Lê Thiên -
Nữ Vương Công Lý
01/13 10:58 PM
Chúng ta bước vào năm Quý Tị 2013 với một biến động mới đối với Giáo Hội
Công Giáo Việt Nam: Cộng sản lại đánh cướp tu viện Carmêlô ở Hà Nội.
Theo thông
báo mới nhất của Tòa TGM Hà Nội ngày 03/01/2013, “Ngày 29/10/2012 Đức Tổng
Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã gửi đơn
khiếu nại khẩn cấp lần 4 đến các cấp chính quyền liên hệ. Trong khi Tòa
Tổng Giám mục chưa nhận được văn thư
trả lời nào từ chính quyền, thì sáng hôm nay ngày 03/01/2013 Sở Y tế Hà
Nội lại tiếp tục phá dỡ Tu viện và tiến hành công trình xây dựng Nhà điều trị
Nội khoa tại đây. Hôm nay, sau khi đã liên hệ nhưng không thể tiếp xúc được với
những vị hữu trách cấp cao của chính quyền, Đức Tổng Giám mục đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần 5 đến Thủ
tướng và các cấp chính quyền.”
Rõ ràng CSVN
tiếp tục hành động sách nhiễu, cướp bóc của chúng hồi năm 2012 trở về trước
nhằm vào tài sản hợp pháp của GHCG. Điều này buộc chúng ta nhìn lại những hành
động ăn cướp dã man đê hèn trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN trong năm qua
(2012).
Trước khi đi
vào nội dung chính các biến cố đã xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và dân Chúa
trong nước, chúng ta cũng nên lướt qua trang web của HĐGMVN để xem trang ấy nêu
lên những “biến cố” nào gọi là “biến cố nổi bật” của Giáo Hội Công Giáo VN:
1. Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam
Kỷ niệm 40
thành lập (1972-2012), Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã tổ chức Hội nghị
toàn thể lần thứ X tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị như thế được
tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị nhóm họp ngày 11-12-2012 tại giáo phận Xuân Lộc
trong 5 ngày và bế mạc tại Sài Gòn ngày 16-12.
2. Giáo hội Việt Nam khai mạc Năm Đức Tin
Hiệp thông
với Giáo hội toàn cầu, Giáo hội Việt Nam chính thức khai mạc Năm Đức Tin vào
sáng 12-10-2012, khi kết thúc Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 của Hội đồng Giám
mục Việt Nam tại Thanh Hóa.
3. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La
Vang
Ngày
15-8-2012, tại Thánh địa La Vang – Tổng giáo phận Huế, Đức Tổng giám mục Phêrô
Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh lễ trọng
thể kính Đức Mẹ hồn xác lên trời và Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương
cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện
không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam và các GM, LM VN cùng đồng tế. Tham dự Thánh lễ có khoảng 200 ngàn
tín hữu.
4. Phái đoàn Tòa Thánh đến Hà Nội
Chúa nhật
26-2-2012, Phái đoàn Tòa Thánh đã đến Hà Nội, chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ ba
với Phái đoàn Việt Nam theo thỏa thuận đã đạt được từ cuộc họp lần trước tại
Vatican hồi cuối tháng Sáu 2010. Phái đoàn do Đức ông Ettore Balestrero, Thứ
trưởng ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu.
5. Tân Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế và Tân giám mục giáo phận Phú
Cường
Ngày
18-8-2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục
Tổng giáo phận Huế của ĐứcTổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể và bổ nhiệm Đức
giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế làm
Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế.
Bây giờ đến
lượt chúng ta thử duyệt lại những trang báo của năm 2012 để xem có những “biên
cố nổi bật” nào khác liên quan tới người Công giáo VN không. Thưa, nhiều lắm!
Ở đây mạn phép ghi nhận 10 biến cố đáng chú ý năm 2012 sau đây.
1. CSVN thu hồi visa phái đoàn Tòa Thánh
Không biết đã
xảy ra chưa cuộc họp lần thứ ba giữa Tòa Thánh và Việt Nam mà HĐGMVN đề cập.
Chỉ biết là nhà cầm quyền Việt Nam đã cấp visa cho một phái đoàn Tòa Thánh sang
Việt Nam rồi lại “đột ngột thu hồi visa ấy chỉ 2 ngày trước khi phái đoàn lên
đường.”
Phái đoàn này
thuộc Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y
d64n đầu, theo chương trình, sẽ tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9
Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt
động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong
thánh”. Nhưng ngay hôm 21/3/2012, Đại sứ CSVN tại Ý đã vội vã thu hồi visa
ấy khiến phái đoàn phải hủy chuyến đi.
2. Một linh mục Công giáo Cao
nguyên bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về. Không
một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục.
Vào ngày
23.02.2012, sau khi đi dâng lễ an táng ở làng Kon Hnong, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon
Tum về, Lm Nguyễn Quang Hoa bị 3 tên côn đồ người Kinh, tóc xanh tóc vàng đuổi
theo, dùng hung khí (thanh sắt) liên tục đánh đập ngài nhiều lần một cách dã
man dù ngài cố sức gượng dậy chạy trốn. Cha vội chạy vào rừng cao su, cũng bị
bọn chúng rượt đuổi theo đánh, bị thương ở đầu và cả người, rất may Cha bị
không nặng lắm. Sau đó bọn chúng ra đập phá hỏng xe máy của Cha Hoa ở đường và
bỏ đi.
May là ngài
thoát chết, nhưng bầm giập cả mình mẩy lẫn tay chân. Bác sỹ khám cho ngài khẳng
định ngài bị dập phổi.
Làng Kon Hnong
này Cha Hoa đã dâng lễ an táng 5 lần, và lần nào cũng bị “cảnh cáo”, đe dọa,
lần này tai họa đã đến với ngài. Ai chủ mưu?
3. Linh mục Nguyễn Văn Bình (Hà Nội) bị hành hung.
Ngày
14/4/2012, nhà cầm quyền Chương Mỹ, Hà Nội dùng một bọn côn đồ và công an giả
danh côn đồ đập phá nhà nuôi trẻ cô nhi do linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình,
chánh xứ Yên Kiện tổ chức. Linh mục Bình bị đánh bất tỉnh, nhiều giáo dân bị
đánh tàn ác, dã man, các trẻ cô nhi bị đuổi ra khỏi nhà, vật dụng vứt ra sân và
ngôi nhà bị đập phá tan tành.
Công an xã Thủy Xuân Tiên còn vơ vét tất cả những thứ có thể được đưa đi bán sắt vụn.
Công an xã Thủy Xuân Tiên còn vơ vét tất cả những thứ có thể được đưa đi bán sắt vụn.
1. Đàn áp giáo dân tại giáo điểm Quỳ Châu, hạt Phủ Quỳ, Giáo phận Vinh
Vụ việc bắt
đầu vào ngày 11/06/2012 sau khi các linh mục hạt Phủ Quỳ cùng giáo dân
huyện Quỳ Châu và bà con láng giềng tập trung về gia đình ông Nguyễn Văn
Vị thuộc Bản Bình 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu để cùng dâng Thánh
Lễ cầu bình an cho gia đình nhân dịp ông này vừa hoàn thành ngôi nhà
mới.
Một số kẻ
lạ mặt, khoảng 50 người (bà con giáo dân đã nhận ra một số trong họ là công
an), kéo đến ngăn cản, khủng bố tâm lý và ném những quả trứng thối lên
nền nhà, nơi dâng lễ… Sau đó, một số giáo dân bị côn đồ xâm nhập vào nhà đánh
bị thương, như ông bà Trần Văn Lưong, ông Kim Vân Anh cùng vài người khác.
1. Con Cuông: Quân đội, Công an, Côn đồ đàn áp đẫm máu giáo dân
Chúa nhật Lễ
Chúa Ba Ngôi ngày 03/6/2012, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu đến dâng lễ, một
đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc chính quyền huyện Con Cuông… ngăn chặn,
gây nhiễu, làm ồn không cho linh mục dâng lễ. Nhưng cha Hậu vẫn can đảm tiến
hành dâng lễ cho bà con. Nhiều công an trà trộn vào cộng đoàn tham dự thánh lễ
hôm đó để gây rối bằng những hành động khiếm nhã như tắt ampli, níu kéo không
cho thừa tác viên lên công bố Lời Chúa…
Đàn áp tôn giáo tại Con Cuông
Ngày
24/6/2012 tình hình trở nên trầm trọng, khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đến
dâng thánh lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.
Công an và
côn đồ đặt loa phóng thanh công suất lớn sát cửa sổ nhà nguyện để gây ồn trong
suốt Thánh lễ. Bên ngoài nhà nguyện, nhiều thanh niên du côn xô đẩy, gây sự với
giáo dân tham dự thánh lễ. Loa phóng thanh còn oang oang kể “tội” Đức Giám mục
Giáo phận, các Linh mục và giáo dân đến dâng lễ.
Chiều ngày 1
tháng 7 năm 2012, linh mục G.B Nguyễn Đình Thục lại đến dâng Thánh Lễ cho các
giáo dân thuộc Giáo điểm Con Cuông thì bị một nhóm côn đồ chặn lại đánh đập.
Các giáo dân
tại giáo điểm Con Cuông nghe tin, vội đến tiếp cứu thì cũng bị nhóm côn đồ đánh
đập dã man, một số giáo dân bị bắt, nhiều giáo dân bị thương nặng, trong đó có
chị Maria Ngô Thị Thanh bị đánh vỡ hộp sọ.
1. Kon Tum: các cơ sở Tôn Giáo bị đập phá
Ngày
28/5/2012, Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum đã gửi văn thư kiến nghị tới UBND
tỉnh Kon Tum về việc các cơ sở Tôn giáo của giáo phận trên địa bàn Tỉnh Kon
Tum, đặc biệt khu nhà Trung Tâm Tình Thương của Tòa Giám Mục Kontum tọa lạc ở
12, Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, TP Kontum, đang bị nhà cầm quyền đập phá cách
trái pháp luật.
Văn thư nêu
rõ, vấn đề đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo: “không chỉ là vấn đề tài
sản nhà cửa của một tập thể mà còn có tính tiêu biểu cho cả đường lối chính
sách của một chế độ. Chấp nhận hay im lặng để một cơ quan phi tang một cơ sở
‘mượn’ mà không trả cũng đồng nghĩa với tội ác!”
Ngày
12.08.2012 nhà nguyện làng Đak Pnan, xã Kon Thục, huyện Mang Yang, tinh Gia
Lai, bị nhà cầm quyền gây áp lực buộc giáo dân trong làng phải tháo dỡ Thánh
Giá, bàn Thờ, nhà tạm đặt Mình Thánh Chúa…
Sáng hôm sau,
ngày 13.08.2012, nhà cầm quyền tiếp tục vào làng Đak Pnan buộc dân làng tháo
chuông nhà nguyện. Dân làng dứt khoát không thực hiện, cán bộ xã đã tự tháo
xuống.
Đak Pnan là
một trong những làng cùi của vùng Măng Yang. Được biết, tại tỉnh Gia Lai, dân
số người Bahnar khoảng 160 ngàn người. Măng Yang là một trong những huyện có
người Bahnar sống tập trung đông nhất.
Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang Công Giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành, Gp
Vinh.
Vào sáng ngày
17/7/2012, giáo dân thuộc giáo xứ Nghĩa Thành bất ngờ phát hiện những cây Thánh
giá nằm lăn lóc và bị đập nát tại nghĩa trang trên địa bàn xã Nghĩa Trung,
Nghĩa Đàn, Nghệ An, nơi yên nghỉ của những người thân là tổ tiên, ông bà, cha
mẹ từ bao đời.
Ai là chủ mưu
đây khi kẻ phá phách chỉ nhằm vào Thánh giá chứ không phải là mồ mả? Có tất cả
47 Thánh giá bị đập nát.
1. Bản phúc trình của UBCL&HB Việt Nam
Ngày
01/11/2012, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình (UB/CLHB) đệ trình lên Đức cha Chủ tịch
HĐGM/VN, Đức Hồng y và các Đức cha trong HĐGMVN bản phúc trình về một số tình
hình xã hội Việt Nam hiện nay đang được dư luận quan tâm, trong đó có 7 nét tiêu
biểu gồm: (1) Án xử bất công; (2) Dùng
bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự; (3) Tham nhũng thành quốc nạn; (4) Chủ quyền đất nước; (5) Phẩm giá con người; (6) Tự do Ngôn luận; (7) Tự do tôn giáo.
Kết thúc bản
phúc trình, “Ủy Ban CL&HB ước mong nhận được những góp ý tích cực, hướng
dẫn cụ thể và đầy tình hiệp thông của Đức Cha Chủ tịch HĐGM, Đức Hồng Y và quí
Đức Cha để có thể góp phần loan báo Tin Mừng trong lãnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội… đầy khó khăn và thách đố này.” Nhưng đến nay, chưa thấy ca Đấng tại
Việt Nam hồi đáp công khai trên truyền thông.
2. Nghị định số NĐ 92/2012/NĐ-CP về tôn giáo tại Việt Nam.
Nghị định này
được ký ngày 08.11.2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2013. Nó thay thế cho
nghị định số NĐ 22/2005/NĐ-CP ban hành ngày 01.03.2005.
Theo Trịnh
Viên Phương (Dân Làm Báo), “so sánh với NĐ 2005 thì NĐ 2012 thì đa số giới
lãnh đạo tôn giáo đều quan ngại nhà nước đang xiết dần cách quản lý các tôn
giáo. Báo hiệu thời kỳ khó khăn cho các tổ chức tôn giáo dù có hay không có tư
cách pháp nhân hiện nay ở Việt Nam. Đây là một bước lùi trong việc thực hiện
chính sách tự do tín ngưỡng cần được báo động trên các diễn đàn trong và ngoài
nước.”
Trong khi
Trịnh Việt Phương phân tích chi ly cái Nghị địh ác ôn này trên Dân Làm Báo, thì
trang web của UBCL&HB Việt Nam cũng đưa ra một lời nhận xét rất vắn tắt: “Đây
là văn bản hết sức tụt hậu so với Nghị định 2005 vốn có quá nhiều bất cập, vì
nó đã can thiệp quá thô bạo, rất bất công và đầy vô lý vào công việc thuần túy
nội bộ của các tôn giáo, xâm phạm nghiêm trọng quyền căn bản của công dân, chắc
chắn sẽ gây nhiều xáo trộn trong đời sống xã hội, đồng thời khó có thể lường
trước những hệ lụy phức tạp.”
3. Công an Hà
Nội dẹp dạ tiệc mừng Giáng Sinh của CĐ Vinh
Ngày
22/12/2012 Cộng đoàn Sinh viên Vinh tại Hà Nội tổ chức buổi tiệc mừng Giáng
Sinh tại một nhà hàng ở Hà Nội, và buổi tiệc đã bị dẹp bởi một lực lượng ăn mặc
thường phục có xe công an hỗ trợ.
Đây là sinh
hoạt được cho biết bình thường hằng năm của cộng đoàn những sinh viên, thanh
niên Vinh đang học tập ở Hà Nội, số lượng chừng vài trăm người.
Buổi tiệc
diễn ra chừng một tiếng đồng hồ thì một nhóm người không mặc sắc phục ập đến
xưng danh là công an phường, cùng với một xe công an Mỹ Đình. Nhóm người này đòi
người trưởng cộng đoàn Vinh xuất trình giấy tờ và yêu cầu giải tán buổi tiệc.
Trong khi những người tự xưng là công an lại không đưa ra bất cứ giấy tờ chứng
minh họ đang thi hành công vụ. Rồi đèn tự dưng tắt phụt, trong khi đèn của
tất cả phố đó vẫn sáng.
Nhà văn Võ
thị Hảo, một người không Công giáo nhưng có bạn thuộc Cộng đoàn Vinh mời đi
tham dự, chứng kiến sự việc và nhận xét “tôi thấy họ là những sinh viên,
thanh niên rất trẻ. Họ hát thánh ca, họ múa trong sự rất hòa bình. Họ chỉ hát
thánh ca, những bài hát thánh thiện. Những khuôn mặt của họ rất sáng và rất
bình an, rất chân thành. Không có bất kỳ một lời nào, một cử chỉ nào mà gọi là
chẳng hạn như ‘kích động’ hay ‘xúi giục’ …
Lê Thiên
No comments:
Post a Comment