BBC
Cập nhật: 09:40 GMT - thứ tư, 9 tháng 1, 2013
Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa
khép án tù nhiều năm cho 14 bị cáo theo Công giáo và Tin Lành vì tội
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình
sự.
Phiên tòa sơ
thẩm được biết kết thúc vào khoảng 16:00 giờ chiều, giờ địa phương,
hôm thứ Tư 9/1.
Sứ quán Mỹ ở
Hà Nội đã tuyên bố 'vô cùng quan ngại' trong khi Tổ chức theo dõi nhân
quyền cũng ra tuyên bố lên án các bản án.
Hàng trăm công
an đã được huy động để canh gác phiên tòa bắt đầu sáng thứ Ba 8/1 ở
thành phố Vinh và kéo dài gần hai ngày.
Tin chúng tôi mới nhận được cho
hay ba bị cáo Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Lê Văn Sơn (Paulus Lê Sơn) bị
án cao nhất, mỗi người 13 năm tù giam.
Những người
này còn phải chịu lệnh quản chế tại địa phương 5 năm sau khi mãn hạn
tù.
Các bị cáo
còn lại lãnh án từ 3 năm tới 9 năm tù giam.
Riêng bị cáo
Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc được hưởng án treo.
Truyền thông
trong nước nói đây là phiên xử vụ án hình sự "Hồ Đức Hòa cùng đồng
phạm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân", đối với 14 bị cáo là Hồ
Đức Hòa (người bị coi là nhân vật cầm đầu), Nông Hùng Anh (Lạng Sơn),
Lê Văn Sơn (Thanh Hóa), Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh
Phúc (ba mẹ con, quê Trà Vinh), Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn
Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Xuân Anh, Trần
Minh Nhật (cùng ở Nghệ An).
Các bị cáo
này đều bị buộc tội hoạt động cho đảng chính trị Việt Tân ở hải
ngoại, mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.
Trong số họ có ba sinh viên đang
học tại các trường đại học và ba doanh gia.
Theo Điều 79
Bộ Luật Hình sự, "người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc
lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình; trong khi người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm
đến 15 năm".
'Vô cùng quan
ngại'
Ngay sau khi
bản án được tuyên, Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ
'vô cùng quan ngại'.
"Những bản án này, cùng với việc
bắt giữ luật sư hoạt động vì nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân kể từ ngày
27/12/2012, và việc giữ nguyên án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (còn
gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào của một xu
hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam," bản thông cáo viết.
Sứ quán Mỹ kêu gọi Chính phủ 'trả
tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức'.
Từ Bangkok, ông
Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân
quyền Human Rights Watch, cũng đã lên tiếng ngay sau khi tòa có phán
quyết.
“Tất cả những bị cáo này đều
bị bỏ tù vì đã thực hiện quyền của mình với những hoạt động mà
lẽ ra không nên được xem là tội phạm. Thật là bất bình khi chính
quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ
người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như
là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền,” ông Robertson nói trong một thông
cáo.
“Những cáo buộc hình sự này
hoàn toàn xa rời thực tế và chỉ càng phác họa sự thiếu khoan dung
của chính quyền đối với những người bày tỏ ý kiến khác với ý
kiến chính thống,” ông nói thêm.
Cụ thể các bản án khác như sau:
Nguyễn Đặng Minh Mẫn: 9 năm, 3 năm quản chế sau khi mãn
hạn tù.
Nguyễn Văn Duyệt: 6 năm tù giam, 4 quản chế sau khi
mãn hạn tù.
Xuân Anh 5 năm tù giam, 3 quản chế sau khi
mãn hạn tù.
Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, ba năn quản chế.
Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Các bài liên quan :
--------------------------------------------------------------
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
2013-01-08
Sáng
nay 08/01/2013, tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An bắt đầu xét xử phiên sơ thẩm 14
thanh niên Công giáo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
theo điều 79 BLHS Việt Nam.
Hoạt
động lật đổ chính quyền
Khoảng
8g30, phiên tòa bắt đầu, mỗi bị cáo chỉ được có khoảng 1 hoặc 2 người thân được
vào dự. Thân nhân bị cáo không được cấp giấy tham dự phiên tòa, thay vào đó, họ
được nhận “Giấy xin vào dự phiên tòa”. Thậm chí có những thân nhân bị cáo cũng
không được vào dự như cha mẹ anh Trần Minh Nhật – không được vào buổi sáng với
lý do không có giấy của tòa.
Người
thân mô tả các bị cáo gầy và xanh xao hơn nhưng xuất hiện với tinh thần và thái
độ khá vững vàng, lạc quan. Buổi sáng, 11 trong số 14 người được thẩm vấn và
đọc cáo trạng. Các bị cáo đều phủ nhận việc mình làm vi phạm pháp luật Việt
Nam, nói rằng những hoạt động của mình thể hiện tinh thần yêu nước.
Tham dự phiên tòa,
chị Kim Chi, em dâu Nguyễn Đình Cương thuật lại:
“Họ
thừa nhận là họ có tham gia những khóa huấn luyện đó nhưng nói là không phải
nhằm lật đổ chế độ mà để bảo vệ dân. Họ cũng nói là tham gia khóa học nhưng
không nói có phải là thành viên đảng Việt Tân hay không. Một số người cũng phủ
nhận những cáo buộc trong cáo trạng”.
Khoảng
11g30, phiên tòa tạm nghỉ trưa và tiếp tục vào lúc 13g30. Buổi chiều, một số
thân nhân lớn tuổi của các bị cáo được vào dự xét xử. Tất cả các bị cáo đều
được đọc cáo trạng. HĐXX đưa ra mức án mức án đề nghị cao nhất là 17 năm, thấp
nhất là 2 năm. Trong đó, Paulus Lê Sơn bị đề nghị mức án 16-17 năm, là mức đề
nghị cao nhất trong các bị cáo. Lê Sơn bị cáo buộc “viết và phát tán nhiều tài
liệu chống Nhà nước”.
Ông Đỗ Văn Phẩm, cậu
Lê Sơn thuật lại:
"Buổi
chiều HĐXX đề nghị mức án cho Paulus Lê Sơn là 16-17 năm; Đặng Xuân Diệu 14-15
năm; Hồ Đức Hoà thì 12-13 năm... còn có những đề nghị cho các người khác là 6-7
năm; 5-6 năm. Thấp nhất là 2-3 năm".
Cũng
theo lời ông Phẩm, không khí phiên tòa diễn ra sôi nổi và quyết đoán nhưng
không gay gắt. Bốn LS đã ra sức bảo vệ các bị cáo và yêu cầu trả tự do vô điều
kiện cho họ. Riêng anh Trần Minh Nhật tự bào chữa cũng trình bày được suy nghĩ
của mình.
Ngăn
chặn theo dõi phiên tòa
Ngày
thứ nhất của phiên tòa kết thúc muộn lúc gần 18 giờ. Lúc đó, các LS vừa trình
bày xong phần tranh luận của mình.
Bên
ngoài tòa án, bắt đầu từ lúc gần 4 giờ chiều, gần đến lúc Tòa tuyên án đề nghị,
xảy ra xô xát giữa lực lượng công an và các giáo dân bên ngoài. Một vài người
bị bắt đưa lên xe công quyền, trong đó có em trai Nguyễn Đình Cương. Trước đó,
các giáo dân vẫn tiếp tục nắm tay nhau cầu nguyện.
Anh Đạt, anh trai bị
cáo Trần Minh Nhật thuật lại:
“Họ
đánh bằng dùi cui dã man. Một số người bị dập tay chân, đổ máu. Bà Hóa, mẹ
Nguyễn Đình Cương bị ngất xỉu”.
Người
nhà Nguyễn Đình Cương cũng xác nhận với RFA rằng bà Hóa đang phải cấp cứu trong
bệnh viện và em Nguyễn Đình Cương đang bị bắt vì bảo vệ mẹ.
Mười
bốn thanh niên Công giáo này nằm trong số 17 thanh niên Công giáo bị bắt từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2011. Trước đó, phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của ba
người đã diễn ra với cáo buộc vi phạm điều 88 BLHSVN – tuyên truyền chống Nhà
nước.
Nhóm
thanh niên này chủ yếu là người theo đạo Công giáo, đa số thuộc giáo phận Vinh.
Trong đó, bà Đặng Ngọc Minh và hai con là Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng
Vĩnh Phúc đều bị xét xử trong phiên tòa hôm nay với cùng tội danh.
Bản
cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nói Hồ Đức Hòa là thành viên của
đảng Việt Tân, một tổ chức ở hải ngoại bị Nhà nước Việt Nam cho là “khủng bố”.
Và bản cáo trạng cũng cáo buộc Hồ Đức Hòa lôi kéo những người khác gia nhập
đảng Việt Tân. Những người khác cũng bị cáo buộc hoặc là thành viên của đảng
này, hoặc tham gia các lớp học “bất bạo động” do đảng này tổ chức.
Từ
sáng sớm, thân nhân và các linh mục thuộc giáo phận, giáo hạt mà các thanh niên
trên sinh hoạt tôn giáo đã bắt đầu đến phiên tòa được thông báo là “công khai”.
Có nhiều đoàn người từ khoảng 20 đến 100 người là thân nhân các bị cáo đến từ
những vùng khác nhau bao gồm đoàn giáo dân Yên Hòa, đoàn Đà Lạt, đoàn giáo dân
Nghi Lộc, đoàn giáo dân Yên Đại, Xuân Mỹ...
Hầu
hết các đoàn xe bị ngăn chặn trên đường mặc dù khởi hành từ sáng sớm. Hình ảnh
cập nhật trên facebook của các giáo dân cho thấy đa số những người đi đến phiên
tòa đều đội nón trắng, tượng trưng cho hòa bình. Một số người bị giật nón và
phải đi bộ từ nơi cách phiên tòa khoảng 6 cây số để tiến về phiên tòa.
Khu
vực xung quanh phiên tòa được rào chắn kỹ lưỡng với nhiều cảnh sát mặc đồng
phục và thường phục. Các cửa ngõ vào Tp. Vinh cũng có các chốt canh của công
an. Từ sáng, chiếc loa bên ngoài tòa án rao giảng các qui định của pháp luật về
an toàn giao thông. Trong khi đó khu vực tòa án cũng xuất hiện một số bảng cấm
di động nhằm không cho phép quay phim, chụp ảnh. Trước và trong khi phiên tòa
diễn ra, nhiều giáo dân bên ngoài nắm tay hát kinh hòa bình và cầu nguyện.
Khoảng
10 giờ sáng, tình hình có lúc căng thẳng khi linh mục JB Nguyễn Đình Thục bị
ngăn cản khi cùng giáo dân cầu nguyện ở khu vực gần tòa án – số nhà 119 Nguyễn
Thị Minh Khai. LM Giuse Phạm Ngọc Quang, và LM FX Đinh Văn Minh cũng đến phiên
tòa để cùng cầu nguyện cho các bị cáo.
Ngoài
người nhà bị cáo, phiên tòa được sự quan tâm của đông đảo giới blogger, những
người quan tâm đến chính trị và đặc biệt là các con chiên Công giáo và Tin
lành. Còn về phía lực lượng công quyền cũng được huy động đông đảo. Hình ảnh,
tin tức liên tục được cập nhật để tường trình về diễn biến xung quanh phiên
tòa.
Theo blogger Binh
Nhì, số giáo dân và thân nhân của các bị cáo có khoảng 500 người. Trừ một số
được vào dự phiên xử, những người còn lại tập trung tại nơi cách tòa án khoảng
150 mét:
“Công
an ngăn cản không cho thân nhân bị cáo tiếp cận phiên tòa. Những người giáo dân
mong muốn được chứng kiến phiên tòa để xem công lý và pháp luật được thực thi
ra sao. Và tôi cũng vậy, chưa bàn đến việc họ thực sự có tội hay không”.
Xin
được nhắc lại, mười bốn người bị đưa ra tòa hôm nay bao gồm: Hồ Đức Hòa, Đặng
Xuân Diệu, Lê Văn Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đình Cương, Đặng Ngọc Minh,
Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh,
Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
-----------------------------------------------------------
Thanh Phương - RFI
Thứ ba 08 Tháng Giêng 2013
Hôm nay, 08/01/2013, 14 người Công giáo và Tin Lành, trong đó có 13 thanh niên, đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh, với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền », theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Toàn bộ 14 bị cáo đều bị buộc tội là thành viên của đảng Việt Tân, mà chính quyền Việt Nam xem là một tổ chức « phản động lưu vong », « khủng bố ».
Phiên toà trên nguyên tắc ngày mai mới kết thúc. Trong phiên xử hôm nay, trong số các bị cáo, blogger Paulus Lê Sơn bị đề nghị mức án nặng nhất 15-16 năm tù giam và 5 năm quản chế. Đặng Xuân Diệu bị đề nghị mức án 14-15 năm tù và 5 năm quản chế, Hồ Đức Hòa bị đề nghị mức án 12-13 năm tù và 5 năm quản chế.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, ông Đỗ Văn Phẩm, cậu ruột của blogger Paulus Lê Sơn, tường thuật về phiên xử :
Mặc dù trên nguyên tắc đây là một phiên tòa công khai, nhưng lại diễn ra dưới sự canh gác chặt chẽ của một lực lượng công an rất hùng hậu. Lực lượng này đã chặn từ xa nhiều ngỏ đường dẫn đến tòa án để ngăn cản giáo dân linh mục từ khắp nơi kéo đến để theo
dõi phiên xử và ủng hộ các bị cáo, mà đối với họ chỉ là những người yêu nước. Theo
các nguồn tin trên mạng, một số blogger từ Hà Nội như Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, vào Vinh để theo dõi phiên xử cũng đã bị công an câu lưu hoặc cản trở.
Các bị cáo nói trên nằm trong nhóm tổng cộng 17 người bị bắt từ trong thời gian từ tháng 7 năm 2011 đến cuối năm 2011. Ba thanh niên trong số này đã bị kết án tù tại phiên xử sơ thẩm vào tháng 5 với tội danh «tuyên truyền chống Nhà nước » ( Trần Hữu Đức 39 tháng tù, Đậu Văn Dương 42 tháng tù, Chu Mạnh Sơn 36 tháng tù). Trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 9, tòa đã y án sơ thẩm đối với Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương, và chỉ giảm 6 tháng cho Chu Mạnh Sơn.
Theo hãng tin AFP hôm nay,
trong một kiến nghị gần đây, giáo sư Allen Weiner, thuộc Trường luật Đại học Stanford của Mỹ, tố cáo là các tù nhân đã bị xâm phạm nhiều quyền, trong đó có các quyền căn bản là tự do ngôn luận, hội họp và lập hội. Theo giáo sư
Weiner, đại diện cho nhóm 17 người Công giáo và Tin Lành, chính quyền Việt Nam « tiếp tục sử dụng hệ thống tư pháp của họ như là một công cụ để đàn áp việc hành xử các quyền dân sự và chính trị được công pháp quốc tế bảo vệ ».
AFP nhắc lại rằng hai tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống Nhà nước » thường được chính quyền Việt Nam sử dụng để giam giữ các nhà bất đồng chính kiến, đặc biệt kể từ khi có chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận từ cuối năm 2009.
No comments:
Post a Comment