Saturday, 20 October 2012

VIỆC ĐIỆN TOÁN HÓA BÁO PHONG HÓA - NGÀY NAY : NHỮNG Ý NGHĨA LÃNG MẠN GIỮA MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG (Phạm Phú Minh)




Phạm Phú Minh

MỜI ĐỌC BÁO PHONG HÓA, NGÀY NAY: Thư Viện Người Việt, sau khi đã đưa các tờ báo Nam Phong, Thanh Nghị, Tri Tân lên, hôm nay lại tiếp tục giới thiệu hai tờ PHONG HÓA và NGÀY NAY của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, xuất bản tại Hà Nội trong thập niên 1930. Đây là hai tờ báo quan trọng đã làm thay đổi bộ mặt của báo chí Việt Nam, đưa nghề báo của nước nhà đến chỗ trưởng thành. Quý vị có thể bấm đường nối trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ để vào xem Thư Viện Người Việt.

*

Một ngày đông năm ngoái, 2011, chúng tôi ba người: Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Trọng Hiền và Phạm Phú Minh gặp nhau ở Little Saigon, Nam California, và rủ nhau đi ăn phở. Bạn bè mỗi người một ngã, lâu lâu được gặp nhau là một dịp rất vui, nhớ hôm đó ra khỏi tiệm phở nhìn bầu trời đầy ánh nắng rực rỡ dù buổi sáng còn khá lạnh, tôi bất giác nhớ đến câu văn của Nhất Linh trong bài học ngày xưa, bài Giấc Mộng Từ Lâm: "Hôm ấy về mùa đông mà trời nắng, gió thổi lá dâu phất phới, lòng tôi nhẹ nhàng, vui vẻ làm sao! Cái vui như chan chứa trong tâm can tưởng không bao giờ có thể hết vui được nữa."

Sau bài học của n
ăm đầu trung học ấy tôi nghiệm thấy nơi mình thỉnh thoảng cũng có tâm trạng vui như Nhất Linh đã tả, nhất là trong những ngày cuối đông, gần Tết. Từ kinh nghiệm này tôi nghĩ nỗi vui không duyên cớ như vậy vốn có sẵn nơi mỗi người, gặp đúng cảnh tương ứng thì nó hiện ra, và khi nó đến thì chúng ta có một cảm giác rất k diệu, "chan chứa trong tâm can tưởng không bao giờ có thể hết vui được nữa" như Nhất Linh đã phát giác và truyền lại cho chúng ta. Nhưng tôi cũng đý, càng rời xa tuổi trẻ thì những niềm vui như vậy càng thưa dần. Suốt mười mấy năm tù sau 1975 tôi chỉ gặp nó một lần khi đứng bên bờ sông Mã nhìn thấy những "nét xuân sơn" xa xa bên kia sông. Và cũng hiếm hoi như thế, tôi đã gặp lại niềm vui rất trẻ trung ấy vào lúc tuổi đã ngoài bảy mươi, khi đi chơi với Giang và Hiền trong tâm trạng thênh thang vào một sáng mùa đông năm ngoái.

H
ôm ấy hình như không ai muốn chia tay sau khi ăn sáng, nên rủ nhau lên thành phố Carson để thăm phòng triển lãm tranh của trường đại học Dominguez Hills, nghe nói có một số tranh của các nhà danh họa Việt Nam, rồi về chơi nhà Hiền cách đó không xa. Chúng tôi những người già trên dưới bảy mươi đi chơi với nhau trong tâm trạng những cậu học sinh trong lòng có một nỗi vui tưởng không bao giờ dứt trong một ngày mùa đông mà trời nắng của những năm tháng xa xưa.

C
ác bức tranh của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân... xem được ở phòng triển lãm hôm đó dường như kéo chúng tôi về khí hậu văn hóa của Hà Nội thời trước. Trên đường về nhà, Hiền nói về công việc đang làm của mình, là sưu tầm tài liệu trên báo Phong Hóa và Ngày Nay để viết một cuốn sách về ông bố của mình, là họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, người trong nhiều năm giữ mục Y Phục Phụ Nữ trên hai tờ báo này, đã sáng tạo nên không biết bao nhiêu là kiểu quần áo mới mẻ cho phụ nữ Việt Nam trong buổi giao thời giữa cũ và mới của thập niên 1930. Và cho biết thêm tất cả những số báo Phong Hóa Ngày Nay mà Hiền đang có đều ở dạng điện tử, thông tin này làm lóe lên trong đầu tôi một ý tưởng: tại sao không điện toán hóa tất cả báo Phong Hóa Ngày Nay, rồi phổ biến bằng cách đưa vào đĩa, như công trình tuyệt vời mà Viện Việt Học ở Nam California đã làm với toàn bộ báo Nam Phong mấy năm vừa qua? Và ai cấm mình sau đó phổ biến trên mạng điện tử để mọi người được đọc? Tôi nói ý tưởng đó ra với hai bạn, Giang và Hiền đồng ý liền. Bạn bè "cùng tần số" có cái thú như vậy, những ý kiến có khi "điên điên" như thế lại được hiểu và đồng thuận tức khắc.

T
ôi nói "điên điên" vì chúng tôi chỉ là những người bạn của nhau, không phải là một tổ chức văn hóa, cũng không có quyền hành và phương tiện như một bộ Văn Hóa Giáo Dục của một nước, để làm một công việc lớn như vậy. Nhưng chúng tôi mang cái máu hoạt động của những thanh niên miền Nam thuộc thế hệ thập niên 1960, thích lao vào các công tác thiện nguyện miễn là đem lại lợi ích cho xã hội, dẫu khó khăn cũng tháo vát xoay xở để thực hiện. Vả lại chúng tôi đều là những người yêu mến và kính trọng các công trình văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn và hai tờ báo của họ. Ngoài tôi là "người dưng", còn Nguyễn Tường Giang là con trai của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Trọng Hiền là thứ nam của họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, đều thuộc nhóm Phong Hóa Ngày Nay.

"
Điên điên" là cách nói của tiếng Việt diễn tả ý điên vừa vừa thôi, đôi khi có chút khôi hài. Thật ra về ý tưởng "điện toán hóa" PHNN, cả ba chúng tôi đều hình dung ngay sự khả dĩ của nó. Sưu tầm các bản in PHNN, hoặc microfilm: có thể được, các nơi như Thư Viện Quốc Gia Pháp tại Paris, thư viện đại học Cornell của Hoa K đều có lưu trữ, vấn đề là thiếu đủ thế nào thì chưa rõ. Và, tại sao không, cả thư viện Hà Nội và Sài Gòn nữa, chắc chắn là có. Về kỹ thuật: chúng tôi có Hiền là người đang giữ 224 số Ngày Nay và 87 số Phong Hóa dạng điện tử để nghiên cứu về các công trình của bố mình, Hiền sẽ là chìa khóa mở cửa đđưa vào nhiều vấn đề kỹ thuật khác. Về phương tiện, Giang nói ngay: chuyện chính là phải có tiền, mình sẽ kêu gọi anh em, họ hàng, bạn bè đóng góp; chắc chắn là sẽ vượt qua được.

Ch
úng tôi về nhà Hiền, được Hiền cho coi những số PHNN đang lưu trữ trong máy, Giang và tôi sung sướng như bắt gặp kho tàng, và đã gọi ngay cho một người nữa không thể không có mặt trong dự án này: anh Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh, hiện đang ở Seattle, tiểu bang Washington. Dĩ nhiên Thiết hoan nghênh ngay, và chúng tôi có nhóm khởi đầu dự án, với bốn người.

*

Ngay sau buổi gặp gỡ "lịch sử" ấy, những người trong nh
óm đã xúc tiến công việc bằng những e-mail trao đổi cho nhau.

Thoạt tiên là e-mail của anh Hiền gửi cho anh Nguyễn Tường Thiết và chị Phạm Thị Thảo, con dâu của nhà văn Thế Lữ, hiện đang sở hữu một số đáng kể Phong Hóa Ngày Nay bản gốc:
--- On Sat, 10/1/11, Hien Nguyen wrote:
From: Hien Nguyen
Subject: Vi Phim cho Phong Hoá và Ngày nay
To: "TuongThiet Nguyen" , "Thao Nguyen"
Cc: "TuongGiang Nguyen" , "PhamPhu'Minh TheKy" , "Hien Nguyen"
Date: Saturday, October 1, 2011, 12:17 AM

Chị Thảo v
à Anh Thiết quý mến,
H
ôm nay trời đẹp và mát nên có dịp đi rong chơi...
Anh Minh cho Anh Giang v
à Hiền đi ăn Phở Pasteur ...
sau đó đi xem phòng triển l
ãm của Anh Hà Thái... ở Cal State Dominguez Hills...
v
à cuối cùng ghé nhà Hiền để xem vườn hoa trước nhà...

Nh
ân dịp ghé qua nhà, ba anh em được đọc email và lời đề nghị của Anh Thiết với Chị Thảo về vấn đề bảo tồn gia sản quý giá của Tự Lực Văn Đoàn ...
Ch
úng tôi thấy rất hào hứng và cũng muốn xin được tham gia vào việc thực hiện sự lưu lại vĩnh viễn di sản văn hóa dưới hình thức Vi Phim.

Sau
đó Hiền đã trình bày cho hai Anh Minh và Giang xem hai mẫu vi phim :
- Phong H
óa dưới dạng .PDF ( bằng máy Scan)
- Ng
ày Nay dưới dạng .JPG ( chụp ảnh)

C
ác Anh đồng ý là dạng .PDF bằng máy scan file nhỏ hơn và dễ đọc hơn nhiều...

Hiền
đã biểu diễn copy 87 số báo Phong-Hóa (dạng . PDF) vào 3 cái Memory Stick để biếu Chị Thảo, Anh Minh và Anh Giang
tổng số thời gian thực hiện việc copy kh
ông quá 15 phút...

Xin Chị Thảo v
à Anh Thiết xem mẫu đính kèm trong attachment để quyết định.

Nếu
được sự chấp thuận của Chị Thảo và Anh Thiết, thì Hiền sẽ đề nghị như sau:

1. xin Chị Thảo mang tất cả c
ác số báo PH và NN về Los Angeles trong tuần tới
2. Hiền v
à Anh Minh sẽ tìm chỗ để thực hiện việc scan .PDF
3. Tổng hợp tất cả h
ình scan với 87 số Phong Hóa của Hiền rồi Copy ra 5 bộ vi phim .PDF chứa vào memory sticks
4. Gửi trả lại Chị Thảo c
ác số báo PH + NN + 1 bộ Vi Phim cho mỗi người
5. Thiết + Minh + Giang + Hiền sẽ chia
đều phí tổn Scan + Memory sticks + Shipping charges

Đây là công việc rất đáng làm cho chính chúng ta và lưu lại vĩnh viễn văn hóa cho hậu thế và ước mong tất cả các anh chị cùng hợp tác.

Xin chờ
đợi ý kiến và quyết định của quý vị...
Hien Nguyễn

*

Và tiếp theo là thư góp ý của Phạm Phú Minh:
10/1/11, PhamPhu'Minh wrote:

From: PhamPhu'Minh
Subject: Fw: Re: Vi Phim cho Phong Hoá và Ngày nay
To: "Nguyễn Trọng Hiền" , "Nguyen Tuong Thiet" , "Thao Nguyen" , "Nguyen Tuong Giang"
Date: Saturday, October 1, 2011, 9:27 AM

--- On Sat, 10/1/11, PhamPhu'Minh wrote:
From: PhamPhu'Minh
Subject: Re: Vi Phim cho Phong Hoá và Ngày nay
To: "Hien Nguyen"
Date: Saturday, October 1, 2011, 8:31 AM

Thân gửi qu
ý anh, chị

C
ám ơn anh Hiền đã đúc kết những điều mà ba chúng tôi (Hiền, Giang và Minh) đã trao đổi ngày hôm qua về những điều cần phải làm về những di sản của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn về mặt báo chí. Vâng, với những phương tiện tân tiến ngày nay, chúng ta phải tận dụng ngay để lưu trữ một cách vĩnh viễn toàn bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay trước khi quá trễ: các tập báo giấy hiện tại sẽ có ngày mục nát, và các thế hệ sắp tới sẽ không còn biết gì về cái kho báu này.

Viện Việt Học tại Nam California với sự cộng t
ác của gia đình học giả Phạm Qunh trong mấy năm qua đã làm được một việc rất tuyệt diệu là điện toán hóa toàn bộ báo Nam Phong. Một bộ DVD-ROM 6 đĩa ghi lại tất cả nội dung của 210 số báo Nam Phong từ năm 1917 đến 1934 (xin xem hình attach.). Tôi nghĩ đây là lúc chúng ta phải bắt tay ngay làm công việc tương tự đối với Phong Hóa - Ngày Nay. Một khi đã điện toán hóa được toàn bộ PH-NN, chúng ta sẽ nghĩ đến việc sản xuất DVD như Viện Việt Học để phổ biến rộng rãi đến học giới và những người quan tâm. Cả một mảng văn hóa giàu có của quá khứ sẽ được làm sống lại một cách sinh động, vĩnh viễn với một giá rất rẻ. Nếu bây giờ chúng ta không làm, tôi sợ rồi mọi chuyện sẽ trôi vào quên lãng trong nay mai: ngẫm lại, chính chúng ta có phần trách nhiệm về tình trạng ấy.

Vấn
đề còn lại là việc sưu tầm các báo cũ. Một khi đã có tài liệu gốc trong tay, chúng ta ắt sẽ làm được công việc mà Viện Việt Học và gia đình học giả Phạm Qunh đã làm.
Phạm Ph
ú Minh

*

Và sau đây là một
đoạn văn nữa do chính anh Hiền viết gần đây dưới dạng một bản tin để góp thêm thông tin nhân dịp báo PHNN được đưa lên một số website vào ngày 22/9/2012, ngày kỷ niệm 80 năm số Phong Hóa đầu tiên do Nhất Linh trách nhiệm, nhưng rất tiếc không xuất hiện trên các website ấy: 

Buổi họp đầu tiên về việc Sưu Tầm và Số Hóa Hai Tuần Báo Phong Hóa và Ngày Nay
Đã từ lâu, tất cả các con cháu của những nhà văn và họa sĩ đã từng góp sức trong việc xây dựng vả bồi đắp cho hai tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay, tuy không nói ra nhưng trong thâm tâm ai cũng ao ước làm sao được đọc lại những tờ báo xa xưa đó…

Một buổi chiều m
ùa Đông, năm 2011, trong buổi mạn đàm qua ly cà-phê tại miền nam Califonia, giữa ba người: Ông Phạm Phú Minh Nhà văn, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang con trai nhà văn Thạch Lam và Ông Nguyễn Trọng Hiền vô tình bàn đến vấn đề sưu tầm hai bộ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay:
B
ác Sĩ Giang có cho biết ở New York có Bà Giáo Sư kiêm văn sĩ Thảo Nguyên, là con dâu cùa nhà thơ Thế Lữ có Sưu tầm được một bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay khá lớn, và Ông Giang muốn xin được phép của bà Thảo để tới New York chụp ảnh các tài liệu này

Trong khi
đó Ông Hiền cũng đang có trong tay một số lớn tài liệu về hai bộ PhongHóa và Ngày Nay đã được số hóa. Bộ sưu tập này do cô Martina Nguyễn Thục Nhi, một sinh viên Tiến Sĩ của Berkely University, trao tặng để giúp Ông có nhiều tài liệu mà nghiên cứu về người Cha là Họa Sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường
Duy
ên cơ đã đến, vì chỉ một tuần lễ sau, tình cờ Bà Thảo Nguyên cùng Giáo Sư Nguyễn Tường Lân, con trai Văn Sĩ Hoàng Đạo cùng về California để gập gỡ các cựu học sinh trường trung học Gia Long

Ông Minh đã thu xếp một cuộc họp sơ bộ đầu tiên về việc Sưu Tầm và Số Hóa hai bộ Phong Hóa và Ngày Nay được diễn ra tại Los Angeles ngày 05 tháng 10 năm 2011 với bốn người tham dự: Ông Minh, Ông Lân, Bà Thảo và Ông Hiền.

Mọi người
đều đồng ý: đây là việc nên làm và phải làm ngay vì… Già cả rồi

Quan trọng nhất phải kể
đến sự góp sức của bà Phạm Thảo Nguyên (nhũ danh Phạm Thị Thảo), hiện nay đã lớn tuổi. Bà là con dâu của nhà thơ Thế Lữ- một trong những thành viên nòng cốt của Tự Lực Văn Đoàn. Chồng Bà là tiến sĩ toán Nguyễn Thế Học, đã mất, con trai út của cố thi sĩ Thế Lữ. Bà sở hữu bộ báo Phong hóa và Ngày Nay, tuy rất lớn nhưng không hoàn toàn đầy đ

Bắt
đầu từ tài sản này, Bà Thảo đã cùng Ông Hiền trao đổi các dữ kiện kiểm kê từng số báo, từng trang xem ai có cái gì? và ai thiếu cái gì?...

Tổng kết to
àn bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay của hai người: chỉ thiếu có 6 số

Liền sau
đó Bà Thảo, tuy vẫn còn yếu sau một trận ốm nặng, nhưng vẫn tự tay ôm một vali rất nặng chứa đầy báo Phong Hóa bay từ NewYork về Los Angeles giao cho nhóm kỹ thuật của ông Hiền để khởi sự việc tháo gỡ + copy + số hóa

Thật l
à một sự hi sinh Tuyệt Vời của Bà Thảo để bảo tồn văn hóa Việt Nam.

Sau n
ày Bà Thảo có tâm sự: “Được khuyến khích, hưởng ứng từ rất nhiều bè bạn khắp nơi, cho nên, dù biết rằng công trình hãy còn sơ sài, chắp vá… và chắc chắn có nhiều điều không được hoàn hảo như mong muốn, chúng tôi vẫn mang hết tâm sức ra thực hiện việc số hóa và phát hành sưu tập Phong Hóa -Ngày Nay: Một Di sản chung của tất cả người Việt chúng ta.

Nguyễn Trọng Hiền

*

Mọi sự
đã bắt đầu như thế. Và tiến triển thật nhanh khi chị Phạm Thị Thảo (bút danh Phạm Thảo Nguyên), sau các cuộc gặp gỡ với những người khởi xướng dự án, đã đồng ý mang cả khối tài sản quý giá ấy từ thành phố New York qua Little Saigon để anh em tiến hành "khai thác", tức tháo rời từng số ra để photocopy từng trang, rồi đưa mỗi trang đã chụp được vào máy scan để hoàn tất việc "số hóa", tức là biến chúng thành dạng điện tử. Nói thì nhanh, nhưng khi bắt tay vào việc thì công phu và khó nhọc không thể tả. Các số báo Phong Hóa Ngày Nay đó được in trong thập niên 1930, tuổi già của các trang giấy đã trên dưới 80 lại sống một thời gian dài trong khí hậu ẩm thấp của xứ nhiệt đới, chúng đã trở nên dòn, dễ vỡ khi có bàn tay chạm vào. Vậy làm sao tháo cả tập đã được đóng dính cứng vào nhau? Việc này đòi hỏi phải có người chuyên môn, chuyên trị việc khai thác các sách vở cũ. Nhưng trong cộng đồng Việt Nam này, một người như thế tìm đâu ra? Những chuyên viên của thư viện Mỹ thì mình không dám rớ tới, vì tiền đâu mà trả cho nổi? Hiền than vãn sự bế tắc này với ông bà chủ nhân A1 Copy (là hiệu máy móc điện tử tại trung tâm Little Saigon nơi Hiền vẫn sao chụp tài liệu) thì chủ nhân nói trong cộng đồng này có một người có thể làm được, người ấy vẫn thường đến hiệu này sao chụp những tài liệu rất cũ, thậm chí rách nát, nhưng ông ta có biệt tài chắp vá sắp xếp để cuối cùng vẫn có bản sao hoàn chỉnh. Hiền mừng quá hỏi người ấy ở đâu, chủ nhân lại không biết, vì đó chỉ là một khách hàng thường lui tới cửa hiệu mà thôi!

Nhưng ở đời c
ó những nhân duyên rất k lạ, cái người có biệt tài khôi phục sách báo cũ đó chính là nhà thơ Thành Tôn, bạn thân của người viết bài này. Thành Tôn đến nhà tôi chơi, thấy có treo bản sao tranh của Nhất Linh và Cát Tường, tỏ ý rất thích, mong muốn có được một bản. Các bản sao đó sở dĩ tôi có được là do Nguyễn Trọng Hiền thực hiện, vì thế tôi nhờ Hiền làm cho tôi một bộ để tặng Thành Tôn. Hóa ra Hiền làm tranh cho đúng người mình đang tìm kiếm mà không hề biết! Nhưng một khi số mệnh đã đem những người cần nhau tới với nhau như thế thì rốt cục cũng phải biết thôi, và Thành Tôn đã thành một người cộng tác tuyệt vời để xử lý các tập báo cũ của chị Thảo mang từ New York qua: tháo tung từng số báo, sắp xếp từng tờ, kết nối các mảnh mục nát, tái tạo từng trang hoàn chỉnh để tiến hành việc điện toán hóa... Không có "tay nghề", không có niềm say mê với vốn liếng văn hóa của đất nước, không yêu văn học nghệ thuật thì chắc chắn Thành Tôn không thể làm công việc tỉ mỉ, nhiêu khê và mất nhiều thì giờ như thế...

V
à như một phép lạ, không đầy nửa năm sau khi đề xướng, việc điện toán hóa toàn bộ báo Phong Hóa Ngày Nay đã hoàn tất, với sức làm việc cật lực của Nguyễn Trọng Hiền, Thành Tôn, sự yểm trợ hết mình của chị Phạm Thị Thảo, và nói chung với sự may mắn của rất nhiều thuận duyên. Ban kỹ thuật đã sao nhiều bản gửi cho các thành viên của dự án, và chuẩn bị một chương trình phổ biến rộng rãi thành quả này đến tất cả đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Ngày 22 tháng Chín năm 1932, nhà văn Nhất Linh đã xuất bản số Phong Hóa đầu tiên do mình chủ trương.

Đúng 80 năm sau, vào ngày 22 tháng Chín 2012, một số Website trong và ngoài nước đã đồng loạt đưa báo Phong Hóa Ngày Nay dạng điện tử lên, giới thiệu đến rộng rãi quần chúng Việt Nam.

Một di sản văn hóa đã được cứu thoát khỏi sự hủy hoại của thời gian để tồn tại mãi mãi, nhờ được ứng dụng kịp thời các phương tiện tân tiến của thời đại. Từ nay báo Phong Hóa Ngày Nay đã trở thành tài sản chung của dân tộc Việt Nam, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể đọc bất cứ lúc nào mình muốn, thoát khỏi tình trạng "mù tài liệu" kéo dài đã lâu, phần thì do sự k thị chính trị của nhà cầm quyền, phần khác do khan hiếm, số báo còn giữ được nằm kín trong các thư viện chẳng mấy ai ngoài các nhà chuyên môn có thể tìm đọc dễ dàng.

*

Biến những trang giấy c
ũ kỹ sắp hư hoại thành những trang báo linh động ngời sáng trên màn ảnh điện tử sẽ tồn tại một cách có ích cho triệu triệu người xem --thay vì nằm im chờ mục nát trong bóng tối của các thư viện lưu trữ-- đôi khi chỉ bắt nguồn từ những tấm lòng thiện chí lẻ loi. Nhưng đây lại là công việc có tầm mức quốc gia! Giới có quyền, có trách nhiệm, có phương tiện trong guồng máy điều hành đất nước Việt Nam giữa thời đại điện tử ngày nay đáng lẽ phải làm công việc "số hóa" những Nam Phong, Phong Hóa-Ngày Nay, Thanh Nghị, Tri Tân v.v... từ nhiều năm rồi, nhưng mãi không thấy làm, thôi thì những cá nhân đơn lẻ tha hương đành lãnh trách nhiệm vậy. Một công việc xem ra cũng nhỏ nhoi thôi nhưng với một ước nguyện lớn lao, là cứu vãn những tài liệu quý báu của nền văn hóa Việt Nam trước khi chúng vĩnh viễn hư hoại; và sau đó phổ biến rộng rãi cho bất cứ người nào cần đến nó, bây giờ và mãi mãi về sau.

Little Saigon 17.10.2012
Phạm Ph
ú Minh







No comments:

Post a Comment

View My Stats