Friday, December
28, 2012 at 5:57pm
Dẫn: Bài viết dưới đây là của anh Phùng Hoài Ngọc (blogger
Giang Nam Lãng Tử), giảng viên đại học hiện đang sinh sống ở An Giang, trước
năm 1975 sống ở miền Bắc, tức là phía bên kia chiến tuyến đối với tôi. Sau khi
đọc bài viết của tôi, anh đã viết ra bài này để trao đổi lại, và có ý nhờ tôi
đưa lên để có thêm những trao đổi của bạn đọc.
Tôi đã đọc, và có viết lại cho anh một bức thư dài. Nói
vắn tắt, không phải điều gì anh viết ra tôi cũng đồng ý. Cuộc chiến khốc liệt
đó dù đã qua đi gần 40 năm, nhưng có lẽ chỉ bây giờ 2 bên mới thực sự trao đổi
cởi mở, chân thật và thẳng thắn với nhau như thế này. Mà cũng chỉ mới là những
người bên rìa cuộc chiến thôi, như Huy Đức thì năm 75 chỉ mới 13 tuổi, tôi thì
15 còn anh Ngọc chắc cỡ ngoài 20 gì đó (chẳng rõ có phải đi bộ đội hay không,
vào cái thời “tất cả cho tiền tuyền” ấy ở miền Bắc). Nên cái nhìn của các bên
về cuộc chiến ấy chưa thể trùng khớp với nhau, và cuộc chiến ý thức hệ (ai
thắng ai) vốn đã thấm đẫm vào từng người chúng ta đến giờ rõ ràng vẫn chưa thể
gột bỏ hết.
Nhưng nói ra như thế này là điều kiện đầu tiên để có được
bức tranh đầy đủ về sự thật lịch sử. Và bài viết của
anh Ngọc là một một bài viết nhân bản nhất và gần gũi với quan điểm của “bên
thua cuộc” nhất mà tôi đã từng được đọc. Điều này khiến tôi có được chút hy
vọng rằng mọi người VN đều đang có nỗ lực ghi chép lại những sự kiện có liên
quan đến cuộc chiến 54-75 cùng những suy nghĩ của mình quanh cuộc chiến đó. Và
riêng chuyện này, có lẽ phải cám ơn HĐ vì đã “khởi động phong trào” đi tìm lại
và đối diện với sự thật lịch sử, dù điều đó có thể gây đau lòng.
Khi nào bức tranh lịch sử ấy được ghi lại đầy đủ, thì
chân lý sẽ lộ rõ, và lúc ấy sẽ không còn tranh cãi. Có lẽ chỉ đến khi ấy, sự
hòa giải thực sự mà dân tộc này đang rất cần mới có thể có được, một cách bền
vững.
Các bạn đọc dưới đây, và trao đổi nhé. Và cám ơn anh Ngọc
về món quà cuối năm đầy ý nghĩa.
—————-
Suy ngẫm cuối năm 2012
Phùng Hoài Ngọc
(blogger Giang Nam Lãng Tử)
Những ngày cuối năm, Lãng tử được đọc “Bên thắng cuộc”
của nhà báo lỗi lạc Huy Đức và Lời bàn của TS.Vũ Thị Phương Anh. Băn khoăn trăn
trở quá. Bèn viết lại đôi dòng suy ngẫm cùng các bạn có mối quan tâm đến vấn đề
này.
Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 mang “châu Á tính” rất rõ,
xung đột thì đánh tới cùng, bằng bạo lực là chủ yếu. Nuốt không trôi thì dừng
lại, mai phục chờ thời (Hai miền nam bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Đài Loan).
Khác hắn với “Châu Âu tính”, ở đó người phương Tây duy lý, tin vào các Hiệp
định, thương lượng, đàm phán nên họ đã giải quyết xung đột chủ yếu bằng hội
nghị.
Trung Quốc thời Chiến quốc: 6 nước dùng mưu liên kết, còn
nước Tần dùng bạo lực thống nhất giang sơn gom về một mối.
Đặng Trần Thường đỗ sinh đồ thời Hậu Lê (sinh đồ ngang Tú
tài), bị tiến sĩ Ngô Thì Nhậm chê tư cách và tài hèn, không dùng. Sau Đặng Trần
Thường không ra làm quan cho nhà Tây Sơn lại bị Ngo Thì Nhậm chê trách không
hiểu thời thế. Khi nhà Nguyễn nắm quyền cai trị, Đặng Trần Thường vượt biển vào
Nam theo Nguyễn Ánh nên đắc thế…
Thường cho gọi Ngô Thì Nhậm trình diện và làm nhục ông
bằng cách ra câu đối kiêu ngạo tự mãn:
- Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết
ai ?”.
Ngô Thì Nhậm bình tĩnh đối lại:
- Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế, thế thời
phải thế !
Đặng Trần Thường biểu lộ một triết lý lịch sử khá thâm
thúy. Ngô Thì Nhậm ứng đối như trên chứng tỏ cùng một quan niệm với kẻ xuất
đối. Không thể đối cách nào hay hơn. Ngay cả với mặt bằng triết học lịch sử
hiện đại cũng không ai đối hay hơn nữa.
Về sau Đặng Trần Thường phạm tội bị Gia Long xử giáo mà
chết trong ngục, cũng linh ứng với quan niệm lịch sử của Thường.(mời TS Anh ngữ
Vũ Thị Phương Anh đối thử).
Tình thế Việt Nam năm 1954 với Hôi nghị Geneva khá phức
tạp, người Mỹ lánh ra một bên để âm mưu lâu dài.
Sau 1954 chính quyền hai miền Nam- Bắc đều chuẩn bị thôn
tính lẫn nhau, chả thấy ai có động thái gì mưu tính cho Tổng tuyển cử và giữ
gìn hòa bình.
Năm 1965, người Mỹ sai lầm chết người khi đưa quân trực
tiếp can thiệp vào Việt Nam. Đó là điều may cho nhà cầm quyền Hà Nội. Họ giành
được quyền chính danh chống xâm lược. Toàn dân miền Bắc và một bộ phận không
nhỏ dân chúng miền Nam được khơi dậy truyền thống chống ngoại xâm, họ liên kết
với nhau thành một mặt trận hoành tráng. Chính quyền Hà Nội từ chối người Trung
Quốc, Cuba muốn đưa quân vào VN tham chiến. Hà Nội khôn ngoan hơn chính quyên
Sài Gòn. Chỉ có điều quân dân ta không biết rằng họ đang lọt trong vòng ảnh
hưởng của cuộc chiến ý thức hệ (cuộc đấu ai thắng ai giữa chủ nghiã xã hội và
chủ nghĩa tư bản) trên phạm vi thê giới.
Chuyện đó hãy để bàn sau trong một dịp khác..
Cuộc chiến ý thức hệ tức “chiến tranh lạnh” kéo dài từ
1945 đến 1990, chính xác là đến khi Bức tường Berlin sụp đổ 1989.
Liev Tolstoi trước khi là nhà văn, nhà giáo dục, ông là
luật sư, nắm vững hơn 10 ngoại ngữ châu Âu, đã tốn công phu bàn về chiến tranh
và hòa bình trong phần Vĩ thanh rất dài của thiên sử thi “Chiến tranh và hòa
bình” (Phần nhì của Vĩ thanh gồm 12 chương). Ông gọi những biến cố lớn thay đổi
vận mệnh dân tộc là “sự di chuyển của dân tộc”. Đây là một khái niệm sử học rất
độc đáo mà ông đã đóng góp cho khoa sử học. Nguyên nhân “sự di chuyển dân
tộc”do cả hai yếu tố thường mâu thuẫn nhau quyết định: sự Tất yếu và sự Tự do.
Ngay trong bất kỳ hành động nào của cá nhân đều thấy có một phần tất yếu và một
phần Tự do. Tự do là can dự của tất cả những người tham gia, không phải do
những cá nhân quyền lực quyết định. Cá nhân quyền lực ra mệnh lệnh cũng chịu
ràng buộc của không gian và thời gian.v.v… Cuối cùng Tolstoi thở dài nói mọi sự
đều do Thượng đế quyết định. “sự di chuyển dân tộc” là kết quả của tất cả những
người tham gia biến cố.
Sự kiện 30.4. 1975 cũng là một “Sự di chuyển dân tộc”.
E rằng TS Vũ Thị Phương Anh giàu cảm tính khi bảo“Họ
thắng trận là vì họ ác hơn”.
Bàn về lịch sử như thế giống như một câu vọng cổ phẫn nộ
và bi ai.
TS Vũ Thị Phương Anh đòi “bên thắng cuộc” phải “xin lỗi
bên thua cuộc”. Ai đại diện đứng ra xin lỗi ? (Tolstoi bảo đó là Chúa Trời).
Những người đại diện “bên thắng cuộc” đã thành người thiên cổ hết rồi. Bài học
lịch sử chỉ còn dành cho người đi sau rút ra kinh nghiệm thôi…
Chúng ta chỉ còn có thể bàn về phần hậu chiến Việt Nam,
vì nó đang diễn ra, vẫn có cơ hội điều chỉnh, sửa chữa. Ở chỗ này mới bàn đến
nhân ái hay là độc ác, cao thượng hay là tiểu nhân.v.v…
Huy Đức nhận xét:“Giải phóng miền Nam 30/4/1975 thực ra
là giải phóng miền Bắc”.
Nhận xét này mang tính văn hóa học khá cao. Quả vậy, miền
Bắc bây giờ xây dựng xã hội “mới” nhưng cơ bản theo kiểu miền Nam trước 1975,
tức là xây dựng chủ nghĩa tư bản, nền tảng là kinh tế thị trường, chẳng có
“định hướng XHCN” gì ráo !
Lãng tử bèn trung dung mà nói rằng: 1975 là năm Thống
nhất đất nước. Thế thôi.
No comments:
Post a Comment