William Truong - Unconditional Freedom
Sống trong xã hội độc tài chúng ta khao khát tự do, khao khát được cất lên tiếng nói của chính mình, dù đúng hay sai vẫn được lắng
nghe và được phản hồi từ nơi mà chúng ta nói đến mà ở đây là chính quyền VN. Một trong những phương tiện bày tỏ quan điểm của mình là ký tên vào văn bản đề nghị chính phủ phải thực thi
nguyện vọng chung của toàn dân tộc mà trong đó mỗi cá nhân chúng ta có dự phần và có trách nhiệm.
Theo trào lưu dân chủ
thế giới tình hình nước nhà cũng thay đổi mà gần đây chúng ta thấy là sắp có Hiến Pháp Việt Nam năm 2013, và để cho bản Hiến Pháp được hoàn chỉnh thì mỗi người dân được quyền tham gia góp ý cũng như biểu quyết sự đồng thuận của mình
trong tinh thần tự do cá nhân.
Thế nhưng, như chúng ta đều biết là trong tất cả những nước
văn minh trên thế giới hiện nay không có bản Hiến Pháp nào quái dị đến độ quy định quyền tự quyết của
cả một dân tộc vào tay một đảng phái chính trị như trong điều 4 của HP VN năm
1992. Chúng ta cũng biết một Hiến Pháp luôn luôn phục vụ nhân dân là phải được do dân làm ra chứ không phải là một sản phẩm mang tính công cụ của đảng phái chính trị do đảng CS làm ra. Những quyền cơ bản của công dân trong Hiến Pháp phải phù hợp với quyền con người
theo công ước của Liên Hiệp Quốc cũng chính là nhu cầu xác tín giá trung chung về quyền của nhân loại
ngỏ hầu tạo nền tảng cho hội nhập của toàn dân VN với cộng đồng thế
giới.
Bỡi vậy so sánh 2 bản,
dự thảo Hiến Pháp của chính quyền VN và bản
kiến nghị Sửa Đổi Hiến Pháp, thì bản Kiến Nghị Sửa Đổi Hiến Pháp đáp ứng nguyện vọng chung của toàn dân Việt Nam và phù hợp với những giá trị văn minh của thời đại. Tôi đã ký tên ủng hộ bản Kiến Nghị Sửa Đổi Hiến
Pháp 1992 do 72 nhân sĩ trí thức trong, ngoài nước
đã soạn thảo theo địa chỉ e-mail: kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com
được đăng trên trang Bauxite Việt
Nam, Anh Ba Sàm và nhiều trang mạng khác, và kêu gọi tất cả bạn bè trong ngoài nước cùng tham gia ký tên.
Các bạn thân mến!
Hiến Pháp chính là nền tảng luật pháp của mọi quốc gia mà trong
đó mỗi chúng ta, mà đặc biệt là người Việt trong nước
luôn dự phần trong đó. Cất lên tiếng nói của chính bạn trong sự việc trọng
đại hôm nay chính là trách nhiệm của mỗi công dân với đất nước, với dân tộc
hôm nay và các thế hệ tương lai. Bỡi
thế mỗi công dân có trách nhiệm không có quyền im lặng ngay khi mình cần
nói. Sự lên tiếng của các bạn
chính là thực thi quyền công dân mà bấy lâu nay các bạn đấu tranh để đòi hỏi, chứ quyền công dân không phải là điều gì xa lạ.
Chúng ta đang đứng giữa một thử thách mang tính bước ngoặc, hoặc là thờ ơ im lặng mặc dù trong
thâm tâm chúng ta không đồng tình với bản Dự Thảo Sửa Đổi Hiến
Pháp năm 1992, hoặc chúng ta
ký vào bản kiến nghị để đề nghị chính quyền CSVN phải thay
đổi. Chúng ta không làm việc lén lút bỡi bản Kiến Nghị đó đã được các cơ quan truyền thông quốc
tế loan tin, chúng ta không làm gì phạm pháp bỡi chính nhà cầm quyền VN yêu cầu góp ý; chúng ta không cô đơn vì đã có hàng ngàn người Việt mà phần lớn là trí thức từ trong nước ra đến hải
ngoại cùng đồng lòng với chúng ta.
“Bâng khuâng đứng giữa hai giòng nước
Chọn một giòng hay để nước trôi?”
Chúng ta đã thờ ơ quá lâu trước vận mệnh dân tộc,
trước quyền làm người chính đáng của mỗi chúng ta. Chúng ta đã bỏ quên để rồi bỏ lỡ cơ hội hành động bằng chính quyền làm người của chúng ta; chúng ta không sử dụng những gì chúng ta đã có. “Cửa Trời đóng có Chúa mở, cửa lòng đóng ai mở cho?”
Hãy hành động tự do bạn sẽ được tự
do; hãy thực thi nhân quyền bạn sẽ có nhân quyền. Im lặng trong lúc cần lên tiếng là hèn nhát, và vô tình đồng lõa với cái sai, cái xấu.
Hay hành động! Mỗi chữ ký của bạn sẽ xác quyết niềm tin và giá trị của chính bạn.
---------------------------------------
No comments:
Post a Comment