Người dịch: XYZ
Trong bối cảnh rắc rối xảy ra liên tiếp ở
Nam Hải, tâm lý cảnh giác của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc ở
Nam Hải luôn căng thẳng. Theo tin từ báo chí Việt Nam, thiếu tướng Lê Văn Cương[ii] ,
nguyên Viện trưởng “Viện nghiên cứu chiến lược” Bộ Công an Việt Nam ngày hôm
trước đã rêu rao rằng, để kiểm soát Nam Hải, Trung Quốc nay mai sẽ dựa vào lực
lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, điều này sẽ “gây trở ngại thêm
cho chủ quyền lãnh hải của Việt Nam”.
Theo “Vietnamnet” ngày 10.12, Lê Văn Cương
khi trả lời phỏng vấn gần đây đã nói, ông ta không cảm thấy ngạc nhiên trước
việc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam, cùng việc cho phép các cơ quan biên phòng công an khám xét tàu nước
ngoài đi vào vùng biển Nam Hải bất hợp pháp mà tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa ban
bố mới đây.
Ông ta cho rằng, để có thể vừa “làm chủ”
được Nam Hải, lại vừa không làm rách mất chiếc “mặt nạ hòa bình”, Trung Quốc sẽ
dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, nay mai sẽ huy động
hàng vạn tàu cá đến Nam Hải, đặc biệt là vùng thềm lục địa Nam Hải cùng “vùng
đặc quyền kinh tế” của các nước khác.
Đây là một cách làm mà Trung Quốc dựa vào
lực lượng tự thân để “uy hiếp” người khác. Trung Quốc có thể dựa vào đó để vẫn
“độc quyền” các vùng đặc quyền kinh tế mà không cần sử dụng vũ lực, đồng thời
đoạt được “tài nguyên của các nước khác trong đó có Việt Nam”.
“Trong mấy năm tới đây, Trung Quốc còn sẽ
phát triển theo hướng này”. Lê Văn Cương nói.
Bài báo nói, tàu cá Trung Quốc thường xuyên
tiến vào Nam Hải với quy mô lớn, còn những chiếc tàu cá bé nhỏ của Việt Nam thì
không thể đối chọi được, ngay cả trên “vùng biển Việt Nam” cũng không ngoại lệ.
Lê Văn Cương còn cho biết, gần đây có
chuyên gia Nhật Bản nói với ông ta, ngay đến một nước lớn như Nhật Bản mà cũng
còn phải lo về tàu cá Trung Quốc. Nhật Bản không dám huy động tàu quân sự, bởi
vì lo ngại điều đó sẽ khiến cho Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản sử dụng tàu quân
sự để tấn công tàu cá dân dụng.
Về điều này, Việt Nam cũng rơi vào tình
cảnh tương tự. Lực lượng cảnh sát biển hiện nay của Việt Nam vẫn còn rất yếu,
lực lượng kiểm soát nghề cá còn chưa được thành lập.
Ở Việt Nam, kiểu buộc tội vô căn cứ và thái
độ cứng rắn đối với những hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ
quyền của mình giống như Lê Văn Cương không hề hiếm gặp. Một vài thành phố tại
Việt Nam mấy hôm trước còn xảy ra hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, phản
đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đã có với Nam Hải.
Trong thực tế, Trung Quốc có chủ quyền
không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa[iii] cùng
vùng biển phụ cận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhiều
lần phản hồi lại trước cái gọi là sự phản đối của Việt Nam.
Ngày 6.12, trước việc Tập đoàn dầu khí quốc
gia Việt Nam mới đây cáo buộc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của
mình, Hồng Lỗi nói, cách nói của Việt Nam không đúng với sự thật, vùng biển mà
Việt Nam nói là nằm ở vùng biển chồng lấn do hai nước chủ trương, nằm giữa đảo
Hải Nam Trung Quốc với phần đất liền Việt Nam ở phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, còn
tàu cá Trung Quốc thì đang tiến hành hoạt động sản xuất đánh bắt ngư nghiệp
bình thường trong vùng biển này, đồng thời đã bị tàu phía Việt Nam đuổi đi vô
cớ.
Trong phản hồi về các cuộc biểu tình chống
Trung Quốc tại Việt Nam, Hồng Lỗi nêu rõ, bất cứ hành động nào làm loang rộng
và phức tạp thêm sự tranh chấp Nam Hải cũng đều không nên khuyến khích và hỗ
trợ. Phía Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam áp dụng các biện pháp hữu hiệu để
bảo vệ một cách thiết thực sự an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và
cơ quan Trung Quốc ở Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc đến quần đảo Nam Sa: Thu
hoạch cá lớn ở đất cực nam Trung Quốc thật tuyệt vời
Vào 17 giờ ngày 11.5, chúng tôi bắt đầu lên
tàu. Chuyến đi Nam Hải lần thứ 3 của chúng tôi bắt đầu. Trong chuyến đi đến
quần đảo Nam Sa lần này, chúng tôi phải mất 3 ngày 3 đêm mới tới.
Chúng tôi ngồi trên chiếc tàu vỏ sắt loại
150 tấn, tàu 150 tấn trên đất liền được xem là một vật khổng lồ, nhưng khi ở
trên biển lại chẳng khác gì một chiếc lá liễu. Và rồi, cuộc sống rung lắc đã
bắt đầu. 17 ngày sau khi trở lại bờ, tôi ngủ trên giường vẫn còn cứ cảm thấy
lắc lư.
Trong khoảng thời gian 3 ngày, tàu chúng
tôi đi ra hướng bãi Vạn An, cách xa bờ biển Việt Nam khoảng 70 hải lý, ở đó là
bãi cá tây nam ở cực nam của Trung Quốc. Vào ngày thứ hai đi ra Tam Á, các
container vận chuyển hàng hóa trên biển nhiều dần lên, lớn nhất ước tính khoảng
10 tấn. Theo hướng đông-tây ở 11 vĩ độ bắc hẳn là đường thủy quốc tế, các tàu
du lịch, tàu khí tự nhiên, tàu chở khách lớn, tàu container thường xuất hiện ở
hai bên tàu chúng tôi.
Vào buổi tối ngày thứ ba, chúng tôi đã đến
phạm vi khoảng 8 độ vĩ độ Bắc và 108 độ kinh độ Tây. Lưới cá đầu tiên của chúng
tôi bắt đầu thả lưới tại đây. Thật thú vị là, ánh đèn của tàu đánh bắt đã hút
cá heo đển. Cá heo là loài cá không được ngư dân chào đón nhất, bởi chúng đến
để ăn cá, cho nên cá heo mà kéo tới thì có nghĩa là thu hoạch cá sẽ không lớn.
Vào khoảng 3 giờ đêm, nhiếp ảnh gia dưới
nước Ngô Lập Tân của chúng tôi đánh thức tôi dậy khi đang say sưa, khẽ bảo tôi
chạy ra đuôi tàu để xem. Tôi liền dậy chạy tới nhìn, có đến mười mấy con cá heo
đang bắt cá trên mặt biển dưới ánh sáng đèn. Cá heo bơi đến hầu như không có
tiếng động. Tôi và Ngô Lập Tân, còn có cả mấy trợ thủ lặn, ngồi ở phía đuôi tàu
nhìn những con vật dễ thương nô đùa trước mặt mình. Tất cả chúng tôi đều im
lặng, chỉ sợ các thuyền viên bị đánh thức, chỉ sợ họ thả lưới đánh bắt những
con vật đáng yêu ấy mất. Thực ra cá heo là loài động vật rất thông minh, sau đó
tôi còn một lần nữa được nhìn thấy chú cá heo bị mắc lưới đã nhảy qua mép lưới
để trở lại biển khi các thuyền viên cất lưới.
Không phải tàu cá nào cũng thả lưới. Ở độ
sâu khoảng 150 m dưới biển, ngư dân thả câu để câu cá, và thường là câu được cá
lớn, lớn nhất có trọng lượng tới hơn 200 kg, loại này rất thường gặp. Chú cá
đầu tiên của chúng tôi là do cậu con trai của trưởng tàu câu được, đó là một
con cá ngừ răng chó nặng 85 kg. Đêm đó, chúng tôi ngồi trên tàu chốc chốc lại
nghe vọng lại những tiếng reo mừng hết cỡ, bởi liên tục có những chú cá lớn
được câu lên, lần nào mọi người cũng hoan hô.
Khi đến Vĩnh Thự Tiêu[iv], trưởng
tàu Lương cứ nhất định tặng cho các binh lính sĩ quan đóng quân trên đảo những
con cá ngừ, mực ống … mà tàu chúng tôi đánh được, tặng tất cả những con to nhất
ngon nhất. Trưởng tàu nói: “Ngư dân chúng tôi đánh bắt cá ở Nam Hải, quân đội
là sự bảo đảm an toàn lớn nhất cho ngư dân chúng tôi. Mỗi khi nhìn thấy quân
hạm của chúng ta, chúng tôi đều rất vững lòng. Cho nên, lần nào đánh cá ở đây
cũng đều tặng cá cho binh lính sĩ quan trên đảo”.
Các binh lính sĩ quan đóng quân trên Vĩnh
Thự Tiêu lần nào cũng tặng lại một vài món quà cho ngư dân đã cho cá, lần này
là đồ hộp các màu, cánh gà rán đóng hộp, cá rán đóng hộp, còn có cả rau xanh
đóng hộp các màu.
Nước ở Nam Hải có thể nhìn sâu tới trên 30m, cá, tàu chìm
thỉnh thoảng lại xuất hiện trước mắt chúng tôi. Độ sâu lặn của chúng tôi phần
lớn là không chế ở khoảng 30m, có cảm giác mình chẳng khác gì một chú cá bơi
trong cung điện thủy tinh vậy. Nước ở Nam Hải lóng lánh, trong suốt giống như
thủy tinh.
Ở Nam Hải của chúng ta, thực tế binh lính sĩ quan đại lục
chúng ta chỉ đóng quân trên có 7 rạn san hô, lần lượt là Vĩnh Thự Tiêu, Hoa
Dương Tiêu[v], Xích
Qua Tiêu[vi], Đông
Môn Tiêu[vii], Nam
Huân Tiêu[viii], Mỹ Tế
Tiêu[ix], Chư
Bích Tiêu[x], cộng
thêm đảo Thái Bình[xi] do Đài
Loan đóng quân tổng cộng là 8.
Cuộc hành trình 17 ngày đã cho chúng tôi
biết được rằng, trong thời gian hơn nửa tháng, Việt Nam đã nổ súng vào tàu cá,
ngư dân của chúng ta ở Việt Nam, tàu chiến Philippines đã nổ súng vào tàu cá,
ngư dân của chúng ta, tàu chiến Indonesia đã bắt giữ tàu cá, ngư dân của chúng
ta. Tàu ngư chính của chúng ta đã tới vùng biển xảy ra sự việc để đón đầu ngăn
chặn những hành vi này, buộc họ phải phóng thích những tàu thuyền và ngư dân đã
bị bắt giữ.
Nam Hải đã là lãnh thổ của chúng ta, thì
chúng ta khỏi cần phải sợ ai!
Nguồn: junshi.xilu.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
[i] Tức Biển Đông.
[iii] Tức Trường Sa.
[iv] Tức Đá Chữ Thập.
[v] Tức Đá Châu Viên.
[vi] Tức Đá Gạc Ma.
[vii] Tức Đá Tư Nghĩa.
[viii] Tức Đá Ga Ven.
[ix] Tức Đá Vành Khăn.
[x] Tức Đá Xu Bi.
[xi] Tức Đảo Ba Bình.
[xiii] Tức Hoàng Sa.
----------------------------------------
Gần 300 lượt tàu cá
Trung Quốc xâm phạm vùng biển Đà Nẵng (PNTP/Petrotimes).
Tình hình là sáng nay (ngày 07 tháng 01 năm 2013) lúc 7h30 sáng 3 tàu chiến
của Trung Quốc đã vào cảng Saigon
Chuyến thăm đầu tiên của đội hộ tống hạm Hải quân Trung
Quốc đến TPHCM: 海军护航编队首次访问越南胡志明市 (Navy.81.cn).
No comments:
Post a Comment