Allen S.Weiner
Gám đốc chương trình Luật Quốc tế và
So sánh, Trường Luật Stanford
Cập nhật: 18:00 GMT - thứ sáu, 18 tháng 1, 2013
Phiên tòa xử thanh niên Thiên Chúa giáo ở Nghệ An
hôm 9/11/2013 (công an sắc phục chiếm hơn nửa khán phòng)
Trong hai ngày 8
và 9/1, một tòa án ở Việt Nam xử 14 nhà hoạt động xã hội và chính trị còn trẻ
về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình
sự Việt Nam.
Các nhà hoạt
động, phần lớn đang ở tuổi 20, 30, sau hai ngày xử bị tuyên án khá nặng, từ 3
năm tới 13 năm.
“Tội” duy nhất mà họ phạm phải là ủng hộ một cách hòa bình cho việc
thay đổi chính sách xã hội và chính trị, khôi phục công lý xã hội, và ủng hộ
thể chế đa đảng dân chủ ở Việt Nam.
Dường như Việt
Nam vẫn dùng luật hình sự để bác bỏ quyền biểu lộ ý kiến chính trị, vốn được
hiệp ước quốc tế bảo hộ, mà Việt Nam cũng là một thành viên trong đó, và dùng
luật của mình để bảo vệ cho việc lờ đi luật quốc tế.
Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam hình
sự hóa các hoạt động chính trị hòa bình mà chế độ không ưa thích.
Vụ xử này và các
vụ khác đã khước từ tự do cơ bản của bị cáo cũng như tất cả các công dân Việt
Nam khác.
Các nhà hoạt
động phải ra tòa tuần trước, sau vụ xử bị chính trị hóa thiếu cân bằng một cách
cơ bản, bị khởi tố chỉ vì họ đã học cách biểu tình không bạo lực và dùng mạng
internet để cổ vũ những người khác ủng hộ họ, một cách hòa bình, dân chủ.
Nhà nước Việt Nam đang cố đưa biểu tình hòa bình và hợp pháp hóa tranh luận
chính trị vào tội xúi giục và lật đổ.
Các cáo buộc
cũng phản ánh sự thiếu công minh sâu sắc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số và
với bất kỳ sự đối lập chính trị nào.
Nhóm người đang
bị giam giữ bị buộc tội tham gia một đảng ủng hộ dân chủ tên Việt Tân, và liên
kết với Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam.
Theo luật pháp quốc tế, nhà nước có thể không được phép xử
tội thành viên thuộc những tổ chức tìm kiếm thay đổi qua các phương thức không
bạo lực.
Trong vụ xử, các
hãng thông tấn chỉ ra rằng, mối liên hệ của 12 trên số 14 bị cáo với Công giáo
– đã tạo ra thêm va chạm giữa bên công tố và bị cáo. Những thiên kiến này thể
hiện ý định trừng phạt những ai có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Thiên kiến đó
cũng làm tổn hại tới quá trình điều tra, đưa ra lời buộc tội không hợp pháp và
không chính đáng.
Hành động của Việt Nam vi phạm rõ ràng bổn phận với quốc tế và với những
hứa hẹn khác mà Việt Nam đã tự gánh vác. Các hiệp ước như Hiệp định Quốc tế về
Dân sự và các Quyền Chính trị (ICCPR) bảo vệ chống lại sự bài trừ, thủ tiêu vô
lý và không có cảnh báo những quyền cơ bản và quyền liên quan tới phát ngôn,
hội họp, và tổ chức.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng vi phạm các quyền con người khác được ICCPR đảm
bảo, trong đó có: bắt giữ không cần lệnh, thời
hạn tạm giam trước khi xử quá dài mà không có văn bản buộc tội, từ chối cho
thân nhân tới thăm người bị tạm giam hàng tháng trời, và từ chối cho luật sư
giúp bị cáo chuẩn bị bào chữa trước tòa.
Bằng những hành
động này, chính phủ Việt Nam khước từ các nhà hoạt động có quyền được xử công
minh.
Xử các nhà hoạt
động xã hội và chính trị ủng hộ thay đổi trong hòa bình cũng vi phạm quyền tự
do phát ngôn một cách công khai, do chính hiến pháp của Việt Nam bảo hộ.
Điều 53 Hiến pháp Việt Nam nêu rõ rằng công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,” và điều 69 ghi “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí” và “có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Những điều khoản trong hiến pháp bảo vệ cho tất cả những gì mà các nhà hoạt
động bị buộc tội dựa trên đó.
Gần đây, Hoa Kỳ
và các quốc gia khác cam kết thỏa thuận đa phương nhằm thiết lập Hiệp định Đối
tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, nhắm tới mối ràng buộc kinh tế
ngày càng tăng giữa các quốc gia ven Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, theo
như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chỉ ra, Việt Nam vừa muốn hiện đại
hóa kinh tế lại vừa ngăn chặn biểu hiện thái độ chính trị trong hòa bình, mà
điều này chỉ là “cuộc mặc cả không trung thực”.
Để trả lời cho
những cáo buộc đối với 14 nhà hoạt động, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
nhắc Việt Nam tôn trọng bổn phận đối với luật quốc tế, và kêu gọi
thả ngay các tù nhân lương tâm.
Nhưng chỉ kêu
gọi và chỉ trích thôi có vẻ không đủ để thuyết phục Việt Nam biết trân trọng
bổn phận của mình đối với nhân quyền của chính công dân mình.
Nếu Hoa Kỳ vẫn được tiếng là có truyền
thống tốt đẹp về quyền con người, thì họ nên đảm bảo rằng tiến bộ của Việt Nam
đối với tôn trọng nhân quyền là một trong những điều kiện để đẩy mạnh quan hệ
kinh tế.
Tóm lại, quyền con người phải được
đưa vào cuộc mặc cả.
Trong phiên tòa
tuần trước, nhà báo, sinh viên và là nhà hoạt động xã hội Trần Minh Nhật tuyên bố “Tôi
cầu nguyện và hy vọng rằng, xã hội Việt Nam sẽ sớm có được sự thật và công lý.
Tôi hoàn toàn chấp nhận và sẽ cam chịu tất cả những đàn áp dưới chế độ này”.
Đây là những lời
cuối cùng anh nói trong phiên tòa. Trần Minh Nhật cho thấy dũng cảm lớn bằng
việc đầu hàng tự do của chính mình, hy vọng hy sinh này sẽ đảm bảo cho tương
lai tự do của nhiều người khác.
Chúng ta không
nên mù quáng trước sự hy sinh đó. Chúng ta không nên lờ đi trách nhiệm của
chúng ta trong việc gìn giữ lý tưởng về quyền con người được trân trọng trong
bản Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và ICCPR.
Chúng ta không
nên ủng hộ những nỗ lực sai trái của Việt Nam nhằm trừng trị các hành động và
tuyên ngôn đối lập bằng cách thưởng cho chính phủ của họ mối quan hệ kinh tế.
Trong khi Việt
Nam đang ngày càng cố gắng sử dụng hệ thống luật pháp như công cụ đàn áp chính
trị, hy vọng của Trần Nhật Minh đối với tương lai của Việt Nam có trở thành
hiện thực hay không phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế.
Vụ xử và tuyên án 14 nhà hoạt động dân
chủ của chính phủ Việt Nam tuần trước là lời từ chối quyền cơ bản và quan trọng
trong một xã hội công bằng và tự do.
Dựa trên những
bổn phận không mấy được tôn trọng, Việt Nam cần thả các nhà hoạt động ngay lập
tức. Nếu Việt Nam từ chối, cộng đồng quốc tế cần hành động dứt khoát để đối
diện với những vi phạm này và nói rằng không còn có thể chấp nhận vi phạm nhân
quyền mà không bị trừng phạt.
Ông Allen S.
Weiner là giảng viên ngành luật và là giám đốc của Chương Trình Luật Quốc Tế và
So Sánh tại Trường Luật Stanford. Năm ngoái, ông đệ đơn lên Ủy Ban Điều Tra
Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện, phản bác tính hợp pháp của việc bắt và giam
17 nhà hoạt động Việt Nam. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
No comments:
Post a Comment