Friday 18 January 2013

THẾ SỰ BIỂN ĐÔNG 2013 : HÃY ĐẶT CƯỢC VÀO PHÍA MỸ (Vu Đức Khanh)





Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển dịch Việt Ngữ
Fri, 01/18/2013 - 10:42

Khi năm mới bước sang, mối căng thẳng trên Biển Đông vẫn còn cao hơn bao giờ.

Chưa đầy hai tuần đầu của năm 2013, mọi con mắt vẫn chú ý dõi theo vùng Biển Đông, các tranh chấp hàng hải và phía Tây Thái Bình Dương.

Các tranh chấp vẫn còn là động lực dễ bốc hỏa trong khu vực. Mặc dù có thể giả định rằng một năm dương lịch mới dường như sẽ không ảnh hưởng đến vị trí của những bên khiếu nại, nhưng vẫn còn quá sớm để mọi người bàn luận về sự phát triển của các tranh chấp tại Biển Đông. Thật không may, chính trị và lòng ngạo mạn chứ không phải các nguồn lợi ích thực sự có vẻ đang là động lực của các cuộc tranh luận. Tình hình từng từng được báo lại rằng kẻ chiến thắng bất kỳ tranh chấpnào cũng sẽ không đạt được đủ năng lượng để hình thành bất kỳ khác biệt đáng kể nào cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các bên khiếu kiện. Và điều này đặc biệt đúng đối với phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc và
khu vực Đông Nam Á vẫn còn năng động hơn bao giờ tương lai của họ khá tươi sáng. Dù cho niềm hy vọng và sự lạc quan tiếp tục hiện diện trong khu vực, chẳng có gì nhiều để nói về Hoa Kỳ, nơi kinh tế đang phục hồi chậm và tương lai vẫn còn bất định.

Một Quốc Hội rối loạn
Một năm mới ở Hoa Kỳ được mở ra dưới đám mây bất định khi Quốc hội đang phải đấu tranh để tìm một giải pháp cho nền tài chính trên bờ vực thẳm vốn đã trông thấy các vụ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu có thể dẫn đất nước này vào một cuộc suy thoái khác. Tuy nhiên, một thỏa thuận vào phút chót đã đẩy lùi tai họa, ít nhất là cho thời điểm hiện tại.

Thay vì được thở phào nhẹ nhõm một lần nữa các chuyên gia và công chúng Mỹ lại phải giải quyết các diễn biến bất thường của Quốc hội mình. Đây là tình hình chính trị đảng phái tồi tệ nhất , với đảng tự do đổ lỗi cho Tổng thống Obama để đảng Cộng Hòa phá thủng lưới, trong khi chủ tịch Hạ viện Boehner đã bị phe bảo thủ chỉ trích để thủng lưới cho Tổng thống và đảng Dân chủ. Kết quả của cuộc xoay sở vào phút chót là Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012, một giải pháp có tính chữa cháy nền kinh tế của đất nước vốn chẳng thỏa mãn một ai.

Bốn năm sắp tới có thể chứng minh là những năm thử thách nhất đối với Tổng thống Obama, đòi hỏi ông (ít nhất là cho đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ) phải đối phó với các khó khăn của các dân biểu tòa lập pháp. Câu thành ngữ "hãy thu xếp trật tự trong chính nhà mình" chưa bao giờ thích hợp hơn như lúc này.

Đối với tất cả các bi kịch trước cuộc thỏa thuận nửa đêm giữa Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện về một nền tài chính bên bờ vực thẳm, một thách thức khác lù lù hiện ra trên đường chân trời - hoặc để nói rõ hơn là trong hai tháng- là vấn đề trần nợ (debt ceiling - mức giới hạn nợ cao nhất mà chính phủ được phép. chú thích của nd.)việc cắt giảm chi tiêu (sequestration). Trong những gì vốn là một sự trì hoãn chính trị vô nghĩa hơn và cú bắt tay đau đớn phút cuối giữa Quốc hội và Nhà Trắng, trong đó công chúng Mỹ bị giữ làm con tin (điều này không phải lần đầu tiên xảy ra, và chắc chắn không phải là lần cuối cùng), người ta có thể bắt đầu hiểu ngay được các nhiệm vụ ưu tiên tức thời của Mỹ.

Không còn Tình yêu cho chính sách đối ngoại
Các vấn đề trong nước như kinh tế và công ăn việc việc làm đứng hàng đầu các mối quan tâm của Mỹ. Đối với các công dân Mỹ trung bình, việc trả nợ, dành dụm cho đời sống hưu trí và nhìn thấy con cái mình vào đại học có tỷ lệ chú ý lớn hơn so với một số hòn đảo tranh chấp ở phía bên kia thế giới. Biển Đông đủ xa để khuất khỏi tầm nhìn và tâm tưởng.

Trong một cuộc thăm dò do CBS /New York Times tiến hành trước cuộc tranh luận thứ ba của cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, khi được hỏi vấn đề nào quan trọng nhất, chính sách đối ngoại chỉ thu hút được 4%, tương phản với tỉ lệ 62% cho nền kinh tế và công ăn việc làm.

Tuy nhiên, hơn cả thế, sự mệt mỏi của các cơ quan đại diện nước ngoài đã được hình thành một cách hiểu biết trong công chúng Mỹ. Nhiệm vụ hiện tại ở Afghanistan, cuộc rút quân gần đây từ Iraq, hoạt động hạn chế ở Libya trong thời gian mùa xuân Ả Rập, và những gì dường như là một cuộc xung đột gia tăng chống lại các chiến binh Hồi giáo ở Mali và trên khắp Châu Phi - tất cả chồng chất lên một nền kinh tế tụt hậu - khiến có ai băn khoăn gì khi Hoa Kỳ vẫn do dự trong việc liên hệ mình vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông ?

Chi phí cuộc chiến ở Iraq ước tính nhiều hơn 3 nghìn tỷ USD, bao gồm vật liệu chiến tranh và chi phí điều trị các cựu chiến binh thương tật, không thể phủ nhận đấy chính là một phần khá đáng kể trong số nợ hiện nay của Mỹ, tất nhiên, không thể quên hàng ngàn mạng sống đã mất đi. Vào lúc này, vị ngon của công chúng đối với các cuộc phiêu lưu ở ngoại quốc đã trở nên quá chán chê, và các nhà lãnh đạo Mỹ rất hiểu điều này, bằng chứng là sự tham gia hạn chế của Mỹ trong cuộc nổi dậy ở Libya.

Tuy nhiên, cuộc chuyển trục đến châu Á Thái Bình Dương của Mỹ không phải là một nỗ lực giới hạn hoặc ngắn hạn mà là một nỗ lực phối hợp lâu dài của việc tái cân bằng lực lượng Mỹ tới khu vực - một trong vài vấn đề đã thu hút sự hỗ trợ vững chắc của cả hai đảng.

Giữa hai, phải chọn lấy kẻ ít tệ hại hơn
Các nước như Việt Nam và Philippines từng là các đối thủ lớn tiếng nhất đối với đòi hỏi của Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa cuộc tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, hành động gây nhiều thất vọng cho Trung Quốc, vốn luôn nhìn cuộc tranh chấp như một vấn đề giữa mình và các nước nguyên đơn.

Trong thỏa thuận ngang bằng về mối quan tâm của họ về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, và Indonesia cũng như các nước Đông Nam Á khác, xem việc chuyền trục của Hoa Kỳ như một nỗ lực để cân bằng lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các nước này, là thành viên của một Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á quá chia rẽ, mong rằng Washington có thể làm đưọc những gì họ không thể - đó là ngăn cản Bắc Kinh. Mặc dù việc chuyển trục của Mỹ khá đúng là để đáp ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng liệu Mỹ có bất kỳ kế hoạch nào để tham gia đầu với Trung Quốc hay không vẫn còn là một câu hỏi.

Trong cuộc tranh luận thứ ba năm ngoái giữa Tổng thống Obama và Thống đốc Romney, tổng thống nhận xét rằng Trung Quốc vừa là kẻ thù vừa là một đối tác tiềm năng. Ngôn ngữ được sử dụng ấy đã cho thấy một chỉ hướng rõ ràng. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc tiếp tục nhìn nhau với sự nghi ngờ, họ vẫn quá phụ thuộc vào nhau hơn là việc đoạn tuyệt quan hệ.

Hiểu được điều này, bất kỳ nước ASEAN nào nói trên có thể mong đợi Mỹ ở trong vị trí chiến đấu của mình khi tình thế bắt buộc ? Nếu thỏa thuận giữa Washington và Bắc Kinh có thể là một cuộc tấn công, thì một cuộc thỏa hiệp, trong đó cả hai bên sẽ chỉ nhận những gì mình mong muốn, thì có lý do gì để khiến Mỹ phải tham gia vào các cuộc xung đột với Trung Quốc? Nếu Trung Quốc có thể thực hiện được một đối tác dễ chịu, thì Mỹ là một đối tác có khả năng hơn rất nhiều so với tất cả các nước ASEAN gộp lại.

Cái khó đối với nhiều nước ở Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines, việc tìm kiếm thế cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc không phải là những gì Mỹ sẽ làm, nhưng liệu họ (các quốc gia dự phần vào việc chuyển trục tới khu vực của Mỹ) có thể một mình chống lại Trung Quốc. Câu trả lời rõ ràng, tất nhiên, là không.
Không thể chống lại Trung Quốc một mình, do đó các nước này phải hỗ trợ phía sau Mỹ, bất kể là niềm tin của họ vào Washington như thế nào. Mỹ có thể hứa hẹn và liệu Mỹ có thể thực hiện lời hứa của mình là điều kế tiếp sau những quan tâm tức thời về tính quyết đoán của Trung Quốc của các nước này. Họ xem ở Mỹ như lực lượng đối lập với tính quyết đoán này, và do đó có thể thấy rằng thật không có nhiều lựa chọn khi phải lựa đứng về phía nào giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguồn: Asia Sentinel







No comments:

Post a Comment

View My Stats