Saturday, January 12, 2013 at 7:04am
PHẦN
III: DẤU ẤN NGUYỄN VĂN LINH
Chương 12: Cởi trói
Thời kỳ “trăng mật” của TBT Nguyễn Văn
Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho báo chí,
văn nghệ và xét lại vụ Nhân văn Giai phẩm (Những Việc Cần Làm Ngay/ Xiềng
xích “Nhân văn”/ Miền Nam “giải phóng”/ Cởi ra…)
Chương 13: Đa nguyên
Trong lòng xã hội Việt Nam bắt đầu xuất
hiện nhu cầu cải cách chính trị, những sửa đổi chính sách trong giáo dục đại
học đã tác động tích cực đến tư duy và hành động của đội ngũ giảng viên đặc
biệt là sinh viên. Trước những diễn biến ở trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn
Văn Linh nhanh chóng siết lại báo chí, cách chức Trần Xuân Bách, bắt Dương Thu
Hương và những người bất đồng chính kiến khác (Cải cách ở bậc đại học/ Sinh
viên và các phong trào tự phát/ Đông Âu/ Cứu chủ nghĩa xã hội/ “Đa nguyên, đa
đảng”/ Cách chức Trần Xuân Bách/ Kết thúc “trăng mật” với báo giới)
Chương 14: Khoảng cách Linh – Kiệt
Vì sao ông Linh đưa ông Đỗ Mười lên làm Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988 thay vì ông Kiệt. Thực chất mối quan hệ của
ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt – sự khác nhau về mặt tính cách, quan niệm
sống và gia đình (Tại sao Đỗ Mười/ Cimexcol hay “Vụ án Dương Văn Ba”/ Hai
tính cách/ Hai cuộc hôn nhân/ Ở Việt Bắc/ Bà Trần Kim Anh/ Hai người con trai/
Đi bước nữa/ Vợ (bà Phan Lương Cầm) và bạn/ Cuộc sống và ý thức hệ)
Chương 15: Tướng Giáp
Mối quan hệ giữa Lê Duẩn cùng những người
thân cận của ông với Tướng Giáp. Sự thật vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”; Vai trò
thực sự của Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh 1955-1975; Sự kiện Vịnh Bắc
bộ và vụ án “chống đảng” năm 1967 (Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”/ “Cách mạng
miền Nam”/ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ/ Mậu Thân và tham vọng của Lê Đức Thọ/ “Nghị
quyết 21”/ Chiến dịch Hồ Chí Minh/ “Thống chế đi đặt vòng”)
PHẦN IV: TAM NHÂN
Chương 16: Thị trường
Đông Dương đã từ một chiến trường trở thành
thị trường như thế nào. Những chuyển động bên trong xã hội sau khi chấp nhận
kinh tế thị trường. Cách mà Chính phủ VN và người dân tiếp thu các kiến thức về
kinh tế thị trường (Tái lập hòa bình/ Lạm phát & Nước hoa Thanh Hương/
Những bước đi đầu tiên/ Lược sử kinh tế tư nhân/ Học lại “kinh tế thị trường”)
Chương 17: Tam quyền không phân lập
Các thời kỳ xây dựng nhà nước chuyên chính
vô sản. Thực chất của “tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh”. Tranh cãi và tranh
chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiếp pháp 1992 và những thay đổi của
hệ thống chính trị trong thập niên 1990 (Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp/ Quốc hội
có vai trò hơn/ Thủ tướng và “người đứng đầu”/ Chia tỉnh/ “Công nông hoá” tư
pháp/ “Bỏ Điều 4 là tự sát”)
Chương 18: Tam nhân phân quyền
Cho dù không chấp nhận tam quyền phân lập
nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên 1990 cũng có “cân bằng và giám sát”
bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt (Bộ ba/ Gỡ
cấm vận/ “Đa phương hóa”/ Tổng cục II/ Đất quân đội/ Hóa giá nhà/ Đường dây 500)
Chương 19: Đại hội VIII
Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa cuối thập
niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những vị lão thành chưa muốn rời chính
trường. Lần đầu tiên chiếc áo khoác phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân tuột ra để
lộ tham vọng quyền lực một cách mãnh liệt (Khúc dạo đầu/ “Thư gửi Bộ Chính
trị”/ Vụ án Nguyễn Hà Phan/ Tam nhân tại vị/ Sức khỏe Trung ương)
Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn
Ông Lê Khả Phiêu là người thế nào. Ai đưa
ông lên và vì sao ông bị hạ bệ năm 2001 (Kỷ nguyên Internet/ Luân chuyển cán
bộ/ “16 chữ vàng”/ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ/ Bill Clinton và Lê Khả Phiêu/
Đại hội IX)
Chương 21: Định hướng xã hội chủ nghĩa
Ý thức hệ được sử dụng như một quyền lực
chính trị đã cản trở những cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Tiến
trình tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội
chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến tương lai dân tộc (Quốc doanh chủ đạo/ Thị
trường và lập trường/ Phan Văn Khải/ “Sân chơi” không bình đẳng)
Chương 22: Thế hệ khác
Chân dung của những nhà lãnh đạo đương
thời; những thay đổi về bản chất cầm quyền của Đảng cộng sản (Người kế
nhiệm/ Kinh tế tập đoàn/ Nông Đức Mạnh/ “Phương án” Nguyễn Văn An/ Sở hữu toàn
dân)
-----------------------
By Huy Đức
Published: Jan. 12, 2013
description
Quyền Bính tiếp
tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về những thời điểm mà đảng cầm
quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể
loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ,
càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.
Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông
Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra
khỏi chiếc ghế tổng bí thư. Tuy có những câu chuyện còn kéo dài đến sau Đại hội
Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về “cái
đuôi” chủ nghĩa xã hội và những hệ lụy mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu.
Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần “Dấu ấn Nguyễn Văn Linh”, bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của “vị tướng Điện Biên” diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn - Tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960, kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên trong Ba Đình thời thập niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực.
Tuy nhiên, Quyền Bính không phải là một cuốn sách nói chuyện “thâm cung bí sử” cho dù có nhiều câu chuyện, có nhiều nhân vật được đặc tả rất cận cảnh. Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này là sự chia sẻ của rất nhiều người trong cuộc về một giai đoạn mà Việt Nam đã bỏ lỡ những cơ hội có thể đi tới mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” do chính đảng cầm quyền đề ra. Tuy kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia và đời sống nhân dân nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu cho dù “nguy cơ” này đã được chỉ ra từ năm 1994.
Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần “Dấu ấn Nguyễn Văn Linh”, bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của “vị tướng Điện Biên” diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn - Tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960, kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên trong Ba Đình thời thập niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực.
Tuy nhiên, Quyền Bính không phải là một cuốn sách nói chuyện “thâm cung bí sử” cho dù có nhiều câu chuyện, có nhiều nhân vật được đặc tả rất cận cảnh. Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này là sự chia sẻ của rất nhiều người trong cuộc về một giai đoạn mà Việt Nam đã bỏ lỡ những cơ hội có thể đi tới mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” do chính đảng cầm quyền đề ra. Tuy kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia và đời sống nhân dân nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu cho dù “nguy cơ” này đã được chỉ ra từ năm 1994.
Chính sách đất đai, thay vì lựa chọn những phương thức sở hữu giải phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vào sở hữu toàn dân, chỉ vì phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thay vì chọn phương thức hiệu quả nhất đã phải để cho kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay vì lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lý và tránh tham nhũng, lạm quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.
Quyền Bính tiếp tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về những thời điểm mà đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.
No comments:
Post a Comment