Dec
17, '12 10:19 PM
Chiến
tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong
khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo, mà lại không chứng kiến
trực tiếp, chỉ nghe người này kể, người kia nói, lấy thêm từ những cuốn sách
khác đã xuất bản hay không (chỉ được phổ biến trên mạng) để cung cấp thông
tin.
Sự
kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn
làm mới nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác
giả, tức là phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy
vòng vòng quanh sự kiện, thấy cái gì thì tả cái nấy.
Khoảng
một nửa nội dung sách đã từng được đăng trên các báo chí trong nước, mà cách
bạn rân chủ gọi là "lề phải", không dám nói là toàn bộ, nhưng cũng
phải trên 9 phần 10 nội dung những người có tuổi trong nước đều đã biết, và
không ngạc nhiên khi tác giả từng hi vọng xuất bản trong nước.
Tuy
nhiên cuốn sách có vài nội dung mà truyền thông trong nước chưa muốn đụng tới
(nhưng không phải là khó khi muốn tìm hiểu về nó), đó là câu chuyện của những
người vượt biên, 2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia và
vai trò của cá nhân các lãnh đạo trong thời bao cấp.
Trong
những trường hợp cụ thể, tác giả lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian như
đã nói trên, mặt khác tư liệu tràng giang đại hải, dàn trải mông lung, rất khó
tóm lược được ý chính của sự kiện mà tác giả muốn tả.
Miềng
cũng không thích nhiều đoạn mà câu chữ thiên về mỉa mai, nhưng đó chỉ là cảm
nhận cá nhân, hãy nói về nội dung, có thể bàn tới 3 nội dung chính:
-
Câu chuyện của những người vượt biên
-
2 cuộc chiến tranh biên giới + quan hệ Việt Nam - Campuchia
-
Câu chuyện của những người lãnh đạo
-
Đối với câu chuyện về những người vượt biên, không có gì mới, mười mấy năm lăn lộn
trên mạng miềng đã nghe, đã đọc nhiều chuyện như vậy, những câu chuyện về trại
cải tạo, đánh tư sản, trí thức không được trọng dụng ..v.v...
Đến
thời điểm này thì những câu chuyện đó đã cũ, những người đó hiện giờ đã êm ấm ở
nước ngoài hưởng tuổi già, con cháu không còn nói tiếng Việt, theo những
"cựu thuyền nhân" thì chỉ có "phe thua" quan tâm nội dung
này, vì nó là một sự công nhận từ "phe thắng", thôi thì đó là chuyện
của các cụ với nhau, để các cụ tự chém gió lấy.
Cuốn
sách có kể ra những chuyến vượt biên là có sự chấp thuận của Đảng, cho thấy
thái độ của "phe thắng" đối với sự kiện này, cũng là điều chẳng mới
mẻ gì.
Nhưng
có điều miềnh muốn biết mà rất ít sách báo đề cập, kể cả trong cuốn sách này,
đó là câu chuyện của những người ở lại, về tâm tư tình cảm của họ, gần 1 triệu
người ra đi, hàng chục triệu người ở lại tìm đường mưu sinh, đó là những người
sinh ra thế hệ trẻ năng động ngày nay, là những người định hình xã hội VN hôm
nay, chịu hết những khó khăn của đất nước thời đó, nhưng xem ra miềng biết rất
ít về họ trừ những câu chuyện chung chung về tem phiếu, bo bo trộn với mỳ chẳng
hạn.
-
Nội dung về 2 cuộc chiến tranh biên giới: câu chuyện của những người lính, các
mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam với chính phủ Campuchia
thời điểm đó, phần lớn đều không mới, có nghĩa là với miềng, đều đã đọc, đã
nghe từ lâu.
-
Câu chuyện của những nhà lãnh đạo: cuốn sách trình bày có hệ thống (những gì mà
tác giả cho là) suy nghĩ của các nhà lãnh đạo đương thời.
Những
thứ ảnh hưởng tới chính sách: ý thức hệ, kinh nghiệm quá khứ, ảnh hưởng của
Trung Quốc và Liên Xô, các kinh nghiệm thực tế; những trăn trở giữa một bên là
giáo điều với một bên là thực tiễn, một phần lớn trong nội dung này là những
chính sách đã biết qua báo chí chính thống.
Phần
còn lại là ảnh hưởng cá nhân của từng lãnh đạo lên các chính sách này, cho dù
chưa kiểm chứng được, nhưng khá giống với những gì miềnh đã biết về con người,
cách nghĩ và cung cách ra quyết định thời đó.
Phần
này gồm nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc, tuy tác giả
viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch
sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi
lịch sử.
Tuy
tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần
nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm
thay đổi lịch sử.
Vậy
nhưng phải cố gắng lắm lắm mới lướt qua được phần này bởi trong khối tư liệu đồ
sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện
riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc thấy được phần nào lịch sử
trong đó, nhất là đoạn về ông Võ Văn Kiệt, có thể nói tách đoạn này riêng ra
thì sẽ có một cuốn hồi ký, nhưng hồi ký thì khác, còn ở đây tác giả dùng vào ý
đồ khác, và nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến
đâu.
Phủ
lên tất cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt là
những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh, trường hợp này đặt
trong bối cảnh một cuốn "hồi kí Võ Văn Kiệt" thì còn chấp nhận được
nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu
lịch sử có chính xác đến đâu.
Trường
hợp Lê Đức Thọ, được tác giả tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn
hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh
cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói
rồi, Trường Chinh”
Xét
về quan hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê Duẩn còn phải e dè cụ Lê Đức Thọ
(cụ LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) vài bậc, cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ xin ư?
Đúng là tư duy hạng đầy tớ!
Xin
đi Paris ư?
Nếu
Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu Lê Đức Thọ
có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' và giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho
khách du lịch Lê Đức Thọ (dù cụ từ chối).
Hồi
tháng 05 và tháng 12 năm 1978, Lê Đức Thọ có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải
biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo chiến dịch chống Khờ me đỏ?
Lê
Đức Thọ có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát
chiến trường?
Các
tướng tài chả ai nể phục ai nhưng tất cả răm rắp tuân lệnh người chả có quân
hàm là Lê Đức Thọ!
Thời
kỳ sau 30/4/1975 có lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức
Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên cụ khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là
ghế TBT.
Túm
các cái lại, luận điệu 'nội chiến' với miệng lưỡi của hạng osin để lấy lòng 'ma
cũ' (cũng là osin cho chủ Mỹ) & tâng công làm thủ tục nhập gia, chiêu bài
'Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam', 'Miền Nam là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt',
'Cuộc chiến tranh ý thức hệ vô nghĩa, bạo tàn: Cộng sản thắng còn nhân dân thua
trắng', 'Nam - Bắc Việt, 2 chư hầu hiếu chiến của siêu cường Xô - Mỹ'.. mà lũ
rận ra rả suốt mấy chục năm nay, với họ, độc lập tự do chả ý nghĩa gì, chỉ làm
chó cho Mỹ mới là sung sướng, mới là hạnh phúc.
Miềng
sẽ không bàn về cuốn sách này nữa, kể từ sau pót này, chỉ dẫn nhận xét từ những
người khác, thậm chí bạn nào có nhã hứng bình luận, miềng xin mời tham gia, chỉ
yêu cầu các bạn đừng mất văn hóa khi trao đổi.
No comments:
Post a Comment