on Sunday, January 13, 2013 at 5:31am
Tranh luận về
Giải Phóng vẫn diễn ra gay gắt trong thời gian tôi gấp rút chuẩn bị xuất bản
phần II: Quyền Bính.
Những ý khiến
khác nhau không chỉ có trong các cộng đồng người Việt mà nổ ra ngay ở trong
chính đồng nghiệp, bạn bè. Đây là một thực tế.
Nếu một cuốn
sách như Bên Thắng Cuộc vừa đưa ra đã có được đánh giá thống nhất ngay thì tôi
đã không cần phải viết cuốn sách này và không ai còn phải băn khoăn về một tiến
trình hòa giải.
Trong khi tranh
cãi cũng có không ít người không giữ được bình tĩnh. Văn hóa tranh luận chỉ có
thể hình thành qua một quá trình. Tác giả và cuốn sách bị chỉ trích gay gắt vẫn
tốt hơn là tất cả chúng ta cùng im lặng. Bên Thắng Cuộc đề cập đến những trải
nghiệm liên quan tới từng cá nhân nên giờ đây tác giả cũng phải dành quyền đánh
giá nó cho bạn đọc.
Bản in cuốn I
sách Bên Thắng Cuộc sẽ có mặt ở California, Mỹ, từ ngày 14-1-2013.
Tôi quyết định
lùi thời gian phát hành để hiệu đính Giải Phóng nhằm đưa tới tay bạn đọc một ấn
bản có thể giảm sai sót tối đa. Internet thật là mầu nhiệm, ngay sau khi bản
điện tử được phát hành rộng rãi trên Amazon và Smashwords, tôi nhận được rất
nhiều ý kiến phê bình, đặc biệt được rất nhiều bạn đọc chỉ ra cho những lỗi mà
tôi mắc phải.
Có những lỗi
chỉ những biên tập viên kỳ cựu trong ngành xuất bản, báo chí như anh Nguyễn
Việt Long, chị Nguyễn Thu Tâm (các bạn FB của tôi) mới có thể chỉ ra. Nhà sử
học Nguyễn Kỳ Phong, một chuyên gia về Chiến tranh Việt Nam, đã giúp tôi hiệu
đính nhiều chi tiết liên quan đến Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, một
giảng viên đại học đang làm việc tại Sài Gòn, bạn Đặng Uyên Ngọc, đã bổ sung
cho tôi một tư liệu quý về việc đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tư
liệu này đã được tôi bổ sung vào bản in và bản điện tử của cuốn Giải Phóng.
Thật thú vị khi
internet đã giúp tôi tìm ra thiếu tá Lê Quang Liễn nhân vật “LQL” trong bài
phỏng vấn đăng trên báo Tin Sáng tháng 9-1975 (“Ngụy Quân”, Chương II Cải
Tạo”). Trong bài phỏng vấn này, phóng viên Phan Bảo An đã để cho vợ (lúc đó)
của Thiếu tá Liễn ca tụng “cuộc sống lành mạnh” trong trại cải tạo.
Bài phỏng vấn
(9-1975) còn nói thiếu tá LQL “đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa
Thuận An và đã cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải
phóng”. Trên thực tế, Thiếu tá Lê Quang Liễn và phần lớn đồng đội của ông bị
bắt ở cửa biển Thuận An và ông “là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147 được ra
khỏi trại (12-2-1988)… sau gần 13 năm tù ngục”. Thư của thiếu tá Lê Quang Liễn
viết: “Nói toàn bộ ra hàng là cố tình hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế”.
Như tôi viết
trong chương Cải Tạo, tháng 9-1975, sau hơn ba tháng các sỹ quan Việt Nam Cộng
hòa bị đưa đi “học tập” mà gia đình, người thân, không hề có tin tức, Chính
quyền mở một chiến dịch báo chí và động viên các trại viên viết thư về nhà.
Không chỉ vợ con những người tù, mà ngay chính các trại viên trong trại cải tạo
cũng sẵn sàng viết những lời tốt đẹp để mô tả những ngày tù của mình chỉ mong
nhận được sự “khoan hồng của cách mạng”. Những bài báo “viết sai sự thật” đó
cũng là những bằng chứng lịch sử. Tuy nhiên, trong bản hiệu đính, tôi đã nói rõ
thêm về trường hợp của thiếu tá Lê Quang Liễn để ông và các đồng đội của ông
không bị hiểu lầm là đã ra hàng.
Gợi mở không
gian tranh luận cũng là một trong những mục tiêu của tôi khi viết Bên Thắng
Cuộc. Sự phản hồi của bạn đọc đối với cuốn I - Giải Phóng - cho thấy, đi tìm sự
thật không thể nào là công việc của một cuốn sách hay của một con người.
Có thể đặt mua sách in ở đây:
Hoặc ở đây:
transsolutions@comcast.net,
412-897-5762,
gởi check/money order đến:
Transpacific
Solutions LLC
107 Marshall
Drive, Sharpsburg, PA 15215
Cuốn 1, Giải
phóng, $19.99 + $4.50 bưu phí. Cuốn 2, Quyền bính, $19.99 + $4.50 bưu phí.
(Hai cuốn $40 + $9.00 bưu phí).
No comments:
Post a Comment