Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-01-28
Phiên sơ thẩm 22
người bị bắt trong vụ Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn tại khu du lịch sinh
thái Núi đá Bia khởi sự hôm nay tại tòa án tỉnh Phú Yên.
Công an bao vây khu
du lịch sinh thái Đá Bia hôm 05.02.2012 và bắt giữ nhiều người trong vụ
"Hội đồng công luật công án Bia sơn".
Source nld-online
Bị
cáo
Những
người quan tâm phiên xử gồm thân nhân của các bị cáo và đồng đạo của họ thuộc
nhóm thực hành giáo lý của giáo phái đầu tiên mang tên Ân Đàn Đại Đạo do ông Phan
Văn Thu tức Trần Công khai mở từ năm 1969. Năm 2004 nhóm tổ chức ra Hội đồng Công Luật Công án Bia sơn.
Mẹ
của anh Nguyễn Thái Bình, một trong 22 bị cáo là người có mặt tham dự phiên xử
vào sáng hôm nay kể lại mọi diễn biến trong buổi xử đầu tiên và nhận xét của bà
đối với 22 người phải ra hầu tòa:
Sáng
nay tòa đọc từng tên. Thân nhân ngồi một nơi. Mỗi tội phạm có bốn công an kèm
theo. Họ bị kết tội phản động, và ai cũng già và đi yếu lắm.
Một
người cũng có mặt tại phiên tòa cho biết một số thông tin liên quan người tham
dự và tình hình tinh thần cũng như thể lý của những bị cáo:
Họ
không cản trở gì hết. Những người có giấy mời tham dự được vào trước, những
người không có giấy mời mà là người thân thì vào sau khi tội phạm được dẫn ra.
Do hội trường xử án chật nên có người phải ngồi ở ngoài cửa, nhưng có ghế ngồi
và có loa bắc ra. Như thế ai cũng có thể tham dự trực tiếp hay gián tiếp.
Những
bị cáo rất hiền, không có gì kháng cự. Tinh thần họ bình thản; nhưng sức khỏe
không hiểu sao đi hơi yếu, đi cà nhắc. Mọi người trả lời tự nhiên, theo luật
của tòa.
Ông
Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi
Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm
5/2/2012. File photo.
Thân
nhân của một bị cáo cho biết nội dung chính kết tội mà bản cáo trạng đưa ra và
được đọc lại trong buổi sáng đầu tiên của phiên xử được thông báo sẽ kéo dài
trong 5 ngày:
Hai
hai bị can được đưa ra và họ đọc cáo trạng phạm tội theo điều 79 Bộ luật hình
sự.
Luật
sư
Gia
đình của 22 bị cáo trong vụ việc đều nói họ không mời luật sư vì họ tin vào
tính chính nghĩa của việc làm của người thân và không hề có ý định lật đổ chính
quyền.
Tuy
nhiên theo qui định của pháp luật Việt Nam, có 6 thành viên trong trong đoàn
luật sư tỉnh Phú Yên được cử ra để bào chữa cho 22 bị cáo. Luật sư trưởng đoàn
là Nguyễn Hương Quê, vào chiều trước ngày xử án cho biết một số thông tin liên
quan về bốn người mà ông được chỉ định bào chữa:
Cũng
tham gia tiếp xúc nhiều lần tại trại giam. Tuần rồi tôi có gặp họ. Họ có thừa
nhận ý thức ngay từ ban đầu cho đến khi bị bắt. Họ có thừa nhận nhận thức lệch
lạc. Họ làm không công cho tổ chức, như ông Nguyễn Kỳ Lạc làm công cho tổ chức
trong 8 năm mà không có đồng lương nào hết; còn xin tiền nhà góp vào cho tổ
chức nữa. Nói chung, họ thừa nhận sự việc và mục đích của họ là như vậy. Tại
phiên tòa có thể đối chất làm rõ vấn đề này.
Sự
vụ
Một số người trong
cuộc và thân nhân của họ đều một mực cho rằng hoạt động mà họ làm lâu nay chỉ
là tu đạo theo Cửu Kinh
Minh Triết và xây dựng khu du lịch sinh thái để làm đẹp cho đất nước,
chứ không hề có chuyện làm chính trị muốn lật đổ chính quyền hiện nay.
Bà
Võ thị Thanh Thúy, vợ ông Phan Văn Thu (Trần Công) lập lại điều này trong cuộc
nói chuyện với chúng tôi hồi trung tuần tháng giêng vừa qua:
Bây
giờ ai cũng biết mình là người tu đạo rồi không có gì phải giấu diếm nữa hết.
Thứ hai là làm sinh thái, làm đẹp, mang đến cảnh đẹp cho quê hương, nơi nghỉ
ngơi cho con người, cho những ai mệt mỏi muốn tìm đến nơi an bình cho tâm hồn.
Mục đích của những người làm tại Bia Sơn là như vậy. Ở đó toàn những người lớn
tuổi, còn những thanh niên là thanh niên bệnh tật. Họ tìm đến ngài để được giải
thoát.
Luật
nói như vậy, nhưng cứ để theo tự nhiên. Ở đâu cũng có tối, có sáng; thời gian
sẽ chứng minh.
Tuy
nhiên theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên thì nhóm do ông
Phan Văn Thu (Trần Công) đứng đầu là có những âm mưu lật đổ chính quyền theo
điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Nhóm
này bị bắt hồi ngày 5 tháng 2 năm 2012 tại khu Du lịch Sinh Thái Núi Đá Bia,
thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Khu này được triển khai
xây dựng từ năm 2004 do Công ty TNHH Quỳnh Long đứng tên.
Bản
cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên nói rằng đến tháng 2 năm
ngoái, Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn thành lập được 12 ban, 26 pháp hội và
bốn nhóm chưa có tên pháp hội. Những pháp hội này ở tại các tỉnh thành từ Thừa
Thiên- Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Sài
Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
------------------------------------------------
Trọng Thành - RFI
Thứ hai 28 Tháng
Giêng 2013
Hôm nay 28/01/2013, tại tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam, bắt đầu phiên sơ thẩm xét xử 22 thành viên một giáo phái mang tên « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Các nhà bảo vệ nhân quyền lo ngại, việc bắt bớ và truy tố các bị cáo với tội danh kể trên là một nỗ lực của chính quyền nhằm gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến và ngăn cản quyền tự do hội họp của người dân.
Phiên tòa xét xử người đứng đầu của tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », cùng với 21 thành viên của nhóm, dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày. Các bị cáo bị cáo buộc có các « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » thông qua một chiến lược « bất bạo động ». Tư pháp Việt Nam cũng cáo buộc tổ chức kể trên « vu khống, nói xấu chế độ hiện tại, ca ngợi chủ thuyết công bản để tuyên truyền mê hoặc một bộ phận quần chúng nhân dân (…) làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… ».
Cách đây gần một năm, đầu tháng 2/2012, công an tỉnh Phú Yên đã bất ngờ bắt giữ 18 thành viên của nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Sau vụ bắt bớ này, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human
Right Watch, trong khuyến nghị « Đối thoại Úc – Việt Nam về nhân quyền », đã kêu gọi chính quyền Việt Nam « ngay lập tức cho phép tất cả các thành viên của nhóm được tiếp xúc các nguồn hỗ trợ pháp lý và cho phép thân nhân của họ được thăm gặp ». Theo truyền thông chính thức trong nước, phiên tòa vừa khai
mạc không hề nhắc đến sự tham gia của luật sư.
Cũng theo báo chí trong nước, « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » hoạt động từ năm 2003 đến 2012 dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Thu (tên thật là Trần Công), 65 tuổi. Ông Trần Công là người sáng lập giáo phái « Ân đàn đại đạo » trước năm 1975 và từng bị tù cải tạo nhiều năm sau ngày Việt Nam Thống nhất. Tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » có khoảng 300 thành viên, cư trú tại nhiều tỉnh và thành phố miền Trung và miền Nam Việt Nam, và sinh hoạt theo
nhiều nhóm nhỏ. Giáo thuyết chủ yếu của nhóm này được phổ biến công khai trên mạng.
Vụ án xét xử nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » lại là một dịp khiến giới bảo vệ nhân quyền lo ngại chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trong năm vừa qua,
hàng chục nhà ly khai và bất đồng chính kiến đã bị chính quyền kết án tù. Chỉ riêng đầu tháng 1/2013, 14 người Thiên chúa giáo, đại đa số là thanh niên, đã phải nhận những án tù rất nặng, vì bị buộc tội tham dự các khóa học về « đấu tranh bất bạo động » do đảng Việt Tân tổ chức.
No comments:
Post a Comment