01/13/2013
Anh Lê Thái Phúc của
hội hải quân miền Bắc Cali vừa cho biết anh em sẽ họp mặt ghi dấu, và tưởng
niệm trận Hoàng Sa vào đầu năm 2013. Tổ chức tại Yerba Buena high school số
1855 Lucretia Ave. San Jose, CA 95122 vào lúc 10 giờ 30 ngày chủ nhật 20 tháng
01 năm 2013. Như vậy là, từ tháng 1-74 đến nay thấm thoát đã 39 năm.
Ngày xưa, năm 1953 vừa đỗ xong trung học tôi cũng đã từng muốn trở thành sĩ quan không quân hay hải quân. Nhưng hoàn cảnh và sự hiểu biết tin tức giới hạn, nên 1954 may mắn tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà Lạt cũng là niềm hãnh diện. Rút cuộc, suốt 21 năm bộ binh nào đâu có biết chuyện không quân hay hải quân mà bàn đến.
Năm 2008 nhân dịp nầy lấy tài liệu ra đọc về trận Hoàng Sa, tôi viết một bài có tựa đề là Lệnh khai hỏa.
Trong trận Hoàng Sa năm xưa tài liệu ghi lại có bút phê của tổng thống Thiệu ra lệnh hải quân của ta cố bảo vệ Hoàng Sa và sau cùng, nếu cần thì phải chiến đấu. Dù lệnh có thể không rõ ràng nhưng ai cũng hiểu rằng ông cho phép vị tư lệnh trên biển cả sẽ được phép quyết định khi nào nổ súng. Sau cùng chính bên hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa mở đầu trận hải chiến. Bài viết của chúng tôi đưa ra một tiêu đề chính là lệnh khai hỏa thực sự từ đâu. Hệ thống quân giai mở đầu từ bút phê của tổng thống tổng tư lệnh. Nhưng khi trận chiến xảy ra thì vị tư lệnh hải quân đang trên đường bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Đại tá chỉ huy hạm đội Hoàng Sa thỏa hiệp với tư lệnh hải quân vùng I cho lệnh tác xạ. Lệnh xuống hạm trưởng qua máy vô tuyến. Nhưng sau cùng khẩu lệnh bắn trực tiếp do sĩ quan tác xạ của chiến hạm.
Tình cờ của lịch sử là ông sĩ quan tác xạ của chiến hạm ra lệnh nổ súng là một trung úy quê Nam Định. Tác giả bài báo xúc động qua tin tức nên đã viết rằng Lệnh khai hỏa đã do vua Trần Nhân Tông ban hành từ thế kỷ trước. Quê hương của nhà Trần là Nam Định. Bài báo nhỏ bé của chúng tôi đã được quý độc giả tán thưởng và tin tức gửi đến cho biết có cả nhiều độc giả từ hàng ngũ sĩ quan hải quân của Việt Nam hiện nay.
Những suy luận bên cạnh Hoàng Sa-Trường Sa.
Nhân dịp đọc hải sử về các biến cố trên biển Đông, đọc tin tức về những tranh chấp giữa Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á. Tôi lại có dịp nói chuyện với các vị tư lệnh hải quân và các vị hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu lien quan đã được giải mật.
Xin chia xẻ với quý vị một vài điểm sau đây.
Về trận Hoàng Sa 74:
Kết quả trận Hoàng Sa, cả 2 bên đều bị thương vong. Phía Việt Nam Cộng Hòa có lệnh đưa thêm chiến hạm ra tăng cường nhưng sau cùng có lệnh đoạn chiến. Cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng. Hai bên đều có buổi tiếp đón chiến sĩ trở về.Trên thực tế sau đó Việt Nam Cộng Hòa mất toàn bộ Hoàng Sa. Trận Hoàng Sa chỉ chứng tỏ một điều là dù thế yếu, phía Việt Nam Cộng Hòa đã dũng cảm chiến đấu.
Hình : Thiếu tá Phạm văn Hồng QĐI trong ngày trở về. Trung Cộng đón tầu về từ Hoàng Sa
Câu hỏi đưa ra là, nếu bên ta không nổ súng hoặc bên hải quân Việt Nam đem toàn lực ra chiến đấu ở Hoàng Sa, chuyện gì sẽ xẩy xa?
Tài liệu sau này tiết lộ cho biết là Trung Cộng quyết tâm lấy Hoàng Sa năm 74 vì được Mỹ thỏa hiệp bất can thiệp. Vì vậy nên trước sau cũng mất. Trận Hoàng Sa đơn thuần là một chứng tỏ miền Nam đã chiến đấu. Tuy nhiên, sự thoả hiệp giữa Mỹ và Trung cộng có thực sự hay không? Ở mức độ nào? Hay là chỉ hiểu ngầm? Dù rằng khi chuyện xẩy ra, Mỹ quả thực đã án binh bất động.
Về thái độ Hoa Kỳ. Những tin tức được giải mật hiện nay cho biết khi trận Hoàng Sa xẩy ra chiến hạm Mỹ được lệnh tránh xa. Thậm chí cũng không có cơ hội tiếp cứu các chiến binh hải quân VNCH lênh đênh trên biển cả. Tôi có dịp nói chuyện với các vị nguyên tư lệnh bên hải quân, mong rằng phải chi bây giờ liên lạc được với vài hạm trưởng Hoa Kỳ về hưu, nhưng ngày xưa có mặt gần trận Hoàng Sa xem cảm tưởng ra sao.
Từ phủ tổng thống, qua bộ tổng tham mưu đến bộ tư lệnh hải quân Việt Nam không có hệ thống liên lạc trực tiếp để hỏi thẳng các giới chức Mỹ xem bạn đồng minh làm ăn ra sao và đã sớm dứt tình cay đắng như thế. Chỉ còn được tin tức qua các sỹ quan tùy viên bên dưới. Về lãnh vực bang giao quốc tế qua ngoại trưởng Vương văn Bắc năm 74 cũng đã lên tiếng trên diễn đàn thế giới kết án Trung Cộng xâm lăng.
Lúc còn sinh tiền khi ngoại trưởng đến thăm viện Bảo tàng Việt Nam tại San Jose ông cũng cho biết là vì tế nhị ngoại giao nên tổng thống không đặt vấn đề công khai với chính phũ Mỹ. Suốt cuộc chiến dù hy sinh 58 ngàn chiến binh nhưng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa không hề có một hiệp ước bảo vệ hỗ tương được quốc hội thông qua.
Như vậy lẽ ra một hiệp ước như thế cần phải được vận động để chính thức ra đời vào đầu thập niên 1960. Dù chiến tranh Việt Nam là sự kiện lịch sử lớn lao của Hoa Kỳ, nhưng rút cục vẫn chỉ là cuộc chiến riêng của các vị tổng thống mà thôi.
Những tài liệu mới giải mật
Ngày xưa, năm 1953 vừa đỗ xong trung học tôi cũng đã từng muốn trở thành sĩ quan không quân hay hải quân. Nhưng hoàn cảnh và sự hiểu biết tin tức giới hạn, nên 1954 may mắn tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà Lạt cũng là niềm hãnh diện. Rút cuộc, suốt 21 năm bộ binh nào đâu có biết chuyện không quân hay hải quân mà bàn đến.
Năm 2008 nhân dịp nầy lấy tài liệu ra đọc về trận Hoàng Sa, tôi viết một bài có tựa đề là Lệnh khai hỏa.
Trong trận Hoàng Sa năm xưa tài liệu ghi lại có bút phê của tổng thống Thiệu ra lệnh hải quân của ta cố bảo vệ Hoàng Sa và sau cùng, nếu cần thì phải chiến đấu. Dù lệnh có thể không rõ ràng nhưng ai cũng hiểu rằng ông cho phép vị tư lệnh trên biển cả sẽ được phép quyết định khi nào nổ súng. Sau cùng chính bên hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa mở đầu trận hải chiến. Bài viết của chúng tôi đưa ra một tiêu đề chính là lệnh khai hỏa thực sự từ đâu. Hệ thống quân giai mở đầu từ bút phê của tổng thống tổng tư lệnh. Nhưng khi trận chiến xảy ra thì vị tư lệnh hải quân đang trên đường bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Đại tá chỉ huy hạm đội Hoàng Sa thỏa hiệp với tư lệnh hải quân vùng I cho lệnh tác xạ. Lệnh xuống hạm trưởng qua máy vô tuyến. Nhưng sau cùng khẩu lệnh bắn trực tiếp do sĩ quan tác xạ của chiến hạm.
Tình cờ của lịch sử là ông sĩ quan tác xạ của chiến hạm ra lệnh nổ súng là một trung úy quê Nam Định. Tác giả bài báo xúc động qua tin tức nên đã viết rằng Lệnh khai hỏa đã do vua Trần Nhân Tông ban hành từ thế kỷ trước. Quê hương của nhà Trần là Nam Định. Bài báo nhỏ bé của chúng tôi đã được quý độc giả tán thưởng và tin tức gửi đến cho biết có cả nhiều độc giả từ hàng ngũ sĩ quan hải quân của Việt Nam hiện nay.
Những suy luận bên cạnh Hoàng Sa-Trường Sa.
Nhân dịp đọc hải sử về các biến cố trên biển Đông, đọc tin tức về những tranh chấp giữa Trung Cộng và các quốc gia Đông Nam Á. Tôi lại có dịp nói chuyện với các vị tư lệnh hải quân và các vị hạm trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu lien quan đã được giải mật.
Xin chia xẻ với quý vị một vài điểm sau đây.
Về trận Hoàng Sa 74:
Kết quả trận Hoàng Sa, cả 2 bên đều bị thương vong. Phía Việt Nam Cộng Hòa có lệnh đưa thêm chiến hạm ra tăng cường nhưng sau cùng có lệnh đoạn chiến. Cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng. Hai bên đều có buổi tiếp đón chiến sĩ trở về.Trên thực tế sau đó Việt Nam Cộng Hòa mất toàn bộ Hoàng Sa. Trận Hoàng Sa chỉ chứng tỏ một điều là dù thế yếu, phía Việt Nam Cộng Hòa đã dũng cảm chiến đấu.
Hình : Thiếu tá Phạm văn Hồng QĐI trong ngày trở về. Trung Cộng đón tầu về từ Hoàng Sa
Câu hỏi đưa ra là, nếu bên ta không nổ súng hoặc bên hải quân Việt Nam đem toàn lực ra chiến đấu ở Hoàng Sa, chuyện gì sẽ xẩy xa?
Tài liệu sau này tiết lộ cho biết là Trung Cộng quyết tâm lấy Hoàng Sa năm 74 vì được Mỹ thỏa hiệp bất can thiệp. Vì vậy nên trước sau cũng mất. Trận Hoàng Sa đơn thuần là một chứng tỏ miền Nam đã chiến đấu. Tuy nhiên, sự thoả hiệp giữa Mỹ và Trung cộng có thực sự hay không? Ở mức độ nào? Hay là chỉ hiểu ngầm? Dù rằng khi chuyện xẩy ra, Mỹ quả thực đã án binh bất động.
Về thái độ Hoa Kỳ. Những tin tức được giải mật hiện nay cho biết khi trận Hoàng Sa xẩy ra chiến hạm Mỹ được lệnh tránh xa. Thậm chí cũng không có cơ hội tiếp cứu các chiến binh hải quân VNCH lênh đênh trên biển cả. Tôi có dịp nói chuyện với các vị nguyên tư lệnh bên hải quân, mong rằng phải chi bây giờ liên lạc được với vài hạm trưởng Hoa Kỳ về hưu, nhưng ngày xưa có mặt gần trận Hoàng Sa xem cảm tưởng ra sao.
Từ phủ tổng thống, qua bộ tổng tham mưu đến bộ tư lệnh hải quân Việt Nam không có hệ thống liên lạc trực tiếp để hỏi thẳng các giới chức Mỹ xem bạn đồng minh làm ăn ra sao và đã sớm dứt tình cay đắng như thế. Chỉ còn được tin tức qua các sỹ quan tùy viên bên dưới. Về lãnh vực bang giao quốc tế qua ngoại trưởng Vương văn Bắc năm 74 cũng đã lên tiếng trên diễn đàn thế giới kết án Trung Cộng xâm lăng.
Lúc còn sinh tiền khi ngoại trưởng đến thăm viện Bảo tàng Việt Nam tại San Jose ông cũng cho biết là vì tế nhị ngoại giao nên tổng thống không đặt vấn đề công khai với chính phũ Mỹ. Suốt cuộc chiến dù hy sinh 58 ngàn chiến binh nhưng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa không hề có một hiệp ước bảo vệ hỗ tương được quốc hội thông qua.
Như vậy lẽ ra một hiệp ước như thế cần phải được vận động để chính thức ra đời vào đầu thập niên 1960. Dù chiến tranh Việt Nam là sự kiện lịch sử lớn lao của Hoa Kỳ, nhưng rút cục vẫn chỉ là cuộc chiến riêng của các vị tổng thống mà thôi.
Những tài liệu mới giải mật
1)Trung Cộng quyết
tâm chiếm Hoàng Sa.
Đã có sự chuẩn bị tập dượt chu đáo rồi bất ngờ ngày 11 tháng 1-1974 Trung Cộng vừa công bố chủ quyền là lập tức đưa lực lượng tiền phương ra Hoàng Sa. Ngày 18 tháng 1 khởi sự lấn chiếm các đảo. Ngày 19 khiêu khích để gây hải chiến. Sau khi hải quân VN đoạn chiến, rút tàu ra khỏi vòng chiến. Địa phương quân và các chuyên viên vẫn còn trên đảo. Ngày 20 Trung Cộng tấn công toàn diện, dùng cả phi cơ, chiếm Hoàng Sa, bắt hết tù binh.
2) Tương quan lực lượng.
Đã có sự chuẩn bị tập dượt chu đáo rồi bất ngờ ngày 11 tháng 1-1974 Trung Cộng vừa công bố chủ quyền là lập tức đưa lực lượng tiền phương ra Hoàng Sa. Ngày 18 tháng 1 khởi sự lấn chiếm các đảo. Ngày 19 khiêu khích để gây hải chiến. Sau khi hải quân VN đoạn chiến, rút tàu ra khỏi vòng chiến. Địa phương quân và các chuyên viên vẫn còn trên đảo. Ngày 20 Trung Cộng tấn công toàn diện, dùng cả phi cơ, chiếm Hoàng Sa, bắt hết tù binh.
2) Tương quan lực lượng.
Hải
quân Việt Nam năm 1974 quân số 40 ngàn. Khả năng trên biển chỉ có 2 khu trục, 7
tuần dương, 8 hộ tống. Có thể coi là không đủ so với nhu cầu của 5 vùng duyên
hải và còn rất kém so với hải quân Trung cộng. Thêm vào đó các chiến hạm của Mỹ
giao cho Việt Nam đã bị tháo gỡ các dàn hỏa tiễn. Ngay sau khi nổ súng, tùy
viên quân sự Hoa kỳ tại tòa lãnh sự Đà Nẵng cho biết 17 chiến hạm Trung Quốc, 4
tàu ngầm và phi cơ từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Vì các tin tức này, phía
Việt Nam cho lệnh đoạn chiến và các chiến hạm dự trù tiến về Hoàng Sa cũng được
lệnh trở về. Hoàng Sa từ đó bị Trung cộng chiếm đóng toàn bộ. Thủ tướng chính
quyền Hà Nội là Phạm văn Đồng trước đó đã gửi văn thư cho Trung Cộng xác nhận
chủ quyền của họ tại Biển Đông. Lá thư oan trái đó vẫn còn di lụy cho đến nay.
3) Liên lạc nội bộ.
3) Liên lạc nội bộ.
Phó
đề đốc Diệp quang Thủy, tham mưu trưởng hải quân VNCH đã tham khảo với tùy viên
quân lực Hoa Kỳ là đại tá Kussan. Phía Hoa Kỳ từ chối yểm trợ tác chiến và từ
chối ngay cả việc tiếp cứu thủy thủ và phi công Việt Nam trên biển cả. Hoa Kỳ
lấy cớ phải thi hành hiệp ước Paris.
Kế hoạch dùng phi cơ chiến đấu của miền Nam hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprrise để nhận tiếp tế nhiên liệu cũng không được chấp thuận. Phía Việt Nam lúc đó có dự trù phi vụ cảm tử cứ bay ra chiến đấu rồi đáp xuống mẫu hạm Hoa Kỳ không cần xin phép hoặc nhẩy dù xuống biển. Nhưng giờ chót lệnh hủy bỏ. Các phi công F5 của không quân Việt Nam mất cơ hội không chiến với Mig của Trung Cộng và cũng không có dịp yểm trợ cho chiến trường Hoàng Sa.
Tin tức cũng cho biết khi cuộc chiến xẩy ra các chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện tại khu vực.
4) Không vướng mắc biển Đông.
Kế hoạch dùng phi cơ chiến đấu của miền Nam hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprrise để nhận tiếp tế nhiên liệu cũng không được chấp thuận. Phía Việt Nam lúc đó có dự trù phi vụ cảm tử cứ bay ra chiến đấu rồi đáp xuống mẫu hạm Hoa Kỳ không cần xin phép hoặc nhẩy dù xuống biển. Nhưng giờ chót lệnh hủy bỏ. Các phi công F5 của không quân Việt Nam mất cơ hội không chiến với Mig của Trung Cộng và cũng không có dịp yểm trợ cho chiến trường Hoàng Sa.
Tin tức cũng cho biết khi cuộc chiến xẩy ra các chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện tại khu vực.
4) Không vướng mắc biển Đông.
Ngay
sau khi trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra chỉ kéo dài 30 phút vào ngày 19 tháng
1-1974, qua ngày 20 Trung Cộng tiến chiếm toàn diện thì vào ngày 22 tháng 1
tổng thống VNCH gửi thư riêng cho tổng thống Hoa Kỳ Nixon. Ngày 25 và 31 tháng
1-1974 ngoại trưởng Kissinger đã chủ tọa hai buổi họp bàn về biển Đông. Có thể
hiểu là để xác định lập trường và tìm cách trả lời cho VNCH. Buổi họp có sự
hiện diện của đô đốc Thomas H, Moorer, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên
quân, William Colby giám đốc CIA. Ông Clements thứ trưởng quốc phòng. Kết luận
của buổi họp này ghi nhận rằng lúc đó Hoa Kỳ tránh xa vụ tranh chấp biển Đông.
Dù Hoàng Sa đã mất vào tay Trung cộng và sau đó nếu có chuyện xảy ra tại Trường
Sa thì Mỹ cũng không dự trù yểm trợ cho Nam Việt Nam cũng như Phi luật Tân. Đó
là quan điểm của Mỹ năm 1974. Tháng 2-1974 ông Nixon chỉ thị cho đại sứ Martin
gặp trực tiếp để trả lời ông Thiệu. Không có tin gì được tiết lộ về việc này.
Chúng ta làm gì
Sau trận Hoàng Sa 1974, đã gần 40 năm qua mà sao biển Đông dường như vẫn còn dậy sống. Nếu hoàn cảnh cứ nhì nhằng như hiện nay, thì sẽ không có câu hỏi đặt ra để giải đáp. Tuy nhiên, nếu giả thuyết chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra thì những người Việt hải ngọai sẽ làm gì. Thật là một câu hỏi khó cho chúng ta.
Hình : Tù binh Trung Cộng và tù binh Việt Cộng trong chiến tranh biên giới 1979
Nhưng sự thực việc này đã xảy ra năm 1979 và 1980. Trận chiến biên giới Việt Trung đã bùng nổ và hình ảnh kinh hoàng vẫn còn giấu kín nay mới dần dần tiết lộ. Trong suốt cuộc chiến tranh đó, phần lớn cựu chiến binh VNCH trong các trại tập trung lao cải và đã được di chuyển từ biên giới về miền Trung.
Lúc đó tại hải ngoại trên thực tế người Việt không có thái độ và hành động gì rõ rệt. Bây giờ nếu chuyện đó xảy ra một lần nữa. Chúng ta sẽ làm gì. Quả thực không thể có câu trả lời thực tế và thỏa đáng. Quý vị nghĩ sao?
Rồi đây, mỗi năm vào tháng giêng, chúng ta họp mặt tưởng niệm Hoàng Sa sẽ lại có dịp suy tư về một đề tài muôn thuở.
Năm 1988, Trung Cộng đánh Trường Sa, hải quân của cộng sản Việt Nam ở trong hoàn cảnh phơi mình làm bia cho địch bắn. Hình ảnh chiếu lên Youtube xem thực đau lòng.
Năm 1974 Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH, Hoa Kỳ quay mặt đi. Năm 1988 Trung Cộng đánh Trường Sa trong tay Việt Cộng, Hoa Kỳ cũng làm ngơ. Bây giờ là 2013, gần 40 năm sau, sự quyết tâm của Hoa Kỳ tại biển Đông đến mức độ nào, vẫn còn là dấu hỏi.
Lời nhắn gửi sau cùng
Bắc CA sẽ tưởng niệm trận Hoàng Sa. Tổ chức tại Yerba Buena high school số 1855 Lucretia Ave. San Jose, CA 95122 vào lúc 10 giờ 30 ngày chủ nhật 20 tháng 01 năm 2013. Xin mời toàn thể quí vị tham dự. Luận cổ suy kim trong trang sử đau thương cũng đành biết vậy. Tưởng niệm anh em vốn là tình nghĩa vẫn trong tầm tay, làm ngơ sao đành.
giaochi12@gmail.com
Chúng ta làm gì
Sau trận Hoàng Sa 1974, đã gần 40 năm qua mà sao biển Đông dường như vẫn còn dậy sống. Nếu hoàn cảnh cứ nhì nhằng như hiện nay, thì sẽ không có câu hỏi đặt ra để giải đáp. Tuy nhiên, nếu giả thuyết chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra thì những người Việt hải ngọai sẽ làm gì. Thật là một câu hỏi khó cho chúng ta.
Hình : Tù binh Trung Cộng và tù binh Việt Cộng trong chiến tranh biên giới 1979
Nhưng sự thực việc này đã xảy ra năm 1979 và 1980. Trận chiến biên giới Việt Trung đã bùng nổ và hình ảnh kinh hoàng vẫn còn giấu kín nay mới dần dần tiết lộ. Trong suốt cuộc chiến tranh đó, phần lớn cựu chiến binh VNCH trong các trại tập trung lao cải và đã được di chuyển từ biên giới về miền Trung.
Lúc đó tại hải ngoại trên thực tế người Việt không có thái độ và hành động gì rõ rệt. Bây giờ nếu chuyện đó xảy ra một lần nữa. Chúng ta sẽ làm gì. Quả thực không thể có câu trả lời thực tế và thỏa đáng. Quý vị nghĩ sao?
Rồi đây, mỗi năm vào tháng giêng, chúng ta họp mặt tưởng niệm Hoàng Sa sẽ lại có dịp suy tư về một đề tài muôn thuở.
Năm 1988, Trung Cộng đánh Trường Sa, hải quân của cộng sản Việt Nam ở trong hoàn cảnh phơi mình làm bia cho địch bắn. Hình ảnh chiếu lên Youtube xem thực đau lòng.
Năm 1974 Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của VNCH, Hoa Kỳ quay mặt đi. Năm 1988 Trung Cộng đánh Trường Sa trong tay Việt Cộng, Hoa Kỳ cũng làm ngơ. Bây giờ là 2013, gần 40 năm sau, sự quyết tâm của Hoa Kỳ tại biển Đông đến mức độ nào, vẫn còn là dấu hỏi.
Lời nhắn gửi sau cùng
Bắc CA sẽ tưởng niệm trận Hoàng Sa. Tổ chức tại Yerba Buena high school số 1855 Lucretia Ave. San Jose, CA 95122 vào lúc 10 giờ 30 ngày chủ nhật 20 tháng 01 năm 2013. Xin mời toàn thể quí vị tham dự. Luận cổ suy kim trong trang sử đau thương cũng đành biết vậy. Tưởng niệm anh em vốn là tình nghĩa vẫn trong tầm tay, làm ngơ sao đành.
giaochi12@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------
01/12/2013
No comments:
Post a Comment