01:57:am
09/01/13
Ngày
17 tháng 12 năm 2012 tại Hội nghị Công An toàn quốc ở Hà Nội, ngài thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tới căn dặn: “Cương
quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập, chống phá và
đi ngược lại các lợi ích của đất nước của nhân dân.”
Thêm
một lần nữa, dân Việt Nam chua chát và thất vọng về một ngài thủ tướng mất căn
bản. Ngài đã không đủ kiến thức để hiểu đúng ý nghĩa “Đối lập”.
Đối
lập là gì mà sao ngài thủ tướng sợ đến mức phải mượn bàn tay lông lá của đám
công an hòng bóp chết nó từ trong trứng nước?
Đối
lập với chính mình:
Khi
giải xong một bài toán khó, thầy thường khuyến khích trò hãy tìm thêm một cách
giải khác. Thầy khuyên nên lật lại vấn đề. Tự hỏi “Tại sao nó lại như vậy? Nó
khác đi có được không?” Đó là đối lập. Đối lập với chính mình. Đối lập với kết
quả của mình. Hay nói cách khác, đó là một trong những cách tư duy để tìm ra
một lời giải khác, ngắn gọn hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn.
Đối
lập ngoài xã hội:
Trong
phòng thi. Đối lập với thí sinh là giám thị. Nếu thí sinh trung thực khi làm
bài, và giám thị không thiên vị, thì mối quan hệ giữa thí sinh và giám thị là
lành mạnh.
Trên
đường. Đối lập với người điều khiển phương tiện giao thông là cảnh sát giao
thông. Nếu người lái xe chấp hành luật giao thông, và cảnh sát hành xử công
bằng thì mối quan hệ giữa người lái xe và cảnh sát là tốt đẹp.
Ngoài
chợ. Đối lập với người buôn bán là nhân viên thu thuế. Nếu tiểu thương đóng
thuế đủ và đúng, người thu thuế không gây phiền hà, thì mối quan hệ của họ
không có gì để phàn nàn.
Chỉ
những thí sinh có ý đồ gian lận, người đi đường vi phạm luật giao thông, hay
dân buôn tìm cách trốn thuế mới căm thù những người đối lập.
Và ngược lại nếu có sự tồn tại những giám thị thiên vị, cảnh sát sách nhiễu, hay quan thuế gian lận thì mối quan hệ giữa hai lực lượng đối lập mới trở nên căng thẳng.
Đối
lập tại Quốc hội:
Ở
những nước dân chủ, thông qua một cuộc bầu cử, đảng nào chiếm được số ghế cao
nhất, và hội đủ số ghế quy định trong Quốc hội thì đảng đó được thành lập chính
phủ, và trở thành đảng cầm quyền.
Đảng
có số ghế nhiều thứ hai, sẽ trở thành đảng đối lập. Đảng đối lập không có quyền
lãnh đạo quốc gia. Chức năng của họ là quan sát và phản biện về những việc làm
của đảng cầm quyền.
Ghế
của đảng đối lập được sắp xếp đối diện với đảng cầm quyền trong Quốc hội.
Đối lập về niềm tin:
Đối lập về niềm tin:
Ở
Việt Nam, người bên lương có niềm tin vào vong linh của người đã khuất trong
gia tộc. Khi có chuyện hệ trọng trong gia đình, họ thường đốt nhang khấn vái để
tổ tiên ông bà hiện về phù hộ độ trì.
Ngược
lại, người Công giáo lại có niềm tin mãnh liệt vào Chúa Jesus. Họ xin Chúa thứ
tha khi tội lỗi, xin Chúa quan phòng lúc lâm nguy, xin Chúa chữa lành khi đau
ốm, xin Chúa tiếp trợ lúc thiếu thốn, xin Chúa an ủi lúc khổ đau, xin Chúa dẫn
đường khi tăm tối.
Rõ
ràng là người bên lương và người Công giáo không cùng một niềm tin. Song, họ
không đối kháng, không căm ghét, không hận thù. Họ vẫn học cùng lớp, làm cùng
công sở, sống chung cộng đồng, và thậm chí còn hôn phối với nhau.
Theo
Đảng từ tuổi 12
Ngài
thủ tướng Dũng sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2012,
ngài nói trước Quốc hội: “Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm theo Đảng.”
Như vậy ngài theo đảng ở tuổi 12.
Ở
độ tuổi này, lẽ ra chú bé Dũng phải nghiêng mình trên những trang vở để tìm
cách chứng minh hai đường thẳng song song cùng tồn tại đến vô cực mà không thể
cắt nhau.
Ngược
lại, chú được huấn luyện để làm những công việc giết người như bắn tỉa, bắn
lén, gài bẫy, đặt mìn, cắm chông, quăng lựu đạn, đốt phá, cướp tài liệu, bắc
cóc, quấy rối đối phương.
Những
nhà viết sử tương lai sẽ khó tìm thấy một bằng chứng chú bé Dũng ở tuổi học
đường được giáo dục để có đủ những tố chất trở thành một chính khách tương lai.
Nhưng người ta lại có nhiều tư liệu chứng tỏ chú được huấn luyện kỹ lưỡng để
giành quyền lực bằng vũ khí.
Ngài thủ tướng hay gã trương tuần
Bước
vào Bắc bộ phủ, ngài thủ tướng vẫn mang thứ tư duy du kích: ta – địch. Kẻ nào
không theo ta là địch. Ai không nghe ta là phản động. Giải quyết mọi mâu thuẫn
bằng bạo lực.
Đất
nước thời bình mà giống như cảnh đang có giới nghiêm. Ngài ban ra hàng loạt
những lệnh cấm, cấm biểu tình, cấm phản biện, cấm hội họp, cấm tụ tập đông
người, cấm đọc báo tự do, cấm xuất bản tự do, cấm khiếu nại tập thể, cấm đình
công v.v
Ngài
giải quyết mọi mâu thuẫn bằng cách cho công an khám nhà, bắt khẩn cấp, bắt cóc,
nếu cần tạo hiện trường giả, bằng chứng giả, gây tai nạn giao thông, ném cứt
vào nhà, gây áp lực tài chính, bôi nhọ danh dự trên phương tiện truyền thông,
hay đưa thương binh đến văn phòng quấy rối. Ngài không trừ một thủ đoạn nào.
Ngài
hành hạ dân tộc. Ngài tra tấn xã hội đến dã man. Thử nhìn vào bốn vụ cưỡng chế
trong năm 2012 xảy ra ở miền Bắc: Tiên Lãng ở Hải phòng, Văn Giang ở Hải Hưng,
Vụ Bản ở Nam Định, và Đông Triều ở Quảng Ninh, thì đủ hiểu.
Tiếng gào thét của những mẹ già, tiếng kêu than của phụ nữ, tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng oán hờn của những người nông dân thấu trời thấu đất. Nhưng trong ngài không thông cảm, không trắc ẩn, không buồn rầu, không khổ đau, không dằn vặt, không xót xa, không tình, không lý.
Mức độ tàn nhẫn của những gã trương
tuần xứ Bắc kỳ thời tiền sử còn phải gọi ngài thủ tướng bằng sư phụ.
Rõ
quái thai
Tham
nhũng là một hành động cướp tài sản, tiền bạc, đất đai của những người nắm
quyền bính. Quyền càng to, cướp càng lớn. Nó là kẻ thù, là tội ác, là phản bội.
Thế
nhưng tổng bí thư Trọng lại đánh tham nhũng bằng cách “tự nghiền ngẫm, tự giác
sửa mình”, “bằng tính Việt, tư tưởng nhân văn, và tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Trong
khi “Đối lập” là một sản phẩm trí tuệ tuyệt vời của nhân loại thì thủ tướng
Dũng lại dùng công an “cương quyết không để nhen nhóm”
Rõ quái dị chửa, một kẻ thù hiểm độc, phạm pháp, tàn ác, nhiều mưu ma, biến thái khôn lường, Đảng lại xử lý bằng tinh thần nhân văn, bằng tính Việt, bằng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Còn
“Đối lập” hiền lành đậm tính nhân văn, thì ngài thủ tướng lại rất run sợ, sợ
đến mức phải cho công an bóp mũi cho nó chết ngay, không cho nó kịp cất tiếng
chào đời.
Ôi!
Có ở đâu như ở đây. Đánh tham nhũng bằng nhân văn. Đánh nhân văn bằng công an.
Tội cho dân tộc mình. Tao loạn mãi đến bao giờ!
Theo
Đảng 51 năm
Từ
chú bé du kích vùng sông nước Cà Mau trở thành ngài thủ tướng. Ngài trút bỏ bộ
bà ba của người nông dân Nam bộ, khoác lên mình bộ complet với cravate. Những
vết rỗ trên mặt được ủi tẩy, mái tóc được cắt uốn bồng bềnh, nhưng não trạng
của ngài hoàn toàn không đổi. Ngài không phân biệt nổi “phản biện” với “phản
động”. Ngài không đủ trí tuệ để hiểu đúng nghĩa “Đối lập”.
Xét
về cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đối lập không hàm chứa nghĩa tiêu cực. Đối lập
chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ “đi ngược lại quyền lợi của nhân dân” như
Ngài nói.
Đối
lập là những người có niềm tin khác, có phương pháp khác, có chính kiến khác,
có cách nhìn khác, có khẩu vị khác, có tôn giáo khác, có văn hóa khác, có ngôn
ngữ khác, có phong tục khác, có mơ ước khác, có tình yêu khác… Nhưng dù khác
thế nào đi nữa thì họ vẫn chung sống thuận hòa và nhân ái.
Đối
lập không những là cuộc cạnh tranh lành mạnh, mà còn là cuộc tranh luận mở. Nếu
ngài thủ tướng không đồng ý với ai, điều gì, ngài có thể cùng với thuộc hạ của
mình, tranh tụng công khai, minh bạch. Chớ sao lại lén lút sử dụng công an.
Đối
lập mang lại cho loài người những cơ hội để học hỏi lẫn nhau, học hỏi kinh
nghiệm, học hỏi ngôn ngữ, học hỏi phương pháp, học hỏi kiến thức. Nó là động
lực thúc đẩy mỗi cá nhân hay toàn xã hội cùng tiến bộ. Lẽ nào ngài thủ tướng
lại căm thù sự tiến bộ đến như vậy.
Ngài
thủ tướng không có cái tâm để thương dân, không có tài để trị quốc. Nhưng số
phận lại đặt ngài vào một ví trí trớ trêu. 51 năm theo đảng. Đảng đã hóa thân
cho ngài. Nhưng hình ảnh của ngài trong mắt người dân xứ Bắc kỳ chỉ là bản copy
của một gã trương tuần vừa tham vừa ác.
Tháng
Giêng 2013
©
Trần Hồng Tâm
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment