Sunday, 20 January 2013

[LIÊN QUAN "BÊN THẮNG CUỘC"] KHÔNG "HỐ SÂU THỰC SỰ" (Lưu Đình Triều - Tuổi Trẻ Online)




Nguồn  :  Tuổi trẻ

Posted by basamvietnam on 20/01/2013

Đôi lời: Có lẽ chẳng cần phải nói gì thêm cho bài viết của Lưu Đình Triều, chỉ xin trích lời bình trong bản tin ngày 18/1/2013:

Các nhà báo, nhà nghiên cứu, rồi có thể sẽ có các nhà sử học … tự cho mình quyền ngồi ghế quan tòa để xử án người bắt quả tang chính họ đang ăn cắp.

“Ăn cắp” gì đây? Một nền “sử học” cận đại với bao nhiêu khuất tất, che đậy, bóp méo sự thực, thậm chí cả bịa đặt, tới độ kể cả một giai đoạn lịch sử hơn 100 năm của nửa đất nước – miền Nam VN – mà hầu như không có trong chính sử, thì đó là cái gì khác với cái ý nghĩa là một cuộc đánh cắp sự thực lịch sử của dân tộc và của hậu thế? Với cuộc đánh cắp này, các vị đang lên giọng phán xử kia đã ít nhiều đóng vai trò đồng phạm, họ đã bao giờ tự phán xử mình chưa, mà giờ đây lại vừa làm chức phận “cảnh sát”, vừa “công tố”, rồi “quan tòa” để hạch tội chính người đã giúp họ nhận diện trò “trộm cắp lịch sử”, rằng Huy Đức, kẻ “bắt quả tang” chúng mình ăn cắp đã lếu láo, dám quá tay, dám tát, nhổ nước bọt vào mặt chúng mình v.v…?

Còn câu thách đố này xin dành cho Tuổi trẻ, và cả ông Lưu Đình Triều, một trưởng phòng trong tòa báo:
Các bạn lớn giọng vậy, sao không thử để phản hồi của độc giả hiện lên tự do như trang Ba Sàm đây xem sao, để may ra biết đâu là kẻ chính, người tà? Còn giỏi hơn thì thử đăng một trong hàng chục bài khen ngợi “Bên thắng cuộc” cho độc giả bình luận xem? Hề hề!


-----------------------------------------


Không “hố sâu thực sự”
19/01/2013 08:32 (GMT + 7)
Lưu Đình Triều

TT – LTS: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc – Huy Đức).

Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004

“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật – dù nhỏ hay lớn – khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.
Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.
Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách. Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.

“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”… Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.

Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.

Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng… Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?

Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận – một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.

Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà…

Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trên www.leminhquoc.vn.

Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.

Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc…”.

Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.

Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm…

Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi – một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.

Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!

Ba mẹ anh Lưu Đình Triều là cán bộ cách mạng, đi tập kết năm 1954, gửi lại anh và người chị cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Năm 1972, khi đang học đại học luật, anh bị “tổng động viên” vào lính. Sau ngày giải phóng, gặp lại ba xong, như bao sĩ quan chế độ cũ khác, anh đi học tập cải tạo.
Trở về, anh làm nhân viên ở Sở Công nghiệp TP.HCM, Xí nghiệp Sắt tráng men. Vài năm sau đó anh dự thi vào đại học báo chí và trúng tuyển ra Hà Nội học.
Từ năm 1984 anh làm việc tại báo Tuổi Trẻ cho đến nay ở các vị trí phóng viên, trưởng ban, thư ký tòa soạn, tổng thư ký tòa soạn… Trong nghề báo, anh từng được phân công đi tác nghiệp khắp các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài. Anh đã xuất bản được hai tập sách Bật một que diêm (2009) và Tổ quốc không có nơi xa (2011).
TS

Nguồn: Tuổi trẻ





gocomay đã nói
1.- Việc ông Triều phản biện: “Không “hố sâu thực sự”” sau khi có tin nhắn từ “email lạ xuất hiện trong hộp thư”… đã phần nào lý giải được tại sao ông Triều đã phải viết bài đăng báo vào đúng thời điểm này. Qua bài viết của ông Triều ta cũng thấy rõ, câu chuyện mà Huy Đức viết là hoàn toàn có thật, là sự thật, trong hoàn cảnh (nhân vật, thời gian) rất cụ thể. Chỉ có điều, như ông Triều trình bày thì cái chuyện xé thư của người cha (vì có “hố sâu”) giữa 2 cha con là có. Nó chỉ mất đi khi ông đã mau chóng “tiến bộ” để về đoàn tụ với bố mẹ và em (ở Bên thắng cuộc). Rồi lại được tin tưởng để được đứng trong hàng ngũ “Cánh tay phải” của đảng (sau đó chắc đã trở thành đồng chí của bố mình… thì mới được thăng tiến ở các vị trí quan trọng của một tờ báo lớn như thế…).
Chính ở các giữ kiện này ta mới thấy cái gọi là “một nửa sự thật” mà Huy Đức mô tả trong BTC nó qúi giá biết nhường nào.
Ở đây ông Triều chỉ có ý trách nhẹ Huy Đức là sao không đưa hết cái nửa sự thật (có hậu) là những cố gắng san lấp cái hố sâu sau 1975 để nó đang từ “có” trở thành “không” như các bài viết mang tính “định hướng” mà ông Triều đã công bố trên báo (đã dẫn)…
Nhưng nếu đòi hỏi tất cả các chi tiết trong BTC đều phải làm như mong muốn của ông Triều thì quả là bất khả thi. Vì nó sẽ làm các chi tiết trở nên rườm rà và mạch của cuốn sách sẽ lủng củng, không còn hấp dẫn nữa…
2.- Đọc bài của ông Triều tôi lại lẩn thẩn nghĩ. Nếu Bên thắng cuộc là thể chế VNCH mà ông Triều đã từng phục vụ (trước 1975) thì ai dám bảo sẽ “Không “hố sạu thực sự”" được? Khi người xé thư là người cha chứ không phải người con như trong sách của tác giả Huy Đức mô tả.
3.- Việc vì tình nghiã (cha con) sâu nặng với người đã khuất. Đặc biệt vì miếng cơm manh áo mà đến bây giờ ông Triều vẫn phải phô ra, cho dù đã 35 năm (nay đã mất giá lắm rồi) về câu chuyện được kết nạp đoàn: “một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn”… thì ai cũng có thể thông cảm được. Bởi nếu ông Triều mà không còn “nổi gai ốc” được nữa thì cái qúa khứ “nguỵ quân” của ông sẽ lập tức hiện về (như cái tin nhắn “Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”) thì liệu miếng ăn miếng uống của cả gia đình ông Triều có còn “cơm lành canh ngọt” được nữa không?

TIÊN LÃNG đã nói
BIẾT NÓI GÌ HƠN LÀ LỜI CÁM ƠN…
Lời chia xẽ cuả “Một công dân thời XHCN ” là lời than thở nhẹ nhàng như cơn gió thoảng nhưng ý nghiã tác động cuả nó mạnh như tiếng sét đánh gây ngạc nhiên cho không chĩ thế hệ cuả anh mà còn cho tất cã nhũng ai từng xã thân cho đất nuớc mà vô tình thành đãng viên cộng sãn , trở thành đốii tuợng định nghiả cuả Hội Đồng Châu Âu năm 2006 :” Công sãn là Tội Ác chống Nhân Loại”. Một lời tâm sự có giá trị lịch sử như
công trình hàng chục năm trời cuả Huy Đức đã lưu lại cho đời với tất cã những chứng tích cuả một giai đoạn lịch sử đau buồn … Công đức này không sao trả nỗi.
Cám ơn cã hai anh .

Một công dân thời XHCN đã nói
Gửi anh Lưu Đình Triều: Tôi đọc bài viết của anh mà lòng cứ suy nghĩ miên man, thấy có cái gì đó giống hoàn cảnh của tôi, dù tôi và anh khác nhau một thế hệ, cũng có lần tôi đã kể tóm tắt về hoàn cảnh mình trên diễn đàn này (Ở bài 1529: Thắng mình trước đã-còm 19), nhưng tôi thì ngược lại anh ở chỗ là ba tôi sống cùng thời anh nhưng học ra trường trước anh (cũng là sĩ quan nhưng khác ngành) vào quân đội VNCH vài năm thì lấy vợ, sau đó sinh con đầu lòng (tôi) còn đỏ ong ỏng và cũng từ cái lệnh “tổng động viên” vào cái ngày mà hàng năm ở báo của các anh hay nhắc đến từ ba mươi mấy năm nay, cái lần đó thì ba tôi không trở về với vợ con nữa, ba anh thì ở Bên Thắng Cuộc còn sống ở cái ngày ấy, còn ba tôi thì…
Tuổi thơ tôi là thời gian anh Huy Đức có nói ở trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc – “Giải Phóng”, lúc ấy tôi cũng “cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm” của… cha mình như anh nói, tôi giống anh, và tuổi thơ tôi cũng tin theo những những lời “tuyên huấn” của ba anh, cũng giận ba mình lắm, cũng buồn khi nghe ai nói ba mình là “ngụy”…Rồi tôi cũng phải lớn và trưởng thành như anh bây giờ, tôi lại giống anh và nghĩ không ai có thể làm hố ngăn cách được tình cha con mình, đó là tình máu mũ thiêng liêng, tôi chia sẻ với anh điều ấy…. Và qua năm tháng từ sự thật (và cả tự tìm hiểu) tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy tuổi thơ mình đã có những suy nghĩ sai, bây giờ từ từ nó đang hiện rõ mà tôi tin rằng con đường mà người cha mình đã chọn là đúng… Suy nghĩ mãi cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy được cái điểm mà tôi khác anh, “cả người tôi đã nổi đầy gai ốc” không dám “đưa tay thề nguyện dưới lá cờ” của đảng, tôi đã chọn “Bên Thua Cuộc”, và còn anh thì đã chọn “Bên Thắng Cuộc”, anh hay hơn tôi ở điểm này: chuyển thua thành thắng, còn tôi chuyển bại thành thua…

Dan Nam Bo đã nói
Gia đình tôi có nhiều người đi lính cho hai miền Nam, Bắc. Ông Chú tôi là đảng viên, là bộ đội sau khi đi tù Côn đảo về, ở tại Sài gòn, ông nói một câu thế này: Miền Bắc có rất nhiều mỏ, như mỏ than, mỏ sắt, nhưng trong đó “Mỏ nói láo” là nhiều nhất.
Sau đó tôi tổng kết kinh nghiệm cuộc đời, và thấy ông Chú nói chí lí. Nhất là khi học lịch sử, để tập trung lực lượng kháng chiến, ĐCSVN cũng đưa chiêu bài độc lập dân tộc. Tóm lại từ quá khứ đến hiện tại, tôi không thấy điều gì chân thật ở
ĐCSVN và cũng không thấy điều gì đúng với điều gọi là văn hóa hay nhân văn.
Và sau khi đọc BTC tôi thấy
ĐCSVN bản chất này luôn luôn giữ vững kkhông bao giờ thay đổi.

Người Phú Thọ đã nói
Đọc BTCcủa Huy Đức xong rồi đọc ông LĐTriều tôi có mấy suy nghĩ sau :
1. Ông Lưu Quý Kỳ dù là cán bộ cao cấp thì vẫn là một người cha. Như mọi người cha khác ông L Q Kỳ cũng yêu con là ông Triều và theo cách của ông. Còn ông Triều chắc chắn cũng yêu cha của ông một cách tư nhiên mà người ta gọi là tình máu mủ. Tuy nhiên vào năm 1975 giũa 2 cha con có một hố sâu kéo dài những mấy năm. Điều này là hậu quả của việc 2 cha con đi 2 con đường khác nhau : một người là quốc gia còn một người theo cộng sản. Chuyện ông LQK đi thăm ông Triều ở trại cải tạo nhưng không chịu gặp mặt mà. chỉ để lại lời nhắn khuyên con học tập tốt để nên ngưòi , là cách xử lý thường thấy ở những người cán bộ CS có thân nhân đang bị ở tù cải tạo.
2. Tôi có một ông chú là cán bộ cao cấp , tham gia cách mạng từ 1945. Sau năm 75 ông ta về thăm gia đình, có một người cháu ruột là Đại úy VNCH bị đi tù cải tạo . Mẹ ông Đại úy năn nỉ ông anh là cán bộ cao cấp bảo lãnh cho con mình ra khỏi tù. Ông cán bộ cũng trả lời rằng hãy để cháu nó “ học tập cải tao để trở thành người tốt “ y như lời ông LQK dạy con. Một hố sau ngăn cách xuất hiện trong gia đình . Mấy năm sau vì thương cháu ông cũng làm đơn bảo lãnh cho anh Đại úy ra khỏi tù. Hố sâu tạm thời được lấp lại.
3. Những chuyện này xảy ra trong rất nhiều gia đình ở Miền Nam VN sau năm 1975. Lúc đó tôi còn trẻ nên không hiểu sâu hiện tượng xã hội này. Có lẽ nó chỉ hy hữu xảy ra ở VN chứ không có ở các nước khác , do hoàn cảnh đặc thù ở nước ta. Ngày nay đã lớn tuổi lại trãi nghiệm qua nhiều sự thật cuộc đòi tôi đã cảm nhận ra một điều ( có lẽ rất chủ quan ) rằng : những người Cộng sản như ông LQK và ông chú tôi ( tôi muốn nói là những người CS thật lòng chứ không phải nhũng ông CS dõm như những ông X, Y Z…hiện nay ) cũng rất yêu gia đình nhưng nếu đặt lên bàn cân thì chắc chắn họ sẽ yêu Đảng hơn yêu chính gia đình của mình

Minhhoang đã nói
Tạm cho là Lưu Đình Triều bắt đầu tác nghiệp báo của mình vào năm 1984, theo “lý lịch trích ngang ở khung trên” thì ở vào thời điểm trước đó, tức là giai đoạn 04/1975-1984 thì tại Hà Nội làm gì có “Đại Học Báo Chí”?
Theo lời bộc bạch của Lưu Đình Triều “Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi” thì có thêm khối chuyện để bàn, thứ nhất là LĐT với cấp bậc Thiếu Úy QLVNCH tại sao lại được “cải tạo” nhanh thế, vì theo ghi nhận riêng, thì quân nhân các cấp của QLVNCH, trừ cấp bậc Hạ Sĩ Quan cho đến cấp thấp nhất, ít có người được cho đi “Học tập” dài hạn nhưng từ cấp Sĩ quan trở lên, dù là Chuẩn úy thường thì phải được “cải tạo” lâu hơn vì “mang nhiều nợ máu với nhân dân”, ít nhất là vài niên, thế mà một tên thiếu úy “ngụy” như Lưu Đình Triều, mới vừa hơn 3 năm sau ngày thống nhất, LĐT đã nắm trong tay được tấm thẻ đoàn khiến cho thêm nhiều dấu hỏi được đặt ra.
Câu hỏi thứ hai là ai đã “cơ cấu” cho Lưu Đình Triều học tập cải tạo vượt bậc đến thế?
Câu hỏi thứ ba là, sau khi đã được “cải tạo” xong, LĐT có bao giờ, khi gặp lại cha ruột (hổng phải cha chung) LĐT hỏi cha mình là “tại sao bá má lại đem con đi bỏ…Ngoại, lỗi lầm con mắc phải là những lỗi lầm nào? Vì ba má, hay là vì Ngoại theo câu “con bà nội, cháu bà ngoại”. Ba cũng biết, khi ba má đi tập kết, con chỉ mới có vài ba tuổi đầu? Ai sẽ là người hướng dẫn con nếu không phải là bà Ngoại của con?”
Chuyện của nhà họ Lưu, câu hỏi còn rất nhiều nhưng vẫn không thể nào lâm ly bi đát như chuyện của gia đình Bà Đặng Mỹ Dung, tác giả của “Ngàn Giọt Lệ Rơi”, thiết nghĩ ông nhà báo LĐT cũng cần đọc qua cho biết thêm là có hố ngăn cách nào sâu rộng hơn trong tình cảm gia đình khi có người là chồng, là cha, là trụ cột của gia đình đi “Tập Kết”?
Vào thời điểm 1975, thân phụ của bà Đặng Mỹ Dung, là một Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.

ĐĂNG QUANG đã nói
-Giao ban báo chí mới đây,trên anh Đinh tặc đã chỉ thị không nói về Bên thắng cuộc nữa.Lý do ,là quảng cáo không công cho Huy Đức, và
quan trọng hơn,đây là cuốn sách đồ sộ về tư liệu,lần đầu tiên và khá đầy đủ,góp phần lột rõ bộ mặt của chế độ,cả trong quá khứ tàn bạo về hành xử,u mê về chủ thuyết,cho tớichuyện”đánh cắp lịch sử”.Trên các ảnh sợ là phải!Bài anh Triều lẽ là bài cuối của lề phải về cuốn BTC?
Riêng với anh Triều,xin góp với anh vài ý sau:
Cách đây khoảng 30 năm,tôi đã đọc cuốn”Nước về biển cả”của bố anh,dày cỡ 3-500 trang,in bằng giấy tốt,bìa đẹp,trong hoàn cảnh lúc đó rất khó khăn,rõ ràng có sự ưu ái,vì đó là sách ca ngợi HCM.Nay được biết ông là cán bộ tuyên huấn”gộc”,mới hiểu vì sao ban đầu ông cư xửvới anh như thế.Đó là vì,gộc thế,chứ gộc nữa mà can thiệp lộ liễu cho anh,là ông bị”tổ chức”pằng pằng”ngay.Vì kô hiểu thâm ý của cụ,anh đã có lúc oán trách”oan”ông.Thực tế,là thiếu uý VNCH,anh chỉ đi cải tạo có 2 năm,không hề bị ngược đãi,sau đó và đến nay,anh đang ở vị trí mà khối người đã cống hiến cho đảng cộng sản hơn anh nhiều,phải đứng từ xa mà nuốt nước miếng,anh chắc hết oán bố mình rồi?
Ông thân sinh anh đã can thiệp,nhưng khéo léo hơn đám tướng tá VNCH nhiều.Có như vậy ông mới tồn tại và anh mới có ngày nay,anh Triều ạ.
Cái hố sâu rõ ràng là có,nhưng vì điều kiện riêng
trong đó chắc chắn có lợi thế của bố anh,mà 2 bố con anh đã lấp lại đươc.Còn hàng vạn gia đình khác,thì nó là mãi mãi không thể đầy!Không tin,anh hỏi những nạn nhân cải cách ruộng đất thôi cũng đủ biết.
Anh có cảm giác đau đớn khi Huy Đức nhắc đến bố anh,mặc dù ông lúc sống thì được ưu đãi,khi mất trong(trường hợp bình thường)được đảng lo cho tang lễ trang trọng chứ không phải chết mất xác do vượt biên,do bị tra tấn,hành hạ trong các trại cải tạo và nhà tù CS.Vậy thì,với những nạn nhân của “Giải phóng”,anh có cho rằng họ cũng có tâm trạng đau đớn tương tự anh,thậm chí còn hận thù với những gì cộng sản đã gây ra cho người thân của họ sau ngày 30-4-1975 khi nhắc đến cái chết của người thân của họ?
Theo tôi,anh nên im lặng.Vừa được tiếng là chấp hành chỉ thị,vừa đỡ bị nguyền rủa.
Về cái “HỐ SÂU”,còn cái tư tưởng chỉ đạo sắt máu,u mê cộng sản như đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại,thì chừng đó,chẳng riêng gì anh hay tờ Tuổi trẻ,mà cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ cũng chẳng làm được cho nó đầylại như bố con anh.Sao vậy?Vì bố con anh còn có tình huyết nhục mà che chở cho nhau,ngược lại,người cộng sản nó chỉ bảo vệ cái Chủ nghĩa xã hội thôi, nó-lũ phản bội CS-làm gì có nghĩa đồng bào!

. . . . . . .








No comments:

Post a Comment

View My Stats