh khó khăn vừa nói, giới tu sĩ, cư sĩ chân tu PGHH bày tỏ cương quyết
tiếp tục tu hành tại gia, sẵn sàng hy sinh vì Đạo, vì Đức Huỳnh Giáo Chủ, khẳng
định là không nghe một ai hết mà chỉ nghe theo Đức Thầy trong con đường tu học.
Vì, theo họ, đó là con đường chân chính, trong khi theo Ban trị sự giáo hội
trung ương, tức quốc doanh vốn không giữ giới, không từ rượu thịt, là điều mà
những tín đồ chân tu ấy không bao giờ chấp nhận. Các tín đồ nhất mực rằng “bây
giờ chỉ còn một cách là hy sinh bất đạo động khi đã bị tước mất chính nghĩa tự
do, bị đàn áp tôn giáo”; và họ khẳng định thêm “chỉ còn có nước sẵn sàng tự
chết mà thôi”.
Theo
dòng thời sự:
- Cư sĩ Phật Giáo Hòa Hảo bị công an đàn áp
- Công an tiếp tục gây khó khăn tín đồ PGHH và Cao Đài
- Xã hội đen hành hung tín đồ PGHH
- Một tín đồ PGHH bị công an bắt giữ vô cớ
- Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?
- Xây dựng lòng tin của đạo Tin Lành
- Phiên xử phúc thẩm tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía
- Việt Nam tìm cách giải quyết các vấn đề tôn giáo và đất đai
- Tại sao phải công an hóa Ban Tôn Giáo Chính Phủ?
- Chỉnh đốn Đảng từ góc độ tự do tôn giáo
- Vòng lẩn quẩn của thực thi tín ngưỡng
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment