Thứ
ba, ngày 15 tháng một năm 2013
(Bài bút chiến với tác giả Đức Giang - Báo QĐND)
Ngày 13/01/2013 trên bào Quân Đội Nhân Dân (QĐND) xuất hiện bài viết “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân”
của tác giả Đức Giang. Bài viết này đã cố
tình đánh tráo khái niệm hòng làm lạc hướng dư luận về quyền con người và quyền
công dân. Thực chất hai quyền
này là hai lĩnh vực thuộc về nhau, gắn kết với nhau, nhưng
không hoàn toàn ràng buộc nhau trong lĩnh vực pháp lý. Đặc biệt là bài báo vừa kể đã hoàn toàn không giải thích được
các khái niệm “tuyên truyền”, “chống
nhà nước” và "tuyên truyền chống nhà nước" là gì?...
Người ta không mấy bất ngờ gì nữa với việc trên tờ QĐND từ
năm 2011 đến nay đã xuất hiện nhiều bài báo cố tình
đánh tráo khái niệm chính trị, lèo lái dư
luận một cách thiếu
khách quan.., phải kể đến các cái tên của các tác giả như đại úy Nguyễn Văn Minh (nay đã mang hàm thiếu tá), đại tá tiến sĩ Nguyễn Văn Quang,
và ta cũng không nên quên một
ông đại tá tiến sĩ khác với bài diễn thuyết tai tiếng và làm muối mặt quân đội, đó là
ông đại tá Trần Văn Thanh. Những động thái đó đã cho thấy, Báo QĐND đang có xu hướng chính trị
hóa xã hội theo chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đối với bài viết “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” của Đức Giang, trước hết ta nên xem anh ta giải thích về
quyền con người và quyền
công dân như thế nào?Sau một
hồi diễn giải dài dòng và cảnh báo về
những ý kiến trái chiều
trên mạng Internet, Đức Giang kết
luận về quyền con người như sau: “QCN là các quy định pháp luật (trong luật quốc
tế và còn được nội
luật hóa trong luật quốc
gia) nhằm bảo vệ
nhu cầu về các mặt: Dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi
người và nghĩa vụ của
mỗi người đối
với cộng đồng.”
Quyền con người
là một quyền bất khả xâm phạm
và là quyền tự nhiên mà có, nó không hề là một nhu cầu vì nhu cầu
đó (nếu có) thì nó đương nhiên đã phải được đáp ứng vô điều
kiện ngay từ lúc một
người vừa mới lọt lòng. Nơi
nào xác định quyền con người
là một nhu cầu thì nơi
đó chắc chắn chưa có quyền ấy. Để quyền con người được thừa nhận một cách đầy
đủ nhất, mỗi quốc gia có dân chủ đều cụ thể hóa và pháp luật hóa quyền
này bằng những văn bản
luật (từ hiến pháp trở xuống) với mục đích là bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm
của mỗi con người.
Như vậy quyền con người
không bị gắn liền với bất kỳ nghĩa vụ nào, vì quyền (trong nghĩa quyền lợi) và nghĩa vụ là hai phương
diện hoàn toàn khác nhau. Ta thử lấy ví dụ: Một em bé mới sinh (đã có đủ mọi quyền tự nhiên của con người)
thì sẽ có nghia vụ gì? Phải
chăng đó là nghĩa vụ… bú mẹ? Trong bài của Đức Giang lại còn viết
“nghĩa vụ của mỗi người với cộng đồng”, tôi lại lấy một ví dụ
khác: Một người mất trí, tâm thần, hay đang phải sống thực vật chẳng hạn, thì có quyền con người
hay không? Và theo Đức Giang thì họ có nghĩa vụ
gì với cộng đồng?
Về phạm trù quyền công dân, Đức Giang đã không chỉ ra được thế nào là quyền
công dân? Anh ta chỉ viết được ra một vài tính chất của nó mà thôi, xin trích: “So với khái niệm QCN, khái niệm QCD mang tính xác định hơn.
Khái niệm này gắn liền
với chế độ
xã hội, những đặc
thù về lịch sử,
văn hóa của mỗi dân tộc. Trong Hiến pháp Việt Nam cũng như Hiến
pháp của nhiều quốc
gia khác, QCD thường được gắn
liền với nghĩa vụ công dân, hình thành khái niệm Quyền và nghĩa vụ công dân (Q&NVCD) được quy định trong pháp luật quốc
gia.” Quyền công dân thực ra chỉ được xác định
khi một người đã ở vào một độ tuổi nhất định (thường
là từ 16 - 18 tuổi), quyền
này quy định một số quyền mà ở lứa tuổi chưa trưởng thành chưa được xác định (do thể
chất chưa hoàn thiện)
như quyền bầu cử, quyền kết hôn, quyền
tham gia bộ máy nhà nước vv…
Ngay cả trong quyền
công dân, quyền con người cũng không bắt buộc phải gắn với bất kỳ nghĩa vụ nào, vì đơn
giản “quyền công dân” và “nghĩa vụ công dân” là hai phạm trù khác nhau. Đôi khi người ta nói “quyền và nghĩa vụ công dân” là để chỉ những gì một
công dân được hưởng và những
gì mà người đó phải có nghĩa vụ hoàn thành. Tôi lấy ví dụ
quyền bầu cử không hề gắn với nghĩa vụ bầu cử, hoặc quyền kết hôn không gắn với việc một người buộc phải kết hôn, hay một người không có nghĩa vụ tham gia chính quyền nếu họ không muốn.
Đối với ý chính trong bài viết “Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân” của tác giả Đức Giang, một
khi đã nói là "Điều 88 với quyền con người và quyền
công dân" thì phải nêu ra được quan hệ
biện chứng của chúng với nhau, ví dụ Điều 88 quy định như sau: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt
Nam… bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc,
phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c)
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội
dung chống Nhà nước CHNXHCN Việt Nam.
Tôi tạm đưa ra phân tích: Trong Khoản a của Điều 88 BLHS quy định là, tất
cả những cá nhân và tổ chức nào có hành vi tuyên truyền xuyên tạc,
phỉ báng chính quyền nhân dân thì đều vi pham. Trước hết tuyên truyền một cái gì đó, ví dụ truyền đạo, truyền
tin, khen hay chê một cái gì đó, đưa ra chính kiến nhận định của mình về một cái gì đó trong một lĩnh vực
nào đó vv.., đều là hành vi tuyên truyền hợp pháp. Ấy là chưa
nói đến nghĩa của từ "tuyên truyền" theo Từ điển Bách khoa Toàn thư chỉ là "phổ biến, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người
tán thành, ủng hộ, làm theo
". Vậy theo Khoản
a BLHS, tuyên truyền mà không xuyên tạc, phỉ báng chính quyền thì hoàn toàn là quyền được pháp luật công nhận.
Với quyền đang nói đến ở trên, nếu bất kỳ ai tuyên truyền mà không xuyên tạc (tức là trung thành với sự thật và chỉ nói
sự thật) thì không vi phạm pháp luật.
Đó tức là quyền con người
và quyền công dân đã được cụ thể bằng hành động. Đối với cụm từ “phỉ báng”, ta hiểu phỉ báng là những hành động
gì? Phỉ báng là hành động làm nhục
người khác, đối tượng khác bằng lời nói hoặc viết, ví dụ như gọi người khác (ở đây là chính quyền nhân dân) là “đê tiện”, “chó chết”,
“giòi bọ”, “đê hèn” vv…
Trong Khoản b của Điều 88 ta phân tích như sau: Ai tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân thì
đã vi phạm pháp luật. Vậy thế nào là “luận
điệu chiến tranh tâm lý?” Chiến tranh là đối đầu trực tiếp, chiến tranh tâm lý là dùng những tài liệu,
tin tức không có thật xúi giục
hai phía, gây hiểu lầm mất đoàn kết, kích động
bạo lực dẫn đến đối đầu bạo lực. Tất nhiên những hành vi phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân cũng
nằm trong hành vi giống như chiến tranh tâm lý. Và nếu như ai không vi phạm những điều vừa kể thì họ
không vi phạm pháp luật.Khoản c: “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội
dung chống Nhà nước CHNXHCN Việt Nam”. Trong khoản này, việc
làm ra, tàng trữ, lưu hành, thì chứng minh rất
đơn giản, chỉ cần có chứng
cứ (nhân chứng vật chứng). Nhưng
thế nào là chống nhà nước?
Và nội dung thế nào thì được
cho là nội dung chống nhà nước?
Ta hiểu chống ở đây có hai khía cạnh, đó là điều mà tác giả Đức Giang đã nhắc đến nhưng anh ta đã không hiểu nó là gì. Thứ nhất, quyền chống lại một cái gì đó một cách hòa bình là quyền con người
(ví dụ chống tham nhũng, chống độc tài, chống đói nghèo lạc hậu, chống nạn kỳ thị dân tộc
chủng tộc vv.., bằng
cách lên án, chỉ trích, từ chối hợp tác…). Thứ
hai, đối với nghĩa vụ
công dân, mỗi người có trách nhiệm bảo vệ và thực
hiện quyền con người
của mình, có nghĩa vụ ngăn cản các hành vi chống đối bằng bạo lực. Vậy làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống một cái gì đó mang tính chất hòa bình hoàn toàn là quyền con người
và quyền công dân.
Việc chống nhà nước cần được hiểu rằng: Chống
lại pháp luật chính là chống nhà nước.
Ví dụ như chống nghĩa vụ quân sự,
chống nộp thuế, chống người thừa hành công vụ, chống thi hành án đã có hiệu lực pháp luật vv... Còn việc chống theo kiểu phản đối bằng miệng thì không phải là chống,
đó chỉ là sự phản ứng thông thường.
Theo pháp luật, khi người dân gặp
bất công, họ có quyền
kêu gọi người khác ủng
hộ, trợ giúp, không ngoại trừ việc thuê luật
sư khởi kiện. Như vậy nếu có số
đông tụ họp bày tỏ
quan điểm ủng hộ ai đó, cái gì đó, thì đó đều là quyền
công dân, quyền này đã được cụ thể bằng quyền biểu tình. Suy ra biểu tình không phải là hành động
chống, chỉ là thực
hiện quyền bày tỏ
tình cảm và chính kiến...
Ở cuối bài viết
của Đức Giang, anh ta cảnh báo thêm là “không nên xem nhẹ những
âm mưu thủ đoạn
lợi dụng những quyền tự
do ngôn luận, báo chí nhằm làm suy giảm niềm
tin của nhân dân đối với
chế độ, gây mất ổn
định chính trị, từng
bước đi đến xóa bỏ chế
độ ta xã hội XHCN và Nhà nước của
nhân dân ta.” Dưới góc độ
quyền con người, quyền
công dân, và cả nghĩa vụ công dân, ta hiểu thế nào là lợi dụng tự do ngôn luận?
Trước hết “lợi dụng” nghĩa là hành vi dựa vào một
cái gì đó bình thường để làm những
việc không bình thường, ví dụ lợi dụng quen biết để lừa đảo, lợi dụng quyền hạn để tham nhũng. Ở đây là lợi
dụng quyền tự do ngôn luận. Quyền
tự do ngôn luận là gì? Là quyền được nói, viết, trao đổi
thông tin với người khác về
những tin tức trung thực
khách quan, về quan điểm cá nhân trong nhiều lĩnh vực
(chính trị, văn hóa, xã hội…). Nếu
một người nói, viết,
loan tải những điều không đúng sự thật, kích động bạo lực, chia rẽ
dân tộc, thì rõ ràng đều là hành vi lợi dụng quyền con người
và quyền công dân. Nếu họ không làm như vậy thì đó đơn giản là quyền bất khả xâm phạm
của họ.
Thiết tưởng cũng cần nhắc tác giả Đức Giang rằng, tất cả những hành vi nào mà nhằm tước đoạt, ngăn chặn
quyền tự do của con người và trong đó có quyền công dân của con người
đều là hành vi vi phạm nhân quyền,
cao hơn thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ bắt bớ, đàn áp và cầm tù những
nhà đấu tranh ôn hòa đều là hành vi vi phạm pháp luật
Việt Nam.
Liên tưởng đến những vụ án bất công dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hay xét xử Câu Lạc
Bộ Nhà Báo Tự Do (Đức
Giang đã lấy làm ví dụ trong bài viết của mình), gần đây nhất
là vụ Xét xử 14 Thanh Niên Thiên Chúa Giáo tại Vinh, tôi khẳng định rằng nhà nước CHXHCNVN đã vi phạm pháp luật. Đối với tác giả
Đức Giang, hoặc là anh ta không hiểu gì về nhân quyền và pháp luật, hoặc là anh
ta đang cố tình trí trá, đánh tráo khái các khái niệm về nhân quyền và quyền
công dân, cố tình không hiểu thế nào là “tuyên truyền chống nhà nước?”
Tấn Hà
--------------------------------------
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment