Ngày 24 tháng 1 năm 2013
Trong dự thảo hiến pháp do các nhà trí thức đưa ra tên nước được gọi là Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nhưng theo tác phẩm: On Democracy của Robert A. Dahl
do mỗ dịch lại dưới đây thì dân chủ và cộng hòa có cùng một nghĩa, cách gọi
khác nhau là do chúng có xuất xứ khác nhau:
“Để định danh chính quyền nhân dân
của mình, người Hi Lạp, như chúng ta đã thấy, phát minh ra thuật ngữ democracy
(dân chủ). Người La Mã dựa vào tiếng Latin của mình và gọi chính quyền là republic
(cộng hoà); và sau này người Italy lấy tên đó đặt cho chính quyền nhân
dân của một số quốc gia-thành phố của họ. Độc giả có thể tự hỏi là dân chủ
và cộng hòa có thể được sử dụng để nói về những hệ thống hiến định khác
hẳn nhau như thế hay không. Hay hai từ này chỉ phản ánh những khác biệt trong
những ngôn ngữ cội nguồn của chúng?
Câu trả lời đúng đắn còn bị James
Madison làm cho rối rắm thêm vào năm 1787, đấy là trong một bài báo có ảnh hưởng
do ông chắp bút nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho bản hiến pháp mới của Hoa Kì. Là một
trong những kiến trúc sư chính của bản hiếp pháp này, đồng thời là một chính
khách đặc biệt thông thạo về chính trị học vào thời của ông, Madison phân biệt
giữa “một nền dân chủ thuần tuý, ý tôi là một xã hội gồm một ít công dân, những
người tự tập hợp lại và tự mình quản lí chính quyền” và “nhà nước cộng hoà, ý
tôi là chính quyền thực thi quy chế đại diện”
Lịch sử trước đó không cung cấp cho
ta cơ sở nào cho việc phân biệt như thế hết: cả ở La Mã lẫn Venice đều không có
“quy chế đại diện”. Nói cho ngay, tất cả những nước cộng hoà trước đây đều khá
thích hợp với định nghĩa của Madison về “một nền dân chủ”. Hơn nữa, ở Mĩ hai từ
này được dùng thay thế cho nhau trong suốt thế kỉ XVIII. Sự phân biệt của
Madison cũng không hiện diện trong công trình của triết gia chính trị nổi tiếng
người Pháp là Montesquieu, một người mà Madison rất thán phục và thường ca
ngợi. Chính Madison hẳn cũng biết rằng sự phân biệt do ông đề nghị không hề có
cơ sở lịch sử vững chắc nào, và như vậy, chúng ta phải kết luận rằng ông làm
điều đó để làm mất giá những người chỉ trích cho rằng bản hiến pháp được đề
nghị không đủ tính cách “dân chủ”.
Cho dù như thế đi nữa (vấn đề không
rõ ràng), sự kiện đơn giản là các từ dân chủ và cộng hoà (mặc cho ý kiến
Madison) không định danh những kiểu chính quyền nhân dân khác nhau. Chúng chỉ
chứng tỏ sự khác nhau giữa tiếng Hi Lạp và tiếng Latin - đã làm cho những thế
hệ sau lầm lẫn – vốn là ngôn ngữ cội nguồn của chúng.”
Nếu đúng như vậy thì tên nước chỉ nên ngắn gọn như sau: Việt Nam cộng hòa.
James Madison, The Federalist: A
Commentary on the Constution of the United States… (New York: Modern
Library [1937?], No. 10, 59.
No comments:
Post a Comment