Tuesday, 1 January 2013

LUẬT BIỂN VIỆT NAM CÓ HIỆU LỰC BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY 1-1-2013 ( VOA )





VOA
31.12.2012

​​Bin Đông s tiếp tc dy sóng trong năm 2013, da trên nhng tin tức trong ngày cuối năm liên quan tới cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo và tài nguyên ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, và một số nước khác trong khu vực.

Chương trình Talk Vietnam khi loan tin này hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên có luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Talk Vietnam nói rằng Luật Biển Việt Nam quy định về lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Luật biển Việt Nam khẳng định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Luật này quy định các hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, cũng như vấn đề phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ biển đảo.

Theo quy định của Luật Biển, các cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo và quần đảo, tài nguyên và môi trường biển.

Một số luật khác cũng trở nên hiệu lực từ đầu năm dương lịch cùng với Luật Biển Việt Nam, gồm có  Luật Giáo dục đại học, Luật Công đoàn, Luật về Giá cả, Luật Giám định Tư pháp, Luật Tài nguyên nước, và Luật phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, Hãng tin Reuters tường trình rằng Trung Quốc hôm nay đã có động thái nhằm giảm thiểu mức độ căng thẳng trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nói rằng các quy định cho phép cảnh sát biển Trung Quốc kiểm soát tàu bè qua lại trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền chỉ có hiệu lực ngoài khơi vùng duyên hải gần kề đảo Hải Nam mà thôi.

Các quy định này cũng sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới đã gây ra quan ngại sâu xa trên khắp khu vực Đông Nam Á , vì các nước lo sợ rằng Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông.

Quan ngại càng lên cao vì trên nguyên tắc, Hải Nam có quyền quản lý và tài phán đối với vùng biển và các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, làm dấy lên lo ngại là cảnh sát biển Trung Quốc có thể lùng soát bất cứ tàu bè nào qua lại trong vùng này.

Nhưng lên tiếng trong một cuộc Hiến Pháp báo thường lệ hôm nay, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh, khẳng định rằng quy mô của các quy định do truyền thông nhà nước loan báo hồi tháng 11, không đề ra thay đổi nào so với các luật lệ đã được thông qua hồi năm 1999, hạn chế việc thi hành luật lệ trong vòng 12 dặm từ bờ biển đảo Hải Nam.

Đây là lần đầu tiên nhà nước Trung Quốc giải thích chi tiết về địa bàn thi hành các quy định mới.

Các nhà ngoại giao hàng đầu ở Đông Nam Á đã khuyến cáo rằng luật này có thể khơi ra những trận đụng độ giữa các lực lượng hải quân, tác động tới nền kinh tế khu vực, trong khi chính phủ Hoa Kỳ cho hay sẽ yêu cầu Trung Quốc xác minh luật này.

Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013

Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải.

Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải.

Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển.

Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm và biện pháp ngăn chặn.


Nguồn: Reuters, Tuoi Tre.


--------------------------------------------


VOA
01.01.2013
​​
B Ngoi giao Trung Quc hôm 31/12 thúc gic Vit Nam kim chế các hành động gây leo thang và gây phc tp các vn đề gia hai quc gia, trong khi lut bin Vit Nam có liu lc t ngày 1/1.

Trong m
t thông cáo, n phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cùng các vùng biển lân cận trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Bà Doanh nói: ‘Bất kỳ tuyên bố nào của bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ hành động nào của bất kỳ quốc gia nào về chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo và vùng biển đó đều là trái pháp luật và không có giá trị’.

Nữ phát ngôn viên này tuyên bố Bắc Kinh ‘hết sức quan ngại về tác động tiêu cực của việc thực thi luật biển’ của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước tuyên bố mới nhất của Bắc Kinh.

Hôm 31/12, báo chí trong nước đưa tin, Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều có hiệu lực từ ngày 1/1.

Luật này nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, và rằng mọi cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Luật biển Việt Nam cũng khẳng định ‘chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế’.


Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013

Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải.

Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải.

Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển.

Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm và biện pháp ngăn chặn.








No comments:

Post a Comment

View My Stats