Monday 28 January 2013

BẢN LÊN TIẾNG YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO 14 THANH NIÊN YÊU NƯỚC (VRNs)




Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2013-01-27

Sau phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị quốc tế lên án, gia đình các thanh niên này có bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người thân của họ.

Bản gốc của thư lên tiếng ghi ngày 15 tháng 1 năm 2013, hơn một tuần sau khi phiên tòa dành cho các thanh niên Nghệ An khép lại. Bản lên tiếng được công bố hôm nay, 27 tháng 1 cùng với chữ ký của đại diện các gia đình bị can và chữ ký của những người khác có quan tâm.

Ông Trần Khắc Chín, cha của anh Trần Minh Nhật, cho biết gia đình sẽ làm những gì có thể để lên tiếng cho thân nhân đang chịu cảnh lao tù:
“Quyền kháng cáo là quyền của người đang bị giam. Nhưng vấn đề kêu gọi trả tự do cho họ thì đó là một việc tốt lành. Tất cả đều đồng lòng vì công lý. Trong trại giam, con tôi kháng án hay không là do nó nhưng đây là việc làm riêng của những người bên ngoài”.

Trần Minh Nhật bị mức án 4 năm tù giam, ba năm quản chế, một mức tương đối thấp so với một số nhân vật khác, lên đến 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Phản đối bản án

Bản lên tiếng phản đối và phủ nhận bản án mà họ gọi là áp đặt đối với 14 thanh niên Nghệ An, cũng như phản đối những bản án kết tội những người yêu nước khác. Anh Hồ Văn Lực, em trai Hồ Đức Hòa, một trong những bị can nhận mức án cao nhất, nói với đài RFA rằng gia đình anh phản đối bản án của anh Hòa:
“Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền. Những người dân cùng một tiếng nói nhằm phản đối việc đó”.

Hồ Đức Hòa là một trong số nhiều người lên tiếng nói rằng mình vô tội tại phiên tòa vừa qua. Phiên tòa hôm 8 và 9 tháng 1 xét xử các thanh niên Nghệ An theo tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bị các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ và Pháp cùng các tổ chức bênh vực nhân quyền lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng những người bị kết tội chỉ đơn giản là thực hiện quyền tự do ngôn luận được luật pháp quốc tế và các công ước mà Việt Nam là thành viên bảo đảm. Bản lên tiếng cũng kêu gọi Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như hiến pháp Việt Nam và chấm dứt việc bắt bớ tùy tiện.

Trong chuyến viếng thăm Châu Âu vừa qua của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một lần nữa phiên tòa xử các thanh niên tại Nghệ An bị mang ra nhắc nhở.

Trong số các gia đình ký tên vào bản lên tiếng, không có chữ ký của gia đình Nông Hùng Anh, người nhận mức án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Người vận động ký tên vào bản lên tiếng này cho biết gia đình anh Nông Hùng Anh “đang chịu áp lực” từ phía chính quyền. Riêng ông Nguyễn Văn Lợi ký tên kêu gọi cho vợ và các con của mình là bà Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là người duy nhất được nhận án treo.


Không chỉ gia đình
Ngoài chữ ký của gia đình các thanh niên Nghệ An, còn có chữ ký của các Linh mục giáo phận Vinh, các tu sĩ tôn giáo khác và những người quan tâm. LM Antôn Nguyễn Văn Đính - Quản Hạt Thuận Nghĩa - Quỳnh Lưu, Nghệ An, Giáo Phận Vinh cho biết lý do mình ký tên vào bản lên tiếng:
“Cũng có một số con em ở giáo xứ Yên Hòa, giáo hạt Thuận Nghĩa nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là tôi thấy các em bị mức án oan ức quá nên kiến nghị để họ (chính quyền) suy nghĩ lại”.

Vị LM trên cho biết thêm, ông không e ngại nếu phải gặp rắc rối vì cho rằng đây là việc làm đúng. Ông nói:
 “Bởi vì tôi thấy việc này hợp tình hợp lý mà lại công khai. Kiến nghị trả tự do cho 14 thanh niên trên thôi chứ có gì mà ngại”.

Bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những người ở Nghệ An cũng nhận được sự quan tâm của các nhân vật đấu tranh dân chủ và thân nhân của những người từng bị xét xử vi phạm điều 88 và 79 BLHS Việt Nam. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, người bị kêu án 12 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” cũng ký tên vào bản lên tiếng trên. Bà nói:
“Chúng tôi ký tên vào bản lên tiếng này cũng không hẳn vì cái riêng. Trong cái riêng có cả cái chung. Đây là những người nói lên tiếng nói bất công, những tiếng nói mà người dân đang bức xúc. Họ bị kết án bởi những điều rất mơ hồ khi bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với chính phủ. Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ”.

Cần thiết

Thân nhân các thanh niên Nghệ An ngoài kêu gọi trả tự do cho người thân của mình, còn chỉ trích điều 79 và 88 BLHS Việt Nam đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với những người bị kết tội oan sai. Ông Trần Khắc Chín, cha Trần Minh Nhật chia sẻ:
“Những người bị oan uổng khác thì mình cũng kêu oan dùm người ta. Nhiều khi họ bị cáo buộc như vậy nhưng chưa chắc là vi phạm”.

Trước khi phiên tòa diễn ra, cũng từng có bản lên tiếng kêu gọi sự quan tâm của quốc tế. Nhưng kết quả phiên tòa vẫn là những bản án nặng nề. Mặc dù vậy, thân nhân các bị can vẫn tin rằng việc lên tiếng là cần thiết. Anh Hồ Văn Lực nói:
“Đây là một bản án bỏ túi, dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền. Lên tiếng để có một tiếng nói chứng minh rằng những người này vô tội, rằng việc làm của họ không sai và nên làm để những người khác làm theo”.

Được biết, bản lên tiếng đang trong thời gian thu thập chữ ký. Khi đạt đến một số lượng chữ ký nhất định, bản lên tiếng sẽ được gởi cho các cơ quan chức năng có liên quan.

Các thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị kết án vừa qua là những người hoạt động năng nổ trong công tác xã hội và tôn giáo. Họ tham gia viết blog để bày tỏ quan điểm của mình, tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tham gia các lớp huấn luyện bất bạo động. Trong khi Nhà nước Việt Nam cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì các cơ quan quốc tế cho rằng đây chỉ là cách thực hiện quyền được bày tỏ của con người.


Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


--------------------------------------


VRNs
Đăng bởi lúc 12:06 Sáng 28/01/13

VRNs (28.01.2013) – Việt Nam – Hôm qua, 67 người đã công bố Bản lên tiếng yêu cầu trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước. Những người ký tên này là quý hòa thượng, hội trưởng, linh mục, mục sư, nhà hoạt động dân chủ và các thân nhân.

VRNs xin giới thiệu Bản lên tiếng này.

——–

Diễn tiến và kết quả luận tội, tuyên án của phiên tòa kéo dài 2 ngày, 8-9/1/2013, xét xử 14 thanh niên yêu nước tại toà án Vinh, Nghệ An của đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị quốc tế lên án, nhân dân phẫn nộ.

Những người bị mang ra kết án gồm có các anh chị: Hồ Đức Hòa, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật. Họ đều là những công dân đầy nhiệt huyết, tận tâm phục vụ con người và xã hội, tràn đầy tình yêu đối với đất nước.

Các thanh niên yêu nước này đã can đảm và hy sinh đời sống riêng tư vì mong muốn đất nước thoát khỏi vòng kềm tỏa, thao túng của Trung Quốc, dẫn đến việc mất chủ quyền, độc lập của đất nước. Hành động của họ phải được xiển dương và là mô phạm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay dấn thân cho Sự Thật, Công Lý và Hoà Bình.

Chúng tôi ký tên dưới đây để:

1. Cực lực phản đối và phủ nhận bản án vừa được áp đặt đối với 14 thanh niên yêu nước này cũng như những bản án kết tội những người yêu nước khác;

2. Đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải thực thi pháp luật nghiêm chỉnh, chấm dứt việc bắt giữ tuỳ tiện phi pháp, đi ngược lại với công pháp quốc tế và trái với hiến pháp cũng như pháp luật Việt Nam;

3. Yêu cầu nhà nước trả tự do cho những người yêu nước đang bị bắt giữ về những tội danh gán ghép vô lý dựa trên công cụ là điều luật 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự, hai điều luật mơ hồ này đã đi ngược lại tinh thần của hiến pháp Việt Nam;

4. Xiển dương sự đóng góp của các nhà yêu nước. Thể hiện sự đồng cảm với những người bị đàn áp, bắt bớ và kết tội oan sai. Đồng thời quan ngại sâu sắc về cái gọi là một nhà nước pháp quyền.

Việt Nam, ngày 27 tháng 1 năm 2013

Đồng ký tên:

THÂN NHÂN CỦA 14 THANH NIÊN YÊU NƯỚC
1. Ông Nguyễn Văn Chức – bố của Nguyễn Văn Duyệt
2. Bà Trần Thị Liệu – Mẹ của Nguyễn Văn Oai
3. Bà Hồ Thị Truyền – Chị gái của Hồ Văn Oanh
4. Ông Hồ Đức Hiền – Bố của Hồ Đức Hòa
5. Ông Trần Khắc Hiển – Anh trai của Trần Minh Nhật
6. Bà Nguyễn Thị Hóa – Mẹ của Phêrô Nguyễn Đình Cương
7. Bà Đinh Thị Oanh – Vợ của Phêrô Nguyễn Xuân Anh
8. Ông Đặng Xuân Hà – Anh trai của Đặng Xuân Diệu
9. Ông Thái Văn Hòa – Anh trai của Thái Văn Dung
10. Ông Đỗ Văn Phẩm – Cậu của Paulus Lê Sơn

CÁC LINH MỤC GIÁO PHẬN VINH
11. Linh Mục Giuse Trần Văn Phúc – Linh Mục Quản Xứ Ngọc Long- huyện Yên Thành -Nghệ An, Giáo Phận Vinh
12. Linh Mục JB. Nguyễn Đình Thục – Linh Mục Quản Nhiệm Đồng Lam – huyện Anh Sơn-NA, Giáo Phận Vinh
13. Linh Mục Phêrô Nguyễn Ngọc Giao – Linh Mục Quản Xứ Lãng Điền, huyện Anh Sơn – NA, Giáo Phận Vinh
14. Linh Mục Giuse Nguyễn Xuân Phương – Linh Mục Quản Xứ Yên Lĩnh – Anh Sơn-NA, Giáo Phận Vinh
15. Linh Mục Fx. Nguyễn Văn Lượng – Linh Mục Quản Xứ Sơn La – Đô Lương-NA, Giáo Phận Vinh
16. Linh mục Phêrô Hoàng Biên Cương – Linh Mục Quản Hạt Phủ Quì, huyện Nghĩa Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
17. Linh Mục GB Nguyễn Quyết Chiến – Linh Mục Quản Xứ Vĩnh Giang, Nghĩa Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
18. Linh Mục Giuse Nguyễn Ngọc Ngữ – Linh Mục Quản Xứ Đồng Lèn, Nghĩa Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
19. Linh Mục Pet Lê Đức Bắc – Linh Mục Quản Xứ Nghĩa Thành – Nghĩa Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
20. Linh Mục JB Đinh Công Đoàn – Linh Mục Quản Xứ Song Ngọc -Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
21. Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Đính – Linh Mục Quản Hạt Thuận Nghĩa – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
22. Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Thanh – Linh Mục Quản Xứ Cẩm Trường và Mành Sơn – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
23. Linh Mục Giuse Nguyễn Công Bình – Linh Mục Quản Xứ Thanh Đa – Quỳnh Thanh – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
24. Linh Mục Antôn Nguyễn Duy An – Linh Mục Quản Xứ Lộc Thủy và Phú Yên – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
25. Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Sơn – Linh Mục Quản Xứ Thuận Giang – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
26. Linh Mục Paul Nguyễn Xuân Tính – Linh Mục Quản Xứ Lập Thạch -Nghi Lộc, NA, Giáo Phận Vinh
27. Linh Mục Giuse Phan Sĩ Phương – Linh Mục Quản Hạt Cửa Lò – Thị xã Cửa Lò, NA, Giáo Phận Vinh
28. Linh Mục Antôn Trần Văn Niên – Linh Mục Quản Xứ Phù Long – Hưng Long – Hưng Nguyên, NA, Giáo Phận Vinh
29. Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam – Linh Mục Quản Xứ Bình Thuận, Nghi Lộc, NA, Giáo Phận Vinh
30. Linh Mục Giuse Nguyễn Anh Tuấn – Linh Mục Quản Xứ Kẻ Gai – Hưng Nguyên, NA, Giáo Phận Vinh
31. Linh Mục Luca Nguyễn Ngọc Nam – Linh Mục Quản Xứ Thượng Nậm – Nam Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
32. Linh Mục JB Hoàng Xuân Lập – Linh Mục Quản Xứ Vạn Lộc – Nam Lộc – Nam Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
33. Linh Mục Giuse Phạm Ngọc Quang – Linh Mục Quản Xứ Yên Lạc – Nam Lĩnh – Nam Đàn, NA, Giáo Phận Vinh
34. Linh Mục Giuse Nguyễn Đình Linh – Linh Mục Quản Xứ Phi Lộc – Diễn Quảng – Diễn Châu, NA, Giáo Phận Vinh
35. Linh Mục Phanxico X. Đinh Văn Minh – Linh Mục Quản Xứ Yên Hòa – Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu, NA, Giáo Phận Vinh
36. Linh Mục Giuse Nguyễn Đăng Điền – Linh Mục Quản Xứ Nghi Lộc – Diễn Hạnh – Diễn Châu, NA, Giáo Phận Vinh
37. Linh Mục Gioan Nguyễn Đức Quyến – Linh Mục Quản Xứ Yên Lý – Diễn Yên – Diễn Châu, NA, Giáo Phận Vinh
38. Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Hà – Linh Mục Quản Xứ Kẻ Dừa – Thọ Thành – Yên Thành, NA, Giáo Phận Vinh
39. Linh Mục Lu-y Nguyễn Văn Nga – Linh Mục Quản Xứ Kim Lâm – Can Lộc – Hà Tĩnh, Giáo Phận Vinh
40. Linh Mục Phanxicô X. Nguyễn Tất Đạt – Linh Mục Quản Xứ Làng Anh – Nghi Phong – Nghi Lộc, NA, Giáo Phận Vinh
41. Linh Mục Antôn Hoàng Trung Hoa – Linh Mục Quản Xứ Làng Nam – Nghi Trung – Nghi Lộc, NA, Giáo Phận Vinh

CÁC VỊ TU SĨ TÔN GIÁO KHẮP NƠI
42. Hòa Thượng Thích Không Tánh – Chùa Liên Trì, Sài Gòn – GHPGVNTN
43. Cụ Lê Quang Liêm – Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy, Phú Nhuận Sài Gòn
44. Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải – Tổng Giáo phận Huế
45. Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi – Giáo phận Bắc Ninh
46. Linh Mục Antôn Lê Ngọc Thanh – DCCT Sài Gòn
47. Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng – Quản Nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Tân (còn gọi là Hội Thánh Chuồng Bò), Sài Gòn
48. Mục Sư Thân Văn Trường, – Thủ Đức Sài Gòn
49. Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa – Giáo Hội LuTheran Việt Nam
50. Mục Sư Hồ Hữu Hoàng – Giáo Hội LuTheran, Đồng Nai
51. Mục sư Nguyễn Trung Tôn – Thanh Hóa

MỘT SỐ NHÀ DÂN CHỦ
52. Cô Phạm Thanh Nghiên – Hải Phòng
53. Bà Dương Thị Tân – vợ Blogger Điếu Cày, Saigon
54. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Ban điều hành Khối 8406, Saigon
55. Ông Nguyễn Bắc Truyển – Sài Gòn
56. Ông Lê Thăng Long – Phong Trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn
57. Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston, Hoa Kỳ, Ban điều hành Khối 8406
58. Bà Lư Thị Thu Trang – Saigon, Thành viên Khối 8406
59. Ông Trần Quốc Hiền – Thành viên Khối 8406, Bangkok Thái Lan
60. Ông Phạm Ngọc Thạch – Sài Gòn
61. Anh Lê Thanh Tùng – Sài Gòn
62. Anh Đinh Văn Minh – Sài Gòn
63. Chị Hoàng Thị Ngọc Oanh – Sài Gòn
64. Anh Nguyễn Vĩnh – Đồng Nai
65. Anh Trần Văn Túc – Đồng Nai
66. Nhà báo Trương Minh Đức – Sài Gòn
67. Cựu tù nhân Cổng Trời Antôn Lê Phiến – Xã Long Sơn – Anh Sơn – Nghệ An, Giáo Phận Vinh






No comments:

Post a Comment

View My Stats